Ngân hàng trung ương mua ngoại tệ

[Ảnh minh họa. Nguồn: AFP]

Tối 8/4, Ngân hàng Trung ương Nga thông báo sẽ bãi bỏ lệnh cấm bán tiền mặt ngoại tệ cho người dân từ ngày 18/4 nhưng các ngân hàng sẽ chỉ được bán ngoại tệ mua từ ngày 9/4.

Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Nga cũng cho phép người dân được rút tiền mặt euro trong tài khoản tiền gửi từ ngày 9/4 với mức giới hạn giá trị không quá 10.000 USD [áp dụng đến ngày 9/9]. Số tiền rút vượt quá ngưỡng trên sẽ phải chuyển sang đồng ruble.

[Đồng ruble của Nga tiếp tục đà tăng giá ấn tượng trên thị trường]

Bên cạnh đó, từ ngày 11/4, Ngân hàng Trung ương Nga cũng sẽ hủy bỏ mức chiết khấu 12% cho các giao dịch bằng đồng USD và euro trên sàn hối đoái sau hơn một tháng áp dụng.

Các động thái này của Ngân hàng Trung ương Nga cho thấy thị trường tiền tệ ở nước này đã dần đi vào ổn định sau khi ngành ngân hàng phải chịu nhiều biện pháp trừng phạt khắt khe của phương Tây liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga tại quốc gia láng giềng Ukraine./.

Quang Anh [TTXVN/Vietnam+]

Can thiệp ngoại hối là gì?

Can thiệp ngoại hối là quá trình ngân hàng trung ương mua hoặc bán ngoại tệ với nỗ lực ổn định tỷ giá hối đoái. Điều này thường đi kèm với một sự điều chỉnh tiếp theo của ngân hàng trung ương đối với nguồn cung tiền để bù đắp bất kỳ tác động kích thích không mong muốn nào trong nền kinh tế.

Cơ chế được đề cập ở trên sẽ được thảo luận ở phần sau, cùng với các phương pháp can thiệp khác.

Các traders nên giao dịch như thế nào?

Các traders phải ghi nhớ rằng khi các ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối, diễn biến thị trường forex có thể cực kỳ biến động. Do đó, điều cần thiết là phải thiết lập một tỷ lệ rủi ro thích hợp và sử dụng quản lý rủi ro thận trọng.

Các ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối khi xu hướng hiện tại là ngược lại với điều mà họ mong muốn. Do đó, giao dịch xung quanh sự can thiệp của ngân hàng trung ương cũng giống như giao dịch đảo chiều.

Ngoài ra, thị trường ngoại hối có xu hướng dự đoán sự can thiệp của ngân hàng trung ương, có nghĩa là không có gì lạ khi thấy những chuyển động đi ngược lại với xu hướng dài hạn trong những thời điểm dẫn đến sự can thiệp của ngân hàng trung ương.

Tại sao các NHTW lại can thiệp vào thị trường ngoại hối?

Các ngân hàng trung ương thường đồng ý rằng sự can thiệp là cần thiết nhằm kích thích nền kinh tế hoặc duy trì một tỷ giá hối đoái mong muốn. Các ngân hàng trung ương thường sẽ mua ngoại tệ và bán nội tệ nếu đồng nội tệ tăng giá đến mức khiến hàng xuất khẩu trong nước đắt hơn ra nước ngoài. Do đó, các ngân hàng trung ương cố tình thay đổi tỷ giá hối đoái để có lợi cho nền kinh tế địa phương.

Dưới đây là một ví dụ về sự can thiệp thành công của ngân hàng trung ương đối với sức mạnh của JPY so với USD. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho rằng tỷ giá hối đoái không thuận lợi và nhanh chóng can thiệp để giảm giá đồng Yên, dẫn đến việc tỷ giá USD/JPY tăng lên. Sự can thiệp diễn ra trong khoảng thời gian được mô tả bởi vòng tròn màu xanh lam và hiệu quả được nhận ra ngay sau đó.

USD/JPY

Mặc dù hầu hết các biện pháp can thiệp của ngân hàng trung ương đều thành công, nhưng vẫn có những trường hợp không diễn ra như vậy. Biểu đồ dưới đây mô tả một ví dụ về can thiệp tiền tệ trong cặp tiền USD/BRL [Đồng Real của Brazil]. Biểu đồ nêu bật hai trường hợp mà ngân hàng trung ương can thiệp để ngăn chặn đà giảm của đồng Real Brazil. Rõ ràng là cả hai kịch bản đều thất bại trong việc củng cố đồng Real so với đô la Mỹ khi đồng đô la tiếp tục tăng cao hơn.

