Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong được tạo thành

I. Các kiến thức cần nhớ

1. Định nghĩa hai đường thẳng song song

Hai đường thẳng song song [trong mặt phẳng] là hai đường thẳng không có điểm chung.

2. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song

+ Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng song song.

+ Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành một cặp góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng song song.

+ Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành một cặp góc trong cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng song song.

Ngoài ra ta còn có dấu hiệu: Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành một cặp góc so le ngoài bằng nhau thì hai đường thẳng song song.

Ví dụ:

\[\begin{array}{l}{\widehat A_1} = {\widehat B_1} \Rightarrow a//b\\{\widehat A_3} = {\widehat B_1} \Rightarrow a//b\\{\widehat A_2} + {\widehat B_1} = {180^0} \Rightarrow a//b\end{array}\]

3. Tiên đề Ơ-clít về hai đường thẳng song song

Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng, chỉ có một đường thẳng song song song với đường thẳng đó.

4. Tính chất hai đường thẳng song song

Nếu hai đường thẳng song song bị cắt bởi một đường thẳng thứ ba thì:

+ Hai góc so le trong còn lại bằng nhau

+ Hai góc đồng vị bằng nhau

+ Hai góc trong cùng phía bù nhau

Ví dụ:

Nếu $a//b$ thì \[\left\{ \begin{array}{l}{\widehat A_1} = {\widehat B_1}\\{\widehat A_3} = {\widehat B_1}\\{\widehat A_2} + {\widehat B_1} = {180^0}\end{array} \right.\]

II. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Nhận biết và chứng minh hai đường thẳng song song

Phương pháp:

Xét cặp góc so le trong, cắp góc đồng vị hoặc cặp góc trong cùng phía.

Rồi sử dụng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

Dạng 2: Tính số đo góc tạo bởi đường thẳng cắt hai đường thẳng song song

Phương pháp:

Sử dụng tính chất: Nếu hai đường thẳng song song bị cắt bởi một đường thẳng thứ ba thì:

+ Hai góc so le trong còn lại bằng nhau

+ Hai góc đồng vị bằng nhau

+ Hai góc trong cùng phía bù nhau

Dạng 3: Xác định các góc bằng nhau hoặc bù nhau dựa vào tính chất hai đường thẳng song song

Phương pháp:

Bước 1: Chứng minh hai đường thẳng song song [nếu chưa có]

Bước 2: Sử dụng tính chất:

Nếu hai đường thẳng song song bị cắt bởi một đường thẳng thứ ba thì:

+ Hai góc so le trong còn lại bằng nhau

+ Hai góc đồng vị bằng nhau

+ Hai góc trong cùng phía bù nhau

Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau [hoặc cặp góc đồng vị bằng nhau] thì a và b song song với nhau.. Lý thuyết về hai đường thẳng song song. Hai đường thẳng song song

Lý thuyết về hai đường thẳng song song.

Tóm tắt kiến thức:

1. Khái niệm

– Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung. Ký hiệu a//b.

– Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song.

Quảng cáo

2. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song

Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau [hoặc cặp góc đồng vị bằng nhau] thì a và b song song với nhau.

.

Trong hình học Toán lớp 7, học sinh được học về mối quan hệ của hai đường thẳng song song. Có nghĩa là khi hai đường thẳng song song sẽ tạo được các góc có mối quan hệ với nhau như thế nào. Như là góc đồng vị, góc so le, góc cùng phía. Dưới đây là một số kiến thức quan trọng các bạn cần ghi nhớ!

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Có 3 loại góc thường gặp: góc đồng vị, góc so le, góc trong cùng phía. Góc đồng vị là những góc nằm ở vị trí giống nhau ở hai đường thẳng song song. Như vậy, nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì sẽ có 4 cặp góc đồng vị với nhau.

Góc so le là những góc nằm ở vị trí so le nhau thì bằng nhau. Có 2 loại: so le trong và so le ngoài. Đối với góc trong cùng phía thì sẽ có tổng số đo góc bằng 180o. Trên đây là những khái niệm và tính chất của 3 loại góc. Các bạn nên đọc kỹ lý thuyết để tránh nhầm lẫn.

Các dạng toán về góc thường gặp

Chủ đề về góc này rất thường gặp đặc biệt trong các đề kiểm tra hay đề thi học kỳ. Một số dạng toán học sinh thường gặp như sau:

  • Dạng 1: Xác định vị trí của các góc
  • Dạng 2: Chứng minh vị trí của các góc
  • Dạng 3: Tìm các cặp góc thỏa mãn điều kiện bài cho
  • Dạng 4: Ứng dụng vị trí của góc vào các bài toán khác: tam giác, hình vuông, hình tròn, …

Có thể bạn quan tâm:  Định lý Ta – lét trong tam giác

Có thể chuyên đề này có rất nhiều bài toán ứng dụng. Để tìm hiểu kĩ hơn từng dạng toán, các bạn có thể tham khảo tài liệu dưới đây của chúng tôi.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Trần Thị Nhung 

 1. Góc so le trong, góc đồng vị

Trên hình vẽ ta có: 

- Hai cặp góc so le trong:

\[\widehat{A_{1}}\] và \[\widehat{B_{3}}\]; \[\widehat{A_{4}}\] và \[\widehat{B_{2}}\]

- Bốn cặp góc đồng vị:

\[\widehat{A_{1}}\] và \[\widehat{B_{1}}\]; \[\widehat{A_{2}}\] và \[\widehat{B_{2}}\]

\[\widehat{A_{3}}\] và \[\widehat{B_{3}}\]; \[\widehat{A_{4}}\] và \[\widehat{B_{4}}\].

2. Tính chất

Nếu đường thẳng \[c\] cắt hai đường thẳng \[a\] và \[b\], trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì:

a] Hai góc so le trong còn lại bằng nhau.

b] Hai góc đồng vị [trong mỗi cặp] bằng nhau.

c] Hai góc trong cùng phía bù nhau 

Ví dụ:   Đường thẳng c cắt hai đường thẳng song song a và b [như hình vẽ].

\[{\widehat A_1} = {\widehat B_1} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\widehat A_2} = {\widehat B_2}\\{\widehat A_3} = {\widehat B_1}\\{\widehat A_2} + {\widehat B_1} = {180^0}\end{array} \right.\]

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề