Mụn ở má là nguyên nhân gì năm 2024

Theo Boldsky, có nhiều nguyên nhân gây ra mụn ở má như tẩy trang không kỹ, vỏ gối bẩn. Dưới đây là nguyên nhân và cách ngăn ngừa mụn ở má.

Mụn ở má là nguyên nhân gì năm 2024
Không nên chạm tay lên da mặt khi bị mụn ở má. Đồ họa: Doãn Hằng

Các vết mụn ở má

Các vết mẩn đỏ, mụn và kích ứng ở một bên má là dấu hiệu của mụn trứng cá ở má. Mụn trứng cá có thể gây ra mẩn đỏ, sưng tấy và mụn mủ trên mặt. Các vết mụn này nếu không được chăm sóc và điều trị sẽ lan rộng, làm hỏng da. Ngoài ra, mụn trứng cá có liên quan đến nhiều mụn đầu đen và lỗ chân lông bị tắc nghẽn, gây hại cho da.

Nguyên nhân gây ra mụn ở má

Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn ở má như trang điểm, vi khuẩn lây lan qua điện thoại, vỏ gối bẩn, thường xuyên đưa tay chạm vào da mặt hoặc do biến động nội tiết tố.

Nguyên nhân phổ biến của mụn vùng chữ U hoặc mụn ở má là sự tích tụ của bụi bẩn, dầu và các mảnh vụn làm tắc nghẽn lỗ chân lông theo thời gian. Vùng chữ T, bao gồm trán, mũi và cằm, thường dễ tiết dầu, trong khi má có xu hướng khô. Do đó, mụn ở má trong tuổi trưởng thành cần được quan tâm điều trị.

Ngăn ngừa mụn ở má

Bước đầu tiên để ngăn ngừa mụn ở má là cải thiện thói quen chăm sóc da. Dù da có bị mụn đến đâu, cũng đừng bỏ qua bước dưỡng ẩm. Chọn một loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ không chứa dầu, không gây mụn và sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Nên dùng sữa rửa mặt tẩy tế bào chết có chứa AHA/BHA như glycolic và axit salicylic để loại bỏ cặn bẩn trên da, phá vỡ tế bào da chết và thông thoáng lỗ chân lông bị tắc.

Thêm vào đó, cần đảm bảo ga trải giường và vỏ gối sạch sẽ. Cố gắng không chạm vào mặt. Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, có thể tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu nếu mụn ở má ngày càng nghiêm trọng.

Những nốt mụn đỏ ở má xuất hiện khiến bạn cảm thấy khó chịu và kém tự tin hơn khi giao tiếp. Dạng mụn này có nhiều loại khác nhau, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà cách xử lý và điều trị sẽ được áp dụng sao cho phù hợp. Dưới đây là một vài thông tin về nguyên nhân và cách điều trị mụn đỏ bạn có thể tham khảo.

1. Nguyên nhân xuất hiện mụn đỏ ở má

Có nhiều nguyên nhân khiến cho mụn đỏ ở má xuất hiện mà ngày thường bạn không quá chú ý. Cụ thể như sau:

1.1. Bị dị ứng do mỹ phẩm hoặc thời tiết

Nhiều trường hợp nổi mụn đỏ ở má là do việc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với đặc điểm của làn da. Hoặc các sản phẩm có các thành phần tẩy rửa quá mạnh khiến da mất đi lớp dầu tự nhiên, làm da trở nên nhạy cảm hơn, dễ nổi mụn hơn.

Mụn ở má là nguyên nhân gì năm 2024

Mụn đỏ có thể xuất hiện do tình trạng dị ứng

Bên cạnh tình trạng dị ứng mỹ phẩm thì nhiều trường hợp nổi mụn còn là do dị ứng thời tiết. Sự thay đổi thời tiết một cách đột ngột sẽ khiến cho làn da không kịp thích nghi và bắt đầu nổi mụn đỏ.

1.2. Căng thẳng kéo dài

Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài thì tỷ lệ bị nổi mụn càng cao. Có thể bạn chưa biết rằng khi bị căng thẳng thường xuyên, nội tiết tố sẽ bị rối loạn khiến cho tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn. Đó là lý do vì sao tình trạng mụn sẽ dễ xảy ra hơn và bị nặng hơn.

1.3. Rối loạn nội tiết tố

Sự thay đổi của nội tiết tố là một trong những nguyên nhân khiến mụn bùng phát ở trên mặt. Mụn nội tiết thường xảy ra nhiều hơn ở nữ giới và phổ biến ở trong giai đoạn dậy thì, giai đoạn mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt,... Các nốt mụn đỏ không chỉ xuất hiện ở má mà còn ở nhiều khu vực khác như cằm, trán, mũi, lưng,…

1.4. Bị dày sừng nang lông

Hiện tượng dày sừng nang lông sẽ xuất hiện khi lượng keratin tích tụ lại và gây bít tắc lỗ chân lông, khiến cho các nốt mụn đỏ ở má hình thành. Keratin mặc dù là một loại protein giúp bảo vệ làn da khỏi các yếu tố gây hại nhưng nếu keratin tổng hợp quá nhiều thì sẽ gây ra tình trạng dày sừng nang lông.

