Ngành ngân hàng đẩy mạnh chuyển đổi số

[TBTCO] - Chuỗi sự kiện “Chuyển đổi số ngành ngân hàng” vừa diễn ra đầu tháng 8 đã thu hút sự quan tâm của công chúng về những dịch vụ, tiện ích mới lĩnh vực ngân hàng mà chuyển đổi số mang lại. Tuy nhiên, đây chỉ mới là những thành công bước đầu và chặng đường phía trước vẫn còn nhiều gian gian, chỉ đạo về vấn đề này, Thủ tướng vẫn khẳng định “khó khăn thách thức vẫn nhiều hơn cơ hội và thuận lợi”.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các hoạt động “Chuyển đổi số ngành ngân hàng” diễn ra gần đây nhằm đẩy mạnh việc triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ, triển khai các nhiệm vụ Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng, góp phần thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia. Việc này cũng góp phần lan tỏa tinh thần, chuyển đổi nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành ngân hàng về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước. Đồ họa: Văn Chung

Ngân hàng Nhà nước cũng đã công bố “Ngày chuyển đổi số” hàng năm của ngành ngân hàng là ngày 11/5 và ra mắt Ban chỉ đạo chuyển đổi số ngành ngân hàng. Các ngân hàng đã trình demo công nghệ [mở tài khoản, phát hành thẻ eKYC trên cơ sở kết nối M.O.C với CCCD gắn chíp hoặc kết nối, sử dụng tài khoản định danh xác thực điện tử…] với sự tham gia của các đơn vị tiêu biểu. Ngoài ra, các ngân hàng cũng giới thiệu các công nghệ, dịch vụ tiêu biểu, như: Dịch vụ ngân hàng trực tuyến; máy giao dịch ngân hàng tự động, chi nhánh ngân hàng 4.0, các dịch vụ thanh toán hiện đại như thanh toán QR code, Tap to pay, Livebank, thanh toán phi tiếp xúc...

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu, nằm trong ưu tiên phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, chuyển đổi số được đề cập như là một trong những trụ cột chính trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và Chiến lược chuyển đổi số quốc gia xác định ngân hàng là một trong số các ngành, lĩnh vực có mức độ sẵn sàng cao, có ảnh hưởng hàng ngày tới người dân, cần ưu tiên chuyển đổi số trước. Để triển khai thực hiện các chương trình, đề án của Chính phủ, kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đã đặt ra các mục tiêu rất cụ thể đến năm 2025 như: 50% các nghiệp vụ ngân hàng được số hóa; 70% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; 50% khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng khách hàng cá nhân được số hóa, tự động...

Còn không ít gian nan

Thực chất ngay cả trước khi diễn ra các sự kiện “Chuyển đổi số ngành ngân hàng”, hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng đã diễn ra khá sôi động, thúc đẩy các dịch vụ mới, đặc biệt góp phần làm tăng tốc dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử có tốc độ số hóa, tăng trưởng nhanh. Trong 6 tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 77,2% về số lượng và 29,8% về giá trị; qua internet tăng tương ứng 63,2% và 32,3%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 98,3 và 84,3%; qua QR code tăng 86% và 127% [so với cùng kỳ năm 2021].

Tại Việt Nam, chuyển đổi số được đề cập như là một trong những trụ cột chính trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Đại hội XIII. Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định mục tiêu và định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia. Tại Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tài chính - ngân hàng được xác định là một trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số do có thể thay đổi nhận thức nhanh nhất, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả xã hội cao.

Hiện nay, tỷ lệ người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng đạt 68%; 5,5 triệu tài khoản và khoảng 8,9 triệu thẻ ngân hàng được mở bằng phương thức điện tử [eKYC]; 1,77 triệu tài khoản Mobile-money đã được mở... Nhiều ngân hàng Việt Nam chuyển đổi số ở tốp đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập [CIR] xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang chuyển đổi số nỗ lực hướng tới.

Mặc dù vậy, những kết quả trên mới chỉ là những thành công ban đầu và những yêu cầu mới đặt ra cũng còn không ít gian nan để đạt được những mục tiêu cao hơn. Trong đó, chuyển đổi khung pháp lý là một trong những nội dung đặt ra song hành với hoạt động chuyển đổi số. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đang phối hợp với các bộ, ngành khác và chủ động rà soát thường xuyên khuôn khổ pháp lý nhằm tạo thuận lợi, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển hoạt động ngân hàng số. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên quan tâm đến việc nâng cấp, xây dựng hạ tầng phục vụ hoạt động chuyển đổi số.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, bên cạnh những kết quả tích cực, quá trình chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin còn bất cập, kết nối, khai thác dữ liệu dân cư còn ở phạm vi hẹp; sự tham gia phối hợp các doanh nghiệp công nghệ tài chính còn hạn chế; tội phạm công nghệ cao với hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn; các nguồn lực, nhất là nhân lực trình độ cao cho chuyển đổi số còn thiếu hụt, trong đó có nhân lực công nghệ thông tin.