USD/BRL

Can thiệp tiền tệ hoạt động như thế nào?

Các ngân hàng trung ương có nhiều phương án lựa chọn về các hình thức can thiệp, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự can thiệp trực tiếp, như tên gọi, có tác động ngay lập tức đến thị trường ngoại hối, trong khi can thiệp gián tiếp đạt được các mục tiêu của ngân hàng trung ương thông qua các phương pháp mềm mỏng và ít tác động trực tiếp hơn.

  • Operational intervention [can thiệp hoạt động]: Động thái này liên quan đến việc ngân hàng trung ương mua và bán cả ngoại tệ và nội tệ để thúc đẩy tỷ giá hối đoái đến mục tiêu. 
  • Jawboning [can thiệp đàm phán]: đây là động thái can thiệp ngoại hối gián tiếp. Một ngân hàng trung ương có thể can thiệp vào thị trường nếu đồng nội tệ đạt đến một mức không mong muốn nhất định. Theo đó, đúng như tên gọi, phương thức thiên về thông báo, đàm phán, “nói chuyện” hơn là can thiệp thực tế. Với việc ngân hàng trung ương đã sẵn sàng can thiệp, các traders sẽ đưa đồng tiền về mức có thể chấp nhận được.
  • Concerted intervention [can thiệp phối hợp]: Đây là sự kết hợp giữa Jawboning [can thiệp đàm phán] và Operational intervention [can thiệp hoạt động] và có hiệu quả nhất khi nhiều ngân hàng trung ương có cùng lo ngại về tỷ giá hối đoái. Nếu ngân hàng trung ương tăng cường nỗ lực, có thể can thiệp tỷ giá hối đoái theo hướng mong muốn.
  • Sterilized intervention [Can thiệp trung hòa]: Can thiệp trung hòa gồm hai động thái từ ngân hàng trung ương nhằm tác động tỷ giá hối đoái và đồng thời giữ nguyên cơ sở tiền tệ. Điều này bao gồm hai bước: Mua hoặc bán ngoại tệ, và một nghiệp vụ thị trường mở [bán hoặc mua trái phiếu chính phủ] với quy mô tương tự như giao dịch đầu tiên.

Ngày 9/3, tại Hà Nội, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước tổ chức Lễ ký Quy chế mua bán ngoại tệ giữa ngân sách Nhà nước và dự trữ ngoại hối Nhà nước.

  • Nga nhập gấp ngoại tệ, phòng trừng phạt từ phương Tây

  • Ngân hàng trung ương Nga ngừng mua ngoại tệ

  • Ngân hàng Nhà nước đơn giản hóa quy trình giao dịch ngoại tệ

  • VietinBank cùng doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí mua – bán – chuyển tiền ngoại tệ

Ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước [bên trái] và ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính ký kết Quy chế. Ảnh: TTXVN phát

Trong thời gian qua, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhằm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc điều hành thị trường ngoại hối, đồng thời tạo thuận lợi cho ngân sách nhà nước cân đối ngoại tệ phục vụ cho các khoản chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng Quy chế mua bán ngoại tệ giữa ngân sách nhà nước và Dự trữ ngoại hối nhà nước.

Trong số đó, chuẩn hóa quy trình mua, bán ngoại tệ giữa ngân sách nhà nước, dự trữ ngoại hối nhà nước chính thứ, rút ngắn thời gian thực hiện mua, bán ngoại tệ của ngân sách nhà nước.

Việc ký kết Quy chế mua bán ngoại tệ đã cụ thể hóa các nội dung hợp tác giữa 2 cơ quan theo Quy chế phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2012.

Theo đó việc triển khai Quy chế mua bán ngoại tệ sẽ tiếp tục tăng cường sự phối hợp của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách, điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Thuỳ Dương [TTXVN]

Ukraine hạn chế rút tiền mặt, cấm mua ngoại tệ

Ngân hàng trung ương Ukraine ngày 24/2 đã đình chỉ hoạt động rút tiền mặt bằng ngoại tệ và giới hạn số lượng nội tệ mà người dân có thể rút từ các máy ATM, khi căng thẳng leo thang với Nga khiến thị trường tài chính của nước này bị xáo trộn.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Mua bán ngoại tệ,
  • ngân sách Nhà nước,
  • dự trữ ngoại hối Nhà nước,
  • Bộ Tài chính,
  • Ngân hàng Nhà nước,
  • ngoại tệ,

Video liên quan

Chủ Đề