Nghĩa cừ vương là ai

Mị Nguyệt truyện là một phim cổ trang đình đám do Tôn Lệ đóng chính. Phim quy tụ dàn diễn viên đầy nhan sắc và thực lực gồm Tôn Lệ, Lưu Đào, Tưởng Hân… Bộ phim khá dài và được dựa trên lịch sử Trung Quốc, không phải hư cấu. Và hình tượng Mị Nguyệt được xuất phát từ Tuyên Thái Hậu trong lịch sử Trung Hoa, người đã buông rèm nhiếp chính trong suốt 40 năm và cũng là bà cố nội của Tần Thủy Hoàng.

     1. Giai đoạn đầu đời tại nước Sở

Tình chị em Mị Xu – Mị Nguyệt [ảnh internet]

Mị Nguyệt vốn là công chúa nước Sở, từ nhỏ vốn thông minh, can đảm nên được vua cha rất mực yêu thương. Tuy nhiên, nàng lại bị hoàng hậu và các thế lực trong hậu cung xem thường vì xuất thân của mình.

Mị Nguyệt từ nhỏ đã khổ cực nhưng lại được các quan đại thần quan tâm, cử công tử Hoàng Yết hỗ trợ, giúp đỡ cho việc học của Mị Nguyệt. 2 người trở thành thanh mai, trúc mã, rất tài giỏi và đẹp đôi.

Nhưng mối tình của họ không thành vì bị Uy Hậu cản trở, ép Hoàng Yết phải cưới một công chúa khác. Mị Nguyệt và Hoàng Yết cùng lên kế hoạch bỏ trốn. Được sự giúp đỡ của Thái Tử, Hoàng Yết bỏ trốn trước ngày cưới với Mị Nhân còn Mị Nguyệt bồi giá theo đám cưới của Mị Xu qua nước Tần.

2. Mị Nguyệt tại Tần Quốc

Mị Nguyệt và Hoàng Yết hẹn nhau gặp lại ở biên giới nước Tần nhưng mọi chuyện lại xảy ra ngoài dự tính. Đoàn xe đưa dâu của nước Sở bị tấn công, Mị Nguyệt vì cứu Mị Xu mà giả dạng thành chị, bị quân giặc bắt. Hoàng Yết đuổi theo cứu Mị Nguyệt, bị rơi xuống vực sâu và mọi người nghĩ rằng chàng đã mất.

Mị Nguyệt bị giam trong doanh trại của quân Nghĩa Cừ. Nghĩa Cừ Vương thích cô nên không giết và để cô khá tự do. Tại đây, cô gặp và nhận nuôi Bạch Khởi.

Tần Vương cử Trương Nghi làm thuyết khách đến chuộc lại Mị Nguyệt. Trương Nghi là một mưu sĩ tài năng, là một trong những thuyết khách tài giỏi số 1 thời đó. Không còn Hoàng Yết, Mị Nguyệt ở lại trong cung, chọn cuộc sống trầm lặng và xa cách với các thế lực khác, đồng thời với tài trí của mình, Mị Nguyệt giúp Mị Xu đứng vững ngôi Hoàng Hậu trong hậu cung đầy phức tạp của vua Tần.

Tần Vương mặc dù cũng thinh thích Mị Nguyệt lúc còn ở nước Sở nhưng ông luôn tôn trọng mối tính của Mị Nguyệt và Hoàng Yết. Tại Tần Quốc, tài trí của Mị Nguyệt càng nổi trội hơn các nữ nhân khác nhưng vì là người có tu dưỡng nên Tần Vương cũng không hề bắt ép gì cô.

Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh sủng, Mị Nguyệt bị đẩy tới đường cùng phải cầu cứu Tần Vương. Tần Vương dành thời gian để cô dần nguôi ngoai chuyện của Hoàng Yết và dần trở thành Mị Bát Tử, người được ông sủng ái nhất và cũng là cộng sự đắc lực của ông.

Cũng vì điều đó mà Mị Nguyệt bị Mị Xu ganh ghét và nhiều lần tìm cách hãm hại. Nhờ may mắn cộng với sự giúp đỡ của những người thân cận, Mị Nguyệt đều vượt qua. Tiểu Nhiễm được cử theo Tư Mã Thác lên chiến trận học tập, trở thành một tướng tài. Mị Nguyệt cũng sinh hạ công tử Tắc – một công tử thông minh, tài đức và rất được yêu mến.

