Bài tập sơ đồ mạch điện - chiều dòng điện

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vật Lí Lớp 7
  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
  • Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 7
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 7
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 21: Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

I – SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN

Câu C1 trang 68 VBT Vật Lí 7: Sơ đồ mạch điện hình 19.3 [SGK]

Câu C2 trang 68 VBT Vật Lí 7: Một sơ đồ khác cho mạch điện hình 19.3

II – CHIỀU DÒNG ĐIỆN

Câu C4 trang 68 VBT Vật Lí 7:

Chiều của dòng điện theo quy ước ngược chiều với chiều dịch chuyển của các êlectrôn trong dây dẫn kim loại.

Câu C5 trang 68 VBT Vật Lí 7: [Hình 21.3]

Chú ý:

Mạch điện kín các êlectrôn dịch chuyển trong dây kim loại từ cực âm sang cực dương của nguồn điện. Chiều dòng điện trong dây kim loại ngược chiều với chiều dịch chuyển của các êlectrôn.

III – VẬN DỤNG

Câu C6 trang 69 VBT Vật Lí 7:

a] Nguồn điện của đèn gồm 2 pin.

+ Kí hiệu của nguồn điện này là:

+ Thông thường cực dương của nguồn điện được lắp về phía đầu của đèn [về phía bóng đèn]

b] Một trong các sơ đồ có thể là:

Ghi nhớ:

– Mạch điện được miêu tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.

– Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn.

1. Bài tập trong SBT

Câu 21.1 trang 69 VBT Vật Lí 7: Kẻ đoạn thẳng nối mỗi điểm ở cột bên phải với một điểm ở cột bên trái trong bảng dưới đây để chỉ ra sự tương ứng giữa mỗi bộ phận mạch điện và kí hiệu sơ đồ của nó:

Câu 21.2 trang 70 VBT Vật Lí 7: Hãy vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 21.1, hình 21.2 SBT trong đó có mũi tên chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín:

Câu 21.3 trang 70 VBT Vật Lí 7:

a] Dây thứ hai chính là khung xe đạp [thường bằng sắt] nối cực thứ hai của đinamô [vỏ của đinamô] với đầu thứ hai của bóng đèn.

b] Sơ đồ mạch điện từ đinamô tới đèn trước của xe đạp

Chú ý: đinamô có cực dương và âm thay đổi luân phiên [theo nguồn xoay chiều]

2. Bài tập bổ sung

Câu 21a trang 70 VBT Vật Lí 7: Vẽ thêm mũi tên vào các sơ đồ mạch điện dưới đây để chỉ chiều quy ước của dòng điện [hình 21.8]:

Lời giải:

2. Bài tập bổ sung

Câu 21b trang 71 VBT Vật Lí 7: Có mạch điện kín trong trường hợp nào dưới đây [hình 21.9]

Lời giải:

Chọn D

Vì mạch D có hai day kim loại nhôm và đồng là vật liệu dẫn điện.

2. Bài tập bổ sung

Câu 21c trang 71 VBT Vật Lí 7: Câu phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A. Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích dương qua dây dẫn, và các thiết bị điện nối giữa hai cực của pin hoặc của acquy.

B. Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích âm qua dây dẫn, và các thiết bị điện nối giữa hai cực của pin hoặc của acquy.

C. Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các êlectrôn tự do qua dây dẫn, và các thiết bị điện nối giữa hai cực của pin hoặc của acquy.

D. Chiều quy ước của dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.

Lời giải:

Chọn A.

Theo quy ước về chiều dòng điện: Chiều của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích dương qua dây dẫn, và các thiết bị điện nối giữa hai cực của pin hoặc của acquy.

Chuyên đề Vật lý lớp 7: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

  • I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
  • II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
  • III. TRẮC NGHIỆM

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Sơ đồ mạch điện

- Hình 1.1 biểu diễn sơ đồ mạch điện đơn giản chỉ có một bóng đèn, một pin và dây nối trong thực thế. Mũi tên chỉ chiều chuyển động của các electron. Nếu ta biểu diễn mạch điện trong đó có các thiết bị dùng điện cũng vẽ giống như trong thực tế thì quá rườm rà và mất thời gian.

- Để mô tả đơn giản các mạch điện và mắc mạch điện theo đúng yêu cầu, người ta sử dụng các kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện để vẽ sơ đồ cho mạch điện.

- Một số bộ phận của mạch điện được biểu diễn trong bảng sau:

2. Chiều dòng điện

Quy ước: Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương qua vật dẫn về cực âm của nguồn điện.

Hình vẽ 1.2: Một mạch điện gồm 1 bóng đèn, 1 nguồn và 1 công tắc có chiều mũi tên chỉ chiều của dòng điện.

Lưu ý:

+ Chiều chuyển động của các electron ngược với chiều của dòng điện theo quy ước.

+ Dòng điện cung cấp bởi pin và acquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều.