Theo đó, Thủ tướng cho rằng ngành ngân hàng cần xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, theo đó một số yêu cầu đặt ra như thúc đẩy thay đổi tư duy, phương pháp luận, phương thức làm việc của ngành ngân hàng theo hướng hiện đại; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, phát triển xã hội số, kinh tế số, tiết giảm chi phí, bảo đảm an toàn, đổi mới, phát triển; đẩy mạnh tích hợp, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để từng bước xây dựng hệ sinh thái công dân số.

Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng đã và đang thay đổi cách mà khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính. Điều này đã thúc đẩy các ngân hàng thích ứng nhanh hơn với làn sóng chuyển đổi số nếu không muốn đánh mất nguồn khách hàng quý giá của mình. Vậy ngành ngân hàng đang thực hiện chuyển đổi số như thế nào, có hiệu quả không? Cùng FSI tìm hiểu giải pháp chuyển đổi số trong ngân hàng Digibank trong bài viết dưới đây.

Chuyển đổi số trong ngân hàng hay chuyển đổi số Digibank là việc tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh vực ngân hàng. Sự tích hợp này cho phép tạo mới – hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện có nhằm đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường và mong muốn của khách hàng. Chuyển đổi số giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí và hợp lý hóa các quy trình hoạt động. Sự tích hợp này cũng giúp mang lại trải nghiệm khách hàng dễ dàng và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi số digibank, ngành ngân hàng cũng gặp một số khó khăn.

Những vấn đề mà các ngân hàng ưu tiên khi bắt đầu chuyển đổi số trong ngân hàng

Sở dĩ hầu hết các ngân hàng hiện nay đều đang tham gia vào đường đua chuyển đổi số là do những thay đổi của khách hàng trong phương thức sử dụng dịch vụ tài chính. Họ chính là nhân tố cốt lõi thúc đẩy chuyển đổi số trong ngân hàng. Do vậy, nâng cao trải nghiệm khách hàng chính là vấn đề quan trọng hàng đầu mà mỗi ngân hàng luôn hướng tới.

So với việc tốn thời gian cho các quy trình xử lý hồ sơ khách hàng và tìm kiếm thông tin, các ngân hàng đang mong chờ vào một phương pháp giúp họ tự động hóa toàn bộ quy trình, để tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và phục vụ khách hàng tốt hơn.

4 vấn đề mà mọi ngân hàng đều quan tâm khi hướng đến chuyển đổi số

Theo một báo cáo của The Financial Brand, ba trong số những kỳ vọng của các ngân hàng vào chuyển đổi số là nâng cao trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy việc phát triển sản phẩm/dịch vụ mới và cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong đó, 40% là kỳ vọng phát triển sản phẩm/dịch vụ mới.

Các dịch vụ thanh toán trên di động đang ngày càng được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện thanh toán qua Internet lại đang tạo cơ hội cho các hacker tấn công vào tài khoản của khách hàng dễ dàng hơn. Theo Trưởng Dịch vụ tư vấn An ninh mạng EY Việt Nam cho biết, khảo sát trên 100 ngân hàng số thì có 98 ngân hàng có lỗ hổng an ninh. Do đó, làm sao để nâng cao tính bảo mật trong các dịch vụ ngân hàng là vấn đề đang được quan tâm hiện nay.

Xem thêm: Chuyển đổi số trong ngành dịch vụ tài chính

Ngày nay, hầu hết khách hàng, đặc biệt là những khách hàng trẻ tuổi đều đang sử dụng công nghệ số cho những giao dịch và thanh toán của mình. Do vậy, nhiệm vụ của các ngân hàng là phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng và có thể cung cấp các sản phẩm – dịch vụ họ mong đợi. Để làm được điều này, chuyển đổi số trong ngân hàng là tất yếu.

Dưới đây là 4 lý do mà các ngân hàng và tổ chức tài chính cần chuyển đổi số:

Trong thời đại kỷ nguyên số, các ngân hàng không còn bị động về cách thức tiếp cận và thu hút khách hàng như trước. Chuyển đổi số ngân hàng đã mở ra một “cánh cửa” mới giúp các tổ chức tài chính tiếp cận khách hàng tiềm năng của họ dễ dàng và rẻ hơn. Internet cung cấp các nền tảng tuyệt vời để tiếp cận trực tiếp với những người tiêu dùng tiềm năng này, ngay trên thiết bị của họ. Điều này làm cho việc ảnh hưởng đến họ dễ dàng hơn, từ đó dẫn đến việc tăng khả năng họ đến với bạn.

Mặt khác, người tiêu dùng ngày nay lựa chọn ngân hàng tùy thuộc vào cách họ nhìn nhận về tổ chức. Nhận thức của họ được định hình và ảnh hưởng bởi các nền tảng truyền thông xã hội, thông qua các trang web và quảng cáo. Nếu các ngân hàng có thể thực hiện một số hoạt động tiếp thị trực tuyến tốt, nó sẽ giúp họ tạo dựng niềm tin trong mắt mọi người.