1.5. Không vệ sinh da mặt cẩn thận

Không tẩy trang hoặc tẩy trang không kỹ sẽ khiến cho chất nhờn, bụi bẩn và da chết,... tích tụ lại ở bên trong lỗ chân lông gây bít tắc, từ đó mụn xuất hiện.

Mụn ở má là nguyên nhân gì năm 2024

Bụi bẩn tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông gây mụn đỏ ở má

Nhiều người nghĩ rằng không cần tẩy trang vì sữa rửa mặt có thể lấy đi lớp trang điểm và giúp da sạch hoàn toàn, nhưng không phải vậy. Khi còn lớp trang điểm, sữa rửa mặt khó có thể làm sạch sâu. Lâu dần, lỗ chân lông sẽ bị bít tắc và mụn xuất hiện. Vì vậy, tẩy trang là một trong những bước làm sạch da không thể thiếu.

Bên cạnh đó, một số vật dụng thường xuyên tiếp xúc với da mặt như chăn ga, gối,... không được vệ sinh sạch cũng sẽ khiến da bị nổi mụn đỏ.

2. Một số cách điều trị mụn đỏ ở má tại nhà

Khi bạn bị mụn đỏ ở má với tình trạng nhẹ, bạn có thể tự mình tìm mua các sản phẩm dược - mỹ phẩm phù hợp và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bạn cần lưu ý:

  • Chú trọng bước làm sạch sâu cho làn da mỗi ngày, các bước làm sạch bao gồm: tẩy trang và rửa mặt, có thể bổ sung sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ (2 lần/tuần).
  • Tối giản chu trình chăm sóc da của mình với các bước cơ bản như làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng.
  • Luôn che chắn da mặt cẩn thận, kết hợp sử dụng thêm kem chống nắng mỗi khi ra ngoài.
  • Không tự nặn mụn.
  • Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm gây kích ứng và dị ứng cho da.
  • Đảm bảo các vật dụng tiếp xúc với da mặt thường xuyên phải sạch sẽ như gối, chăn ga, khăn mặt,...
  • Lên một chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, uống nhiều nước.

Mụn ở má là nguyên nhân gì năm 2024

Bạn cần lưu ý đến bước làm sạch trong quá trình chăm sóc da

  • Tập luyện thể thao và có chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc.
  • Không ăn các loại đồ ăn chiên rán cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Tránh các loại đồ ngọt, nhiều đường.
  • Không sử dụng chất kích thích.

3. Thăm khám và điều trị mụn đỏ ở má tại các cơ sở y tế

Khi mụn đỏ ở má không cải thiện mặc dù đã thay đổi cách chăm sóc da thì bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ da liễu thăm khám và điều trị. Với một số tình trạng mụn nhẹ đến trung bình, bạn có thể được chỉ định sử dụng các sản phẩm có chứa BHA/AHA, retinol/tretinoin, benzoyl peroxide,...

Mụn ở má là nguyên nhân gì năm 2024

Mụn đỏ được điều trị an toàn theo phác đồ của bác sĩ da liễu

Trong khi đó, những tình trạng bị mụn nặng hơn thường sẽ được bác sĩ kê thêm thuốc uống và sử dụng trong khoảng 3 - 4 tuần. Thời gian uống thuốc có thể kéo dài hơn đối với những trường hợp bị viêm nhiễm nặng. Một số loại kháng sinh đã được kiểm duyệt sử dụng trong điều trị mụn nói chung bao gồm: Tetracycline, Minocycline, Clindamycin,...

Ngoài ra, để loại bỏ hoàn toàn các nốt mụn từ gốc cho đến ngọn thì việc lấy nhân mụn là điều thực sự cần thiết. Bạn nên tìm đến các cơ sở da liễu uy tín để được hỗ trợ lấy nhân mụn đúng chuẩn y khoa, an toàn và hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, có khá nhiều biện pháp điều trị chuyên sâu và hiện đại khác mà bạn có thể tham khảo như tiêm meso mụn, peel da hóa học,...

Mụn ở má là nguyên nhân gì năm 2024

Những công nghệ điều trị mụn chuyên sâu vô cùng hiệu quả

Tình trạng mụn đỏ ở má do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Việc tìm ra đúng nguyên nhân gây mụn sẽ giúp bạn có được phương án điều trị mụn hiệu quả nhất. Bạn cũng có thể tìm đến các cơ sở da liễu uy tín để được hỗ trợ thăm khám và có phác đồ điều trị an toàn, như chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn thêm.