+ Dòng điện chạy trong mạch điện gia đình là dòng điện xoay chiều. Mỗi lỗ của ổ lấy điện lúc là cực dương, lúc là cực âm và cứ thế thay đổi luân phiên.

+ Các vật tiêu thụ điện được nối với nhau tạo thành một dãy liên tiếp ta nói các vật đó được mắc nối tiếp với nhau [hình 1.3].

+ Nếu các điểm đầu của các vật tiêu thụ điện được nối với nhau và các điểm cuối của chúng cũng được nối với nhau tạo thành nhiều nhánh, ta nói các vật đó được mắc song song với nhau [hình 1.4].

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Xác định chiều của dòng điện và chiều chuyển động của các electron

- Để xác định chiều của dòng điện ta căn cứ vào: Chiều dòng điện theo quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện về cực âm của nguồn điện.

- Để xác định chiều chuyển động có hướng của các electron trong kim loại ta căn cứ vào chiều của dòng điện: Chiều chuyển động của các electron luôn ngược chiều với chiều của dòng điện.

III. TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Dòng điện cung cấp bởi pin hay acquy có chiều:

A. không xác định

B. của dây dẫn điện

C. thay đổi

D. không đổi

Dòng điện cung cấp bởi pin hay acquy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều ⇒ Đáp án D

Bài 2: Chiều dòng điện được quy ước là chiều:

A. Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn.

B. Chuyển dời có hướng của các điện tích.

C. Dịch chuyển của các electron.

D. Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn.

Chiều dòng điện được quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn ⇒ Đáp án A

Bài 3: Sơ đồ của mạch điện là gì?

A. Là ảnh chụp mạch điện thật.

B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.

C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.

D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.

Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện ⇒ Đáp án B

Bài 4: Chọn một phát biểu sai về chiều dòng điện:

A. Dòng điện thường dùng ở gia đình là dòng điện xoay chiều.

B. Dòng điện được cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi [được gọi là dòng điện một chiều].

C. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

D. Chiều dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.

Quy ước: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện ⇒ Đáp án D

Bài 5: Chiều qui ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các ....... trong dây dẫn kim loại.

A. hạt nhân nguyên tử

B. êlectron tự do

C. êlectron mang điện tích âm

D. proton mang điện tích dương

Chiều qui ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do trong dây dẫn kim loại⇒ Đáp án B

Bài 6: Dòng điện chạy trong mạng điện gia đình là:

A. Dòng điện không đổi

B. Dòng điện một chiều

C. Dòng điện xoay chiều

D. Dòng điện biến thiên

Dòng điện chạy trong mạng điện gia đình là dòng điện xoay chiều ⇒ Đáp án C

Bài 7: Trong mạch điện, chiều dòng điện và chiều dịch chuyển của các electron tự do liên quan gì với nhau? Chọn câu trả lời đúng.

A. Cùng chiều

B. Ban đầu thì cùng chiều, sau một thời gian lại ngược chiều

C. Chuyển động theo hướng vuông góc

D. Ngược chiều

Trong mạch điện, chiều dòng điện và chiều dịch chuyển của các electron tự do ngược chiều với nhau ⇒ Đáp án D

Bài 8: Ta không gọi chiều chuyển động có hướng của điện tích là chiều của dòng điện mà quy ước gọi: ″Chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện là chiều dòng điện″, vì :

A. Điện tích dương bị cực dương đẩy, cực âm hút.

B. Cực dương của nguồn tích điện dương.

C. Hạt chuyển dời tạo ra dòng điện là điện tích dương.

D. Trong một dòng điện đồng thời có thể có cả điện tích âm và điện tích dương chuyển dời ngược chiều nhau, nên phải quy ước một chiều làm chiều dòng điện.

Ta không gọi chiều chuyển động có hướng của điện tích là chiều của dòng điện mà quy ước gọi : ″Chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện là chiều dòng điện″, vì trong một dòng điện đồng thời có thể có cả điện tích âm và điện tích dương chuyển dời ngược chiều nhau, nên phải quy ước một chiều làm chiều dòng điện ⇒ Đáp án D

Bài 9: Trong một mạch điện kín, để có dòng điện chạy trong mạch thì trong mạch điện nhất thiết phải có bộ phận nào sau đây?

A. Cầu chì

B. Bóng đèn

C. Nguồn điện

D. Công tắc

Trong một mạch điện kín, để có dòng điện chạy trong mạch thì trong mạch điện nhất thiết phải có nguồn điện ⇒ Đáp án C

Bài 10: Cho sơ đồ mạch điện như hình 28.2. Chỉ có đèn 2 [Đ2] sáng trong trường hợp nào dưới đây?

Chỉ có đèn 2 [Đ2] sáng trong trường hợp K, K2 đóng; K1 mở ⇒ Đáp án C

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 7: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 7, Tài liệu học tập lớp 7 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Video liên quan

Chủ Đề