Với các dịch vụ ngân hàng trước đây, khách hàng rất không hài lòng vì phải đứng chờ hàng giờ đồng hồ để nhân viên ngân hàng phân loại, kiểm tra, đối chiếu và xử lý các thông tin đăng ký mở tài khoản, chứng từ vay nợ, thanh toán, phiếu kê khai thẻ,…

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ số và sự phát triển của chuyển đổi số trong ngân hàng, giờ đây, khách hàng chỉ phải mất vài phút để hoàn tất các thủ tục trên.

Cá nhân hóa người dùng cho phép các ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ

Chuyển đổi số trong ngân hàng cho phép các tổ chức tài chính biết người tiêu dùng thực sự muốn gì. Từ đó họ có thể tạo ra các dịch vụ tài chính cá nhân và cung cấp theo yêu cầu của khách hàng hơn là phỏng đoán. Những phát triển công nghệ sáng tạo mới cho phép các ngân hàng tăng cường sự tham gia của khách hàng với các dịch vụ cá nhân hóa.

Chuyển đổi số giúp các ngân hàng nắm bắt xu hướng và thay đổi của thị trường nhanh hơn

Chuyển đổi số giúp các tổ chức ngân hàng bắt kịp xu hướng công nghệ và những thay đổi của thị trường nhanh hơn. Chỉ khi một tổ chức có thể tự nâng cấp, nó mới có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng thời đại mới. Các công nghệ kỹ thuật số tinh vi đã thay đổi cách thức hoạt động ngân hàng truyền thống. Sự xuất hiện của các cổng thông tin mua sắm, kênh xã hội và ứng dụng di động tích hợp đã mở ra rất nhiều cánh cửa cho các ngân hàng tiếp cận với khách hàng của họ. Các tổ chức ngân hàng cần đón nhận thế giới kỹ thuật số mới này bằng cách hướng tới chuyển đổi số.

FSI cung cấp giải pháp chuyển đổi số ngân hàng chất lượng, giúp các ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính khách hàng tốt hơn.

IONE giúp rút ngắn thời gian mở tài khoản cho khách hàng

Công nghệ nhận dạng và bóc tách thông tin tự động IONE cho phép bóc tách tự động các trường thông tin cần thiết trên mẫu phiếu đăng ký mở tài khoản và điền các thông tin này vào form mẫu đã cài đặt sẵn, sau đó đẩy lên hệ thống xét duyệt và trả lại kết quả cho các giao dịch viên. Cả quá trình này chỉ mất 5 phút. Điều này giúp giảm thời gian xử lý thông tin, đồng thời giảm bớt nhân lực thủ công cũng như các công tác sắp xếp, phân loại, tìm kiếm…Đây là một trong những yêu cầu mà hầu hết các đơn vị đều mong muốn khi chuyển đổi số trong ngân hàng.

Công nghệ nhận dạng ký tự được tích hợp trong giải pháp số hóa có thể đối chiếu các tài liệu với nhau, từ đó cảnh báo ra các điểm khác biệt dữ liệu giữa các hồ sơ trong quá trình thao tác, giúp tự động hóa xử lý các gian lận và rủi ro cho ngân hàng

Để chuyển đổi số trong ngân hàng hiệu quả, đơn vị cần có một quy trình làm việc thống nhất và tập trung. Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE sẽ giúp các ngân hàng giải quyết bài toán này.

Tính năng quản lý tài liệu có trong WEONE cho phép ngân hàng tạo lập kho dữ liệu số và cơ sở dữ liệu lớn nhanh chóng. Nhờ đó hệ thống hóa, quản lý tài liệu tập trung hiệu quả hơn. Nhân viên có thể tiếp cận các nguồn thông tin này phục vụ công việc một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Tính năng quản lý quy trình cho phép tự động hóa các quy trình thủ công trước đây. Các quy trình được thiết lập chặt chẽ, linh hoạt, bám sát theo quy chuẩn của từng phòng ban giúp đảm bảo tính liên thông khi làm việc, nâng cao hiệu suất. Từ đó mang lại giá trị phục vụ khách hàng tốt hơn.

Tính năng quản lý nhân sự giúp quản lý tập trung các công tác nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, việc theo dõi chi tiết từng nhân sự, đánh giá nhân sự; theo dõi về lương, thưởng, thuế thu nhập cá nhân và các thay đổi của từng cá nhân giúp theo dõi và hệ thống hóa tình hình nhân sự, chất lượng lao động trong ngân hàng. Đảm bảo mang lại đánh giá và quyền lợi tốt nhất cho nhân sự làm việc tại đơn vị.

Sau những chia sẻ trên, nếu bạn cảm thấy đã sẵn sàng và muốn bắt đầu tìm kiếm một nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số chuyên nghiệp hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0904 805 255. FSI, nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam, đang giúp nhiều đơn vị ngân hàng thực hiện chuyển đổi số một cách hệ thống và suôn sẻ, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ bạn trên hành trình chuyển đổi số trong ngân hàng mình.

Xem thêm: 

Video liên quan

Chủ Đề