Tần Vương có ý nhường ngôi cho công tử Tắc nhưng Mị Nguyệt không nhận. Nguyên nhân là vì cô biết tự lượng sức mình và con trai, không đủ lực để giữ vững được ngai ấy. Cuối cùng dưới sức ép của 2 đại thần đứng về phía Mị Xu, ngôi vị được truyền cho công tử Đãng – con trai Mị Xu hoàng hậu. Nhưng Tần Vương cũng biết người này bất tài, lỗ mãn, nên trước khi mất làm một di chiếu nhường ngôi cho công tử Tắc gửi cho chị gái cất giữ.

Sau khi Tần Vương qua đời, Mị Xu đày Mị Nguyệt cùng thân quyến đến Bắc Yến xa xôi lạnh giá, chịu đói chịu rét.

Công tử Đãng lên ngôi vua. Triều chính không lo mà chỉ lo đấu vật cùng các thú vui khác khiến các vị trung thần vô cùng thất vọng. Cuối cùng chết trẻ vì thích chơi ngông. Triều chính rối loạn, các Công tử còn lại tranh giành quyền nối dõi. Theo di chiếu của Tần Vương, các đại thần và Doanh phu nhân lén đi đón mẹ con Mị Nguyệt về.

Vượt qua bao nhiêu đòn tấn công, Mị Nguyệt với sự giúp đỡ của các đại thần thân cận ngày trước và Nghĩa Cừ Vương, đã đưa con trai Doanh Tắc lên ngôi đồng thời bản thân nắm quyền nhiếp chính cho đến khi con trai đủ tuổi.

Mị Nguyệt được xưng tụng là Thái Hậu, tức mẹ vua. Từ đó về sau, mẹ vua phong kiến ở Trung Quốc đều được gọi là Thái Hậu. [Trước đây gọi theo tên vua đã băng hà].

Với sự thông minh cùng tài năng chính trị, quân sự tuyệt vời, Mị Nguyệt đã giúp nước Tần từ chỗ bị các nước vây hãm tấn công, phải cắt đất hòa hảo, đến khi lấy lại được những gì đã cắt đi, xây dựng nước Tần trở nên hùng mạnh, đứng đầu lục quốc.

Mị Nguyệt cùng với Nghĩa Cừ Quân là nhân tình, có thêm 1 người con trai nữa [theo phim, nhưng theo lịch sử là 4]. Tần Vương Doanh Tắc luôn phản đối mối quan hệ này. Đến cuối cùng, sau nhiều biến cố, Nghĩa Cừ Vương bị mai phục và bị giết ngay tại Chánh điện. Mị Nguyệt vì quá đau lòng mà một thời gian ngắn sau tóc bạc, mắc phải chứng hay quên.

3. Mối tình dang dở của Mị Nguyệt và Hoàng Yết trong Mị Nguyệt truyện

Còn về Hoàng Yết, sau khi bị rớt xuống vực vẫn còn sống. Ông lưu lạc đến một nơi xa xôi nhưng lại quyết tâm đến Tần Quốc tìm Mị Nguyệt. Nhưng lúc này Mị Nguyệt đã mang thai Doanh Tắc. Sau này Mị Nguyệt đến Yến Quốc,  Hoàng Yết lại một lần nữa đi tìm. Nhưng cũng là lúc nước Tần lâm nguy, Dung Nhuế mang theo di chiếu của Tần Vương, Mị Nguyệt mang trọng trách cứu giúp nước Tần, không thế đi cùng Hoàng Yết.

Sau này, Mị Nguyệt cùng Nghĩa Cừ Vương nên duyên, Hoàng Yết lại làm sứ giả của nước Sở đến nước Tần, hai người vui mừng gặp lại nhưng lại làm Nghĩa Cừ Vương ghen, nên Hoàng Yết cũng sớm rời đi. Đến cuối cùng, Mị Nguyệt 3 lần đều không được ở bên Hoàng Yến. Mỗi tình của họ dở dang, dang dở.

Đến cuối đời, trong lúc đau buồn vì cái chết của Nghĩa Cừ Vương, Đại thần Dung Nhuế đã tìm thấy một người có ngoại hình giống y Hoàng Yết. Người này vào cung bầu bạn với Mị Nguyệt giúp bà quên đi nỗi buồn và vui vẻ trở lại. Tuy nhiên, vì tuổi già bà vẫn hay nhầm lẫn người này với Hoàng Yết. Đây có lẽ là điều duy nhất có thể an ủi bà.

Mị Nguyệt đã chuẩn bị cho lăng mộ của mình trước khi qua đời. Bà đã cho xây những tượng bằng đất nung các tướng sĩ của các nước để trong lăng mộ.

Mị Nguyệt qua đời, con trai Doanh Tắc là một vị vua tài đức.

Và Mị Nguyệt truyện dừng lại ở đây. Dưới đây là link trailer của phim dài 26 phút. Tóm tắt những nội dung chính trong tác phẩm.

Để hiểu hơn về bộ phim, bạn có thể truy cập vào Wikipedia để đọc thêm về nhân vật Tuyên Thái Hậu, chính là bản gốc ngoài đời thực của Mị Nguyệt – Mị Bát Tử.

Một tác phẩm ấn tượng khác của Tôn Lệ đã giúp cô giữ vững vị trí sao hạng A là Năm ấy hoa nở trăng vừa tròn. Bộ phim được sản xuất năm 2017 cùng các diễn viên Trần Hiểu, Nhậm Trạch, Hà Nhuận Đông. Đây là nội dung review Năm ấy hoa nở trăng vừa tròn.

0 0 đánh giá

Đánh giá bài viết

Mị Nguyệt truyện – thiên anh hùng ca về vị Thái hậu đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc

Từ thê thiếp nhỏ bé tới Thái hậu quyền lực

Cho đến ngày nay, một số tài liệu vẫn cho rằng, Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa phong kiến. Song theo nhiều nhà sử học, Tuyên thái hậu mới là nữ hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc.

Tuyên Thái hậu [? - 265 TCN] là Thái Hậu nước Tần thời Chiến Quốc. Tên thật, cuộc sống lúc thời niên thiếu của bà không được ghi chép lại, người ta chỉ biết bà họ Mị và là người nước Sở. Bà là phi tần của Tần Huệ Văn vương Doanh Tứ, mẫu thân của Tần Chiêu Tương vương Doanh Tắc.

Bấy giờ trong cung Tuyên Thái Hậu chỉ là một phụ nữ có địa vị khá thấp được gọi là Tú Bát Tử. Xét trong 8 bậc được chia trong hậu cung của các triều Tần  gồm: Hoàng hậu, phu nhân, mỹ nhân, lương nhân, bát tử, thất tử, trưởng sử, thiếu sử thì đây chỉ là một tước hiệu nằm ở tầm trung.

Dù có địa vị không cao nhưng Tuyên Thái Hậu lại là mỹ nhân rất được Tần Huệ Vương sủng ái. Điều này được thể hiện rõ qua số lượng con cái mà Tuyên Thái Hậu sinh cho Tần Huệ Vương. Bà đã có với Tần Huệ Vương 3 người con trai và nhiều biến cố xảy ra đã giúp một trong những người con trai của bà được lên ngôi vị cao nhất thiên hạ.

Dù có địa vị không cao nhưng Tuyên Thái Hậu lại là mỹ nhân rất được Tần Huệ Vương sủng ái. [Ảnh minh hoạ]

Vương hậu của Tần Huệ Vương ghi ấy luôn ghen tỵ với những người phụ nữ được chồng sủng ái. Bà đã tìm cách đưa con trai đầu của Tú Bát Tử là Doanh Tắc đến nước Yên làm con tin để trả thù. Song đây lại chính là người sau này sẽ trở về làm vua nước Tần.

Tần Huệ Vương qua đời, con trai trưởng là Tần Vũ Vương lên ngôi. Tuy nhiên, lên ngôi không được bao lâu thì vị hoàng đế bị đánh giá là kém cỏi này đã qua đời. Vì không có con trai nên những người anh em của Tần Vũ Vương đương nhiên trở thành ứng cử viên sáng giá cho ngôi báu.

Đứng trước cơ hội có 1 không 2, rất nhiều người đã thực hiện những toan tính nhằm có thể đưa người nhà lên ngôi Hoàng đế, trong đó nổi bật là vợ cùng mẹ của Tần Vũ Vương và bên còn lại là Tú Bát Tử.

Để chuẩn bị cho kế hoạch lớn, Tuyên Thái Hậu bí mật liên hệ với nước Yên và Triệu để hai nước này mang quân bao vây bên ngoài tạo thanh thế cho mình, cùng lúc đề xuất đưa con trai cả Doanh Tắc từ nước Yên trở về lên ngôi, sử sách gọi là Tần Chiêu Tương Vương.

Cộng với thế lực bên trong của người em cùng mẹ khác cha Ngụy Nhiễm tạo dựng được, phần thắng trong cuộc chiến vương quyền đã thuộc về phe Tuyên Thái hậu. Doanh Tắc được đưa từ nước Yên trở về và lên ngôi. Ngụy Nhiễm nhờ có công giúp Tuyên Thái Hậu đưa con trai lên ngôi vương nên được phong làm Tướng quân.

Tú Bát Tử từ một người thiếp nhỏ bé trong hậu cung bỗng trở thành vị thái hậu quyền lực nhất với danh xưng Tuyên Thái Hậu.

Thay con nhiếp chính, làm người tình của kẻ thù

Sau khi con trai là Tần Chiêu Tương Vương lên ngôi, Tuyên Thái Hậu vì Hoàng đế tuổi còn nhỏ nên đã thay mặt toàn quyền đứng ra xử lý triều chính.

Bấy giờ Nghĩa Cừ Vương, thủ lĩnh nước Hung Nô sau khi Tần Huệ Vương qua đời liền tỏ ra kiêu ngạo, có ý đồ phản lại triều Tần. 6 nước bên ngoài luôn dòm ngó rình nước Tần sơ hở, bên trong triều chính lại chưa ổn định, không thể để người Hung Nô nổi dậy lúc này.

Trong tình thế đó, Tuyên Thái Hậu đã có sách lược mà đến nay vẫn vấp phải không ít lời chỉ trích. Bà đã làm người tình của chính Nghĩa Cừ Vương trong suốt một thời gian dài. Thậm chí, Tuyên Thái Hậu còn có với Nghĩa Cừ Vương tới 2 người con.

Không thể để người Hung Nô nổi dậy lúc này, Tuyên Thái hậu đã quyết làm người tình của chính kẻ thù. [Ảnh minh hoạ]

Trong mấy chục năm ngoại tình vì mục đích chính trị ấy, Tuyên Thái hậu cũng củng cố sức mạnh của triều đình. Khi nước Tần bắt đầu ổn định và vững mạnh trở lại, Tuyên Thái Hậu đã thực hiện nốt kế hoạch lâu nay của mình.

Hôm đó Tuyên Thái hậu hẹn người tình là Nghĩa Cừ Vương ở cung Cam Tuyền. Song lần này, bà không đón tiếp ông bằng những cuộc hoan lạc như trước mà đã ra lệnh cho binh sĩ phục sẵn, đợi khi Nghĩa Cừ Vương vừa tới là giết ngay.

Hành động này của Tuyên Thái Hậu đã cho thấy, việc chấp nhận làm người tình của kẻ thù suốt mấy chục năm qua chỉ là một phần trong kế hoạch lớn của bà. Với Tuyên Thái hậu, việc này đều là vì xã tắc, không phải chút tình cảm cá nhân.

Về 2 người con chung của Tuyên Thái Hậu và Nghĩa Cừ Vương, sử sách không ghi chép lại. Có người nói rằng, cả 2 người con này đều bị Tuyên Thái Hậu giết chết cùng với Nghĩa Cừ Vương; có người lại nói, Tuyên Thái Hậu đã không ra tay vì dù sao đó cũng là những đứa con do bà dứt ruột đẻ ra.

Dẹp bỏ được mối lo bị Hung Nô tấn công, nước Tần nhanh chóng quay trở lại với mục tiêu lớn hơn đó là thống nhất Trung Quốc.

Video liên quan

Chủ Đề