Làm thế nào để trẻ dễ đi vào giấc ngủ

Con ngủ không đủ giấc thường quấy khóc, tỉnh giấc giữa đêm, đòi ti mẹ mới chịu ngủ hay thậm chí là phải bế vác. Những điều này luôn khiến các mẹ chưa nhiều kinh nghiệm chăm sóc con cảm thấy mệt mỏi và khổ sở mỗi khi cho con đi ngủ. Nếu bé nhà mẹ đang gặp phải một trong các vấn đề trên, ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân thì mẹ có thể áp dụng các cách sau sao cho hợp lý với đặc điểm giấc ngủ của trẻ.

9 mẹo để mẹ không phải dỗ con ngủ

1. Chuẩn bị không gian phù hợp cho giấc ngủ của con

Trẻ cần được tập các thói quen ngủ ngay từ khi chào đời. Trình tự các bước cũng như không gian nơi ngủ sẽ giúp con hiểu được điều này. Vì thế mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Trước khi con đi ngủ 30 phút, mẹ cần giảm dần ánh sáng. Tốt nhất là để đèn thật mờ, màu vàng.

– Tạo không gian yên tĩnh, không điện thoại, ti vi hay bất kỳ thiết bị điện tử nào ở nơi ngủ của con.

– Tạo cho con các hoạt động theo một trình tự nhất định để con biết đã đến giờ đi ngủ như: tắm nước ấm, lau người, ăn sữa, đọc sách, mát xa và đi ngủ.

Cách này cần thực hiện liên tiếp từ 6-7 tuần và càng tạo thành nếp sớm bao nhiêu, bé sẽ tự mình đi vào giấc ngủ dễ dàng bấy nhiêu.

                                          Đệm Coza đồ dùng thiết yếu trong giấc ngủ của bé

2. Tập cho bé tự ngủ từ những tháng đầu đời

Sau khi rèn cho con có được chuỗi thói quen để đi vào giấc ngủ, kết hợp nhận biết dấu hiệu khi nào con buồn ngủ, mẹ nên đưa bé vào giường cũi để con tự ngủ mà không cần bế hay ru ẵm lâu.

Chỉ cần đặt trẻ xuống chỗ ngủ, vỗ mông hoặc cho bé một thú bông mềm, nhỏ để con được trấn an. Nếu tập liên tục và thường xuyên, bé sẽ ngủ dễ dàng hơn mà không cần mè nheo, khóc lóc.

3. Mẹ nhớ tránh cho bé thói quen ti để ngủ

Mẹ chăm bé thường dễ mệt nên chọn giải pháp đơn giản là mẹ nằm cho con ti rồi để bé ngủ luôn. Ban đầu khi bé còn nhỏ, cách này có thể hiệu quả. Nhưng lâu dần con sẽ học được rằng ti của mẹ là để trấn an và giúp con ngủ ngon. Sau đó tiến tới, chỉ cần mẹ rút ti ra là bé sẽ khóc ré lên và không tự ngủ được nữa.

Do đó, để giúp con tự ngủ mà mẹ cũng có thời gian nghỉ ngơi, mẹ cần ngồi dậy khi cho con bú. Nếu bé thiếp đi trong lúc ti hãy dùng khăn lau mặt, giúp bé tỉnh táo lại. Đợi kết thúc bữa sữa, mẹ cố giữ cho con không buồn ngủ thêm một lát nữa rồi hãy cho con đi ngủ. Như vậy bé sẽ hiểu được là ăn và ngủ là 2 thời điểm khác nhau.

4. Đừng để bé đi ngủ khuya

Trẻ trong năm đầu đời cần được dậy sớm và ngủ tối sớm. Nếp sinh hoạt này thuận với đồng hồ sinh học tự nhiên trong cơ thể con. Do đó, tầm 6 giờ chiều là mẹ nên chuẩn bị cho bé uống cữ sữa cuối cùng và thực hiện chuỗi thói quen đi ngủ. Bé đi ngủ sớm thì sẽ ngủ được giấc dài, ít tỉnh giấc về đêm và vui vẻ vào buổi sáng.

5. Giảm dần số bữa sữa vào buổi đêm

Bé thức giấc đêm khuya chưa hẳn là đã đói. Trẻ có chu kỳ ngủ 1 tiếng lại chuyển giấc một lần. Khoảng thời gian chuyển giấc bé sẽ cựa mình hoặc khóc. Lúc này mẹ nên chờ đợi chứ đừng vội cho con ngủ ngay. Dần dần con sẽ học được cách nối giấc dài hơn, nhờ vậy mà mẹ không cần dỗ con ngủmệt mỏi về đêm nữa.

6. Buổi sáng nên cho bé tiếp xúc nhiều với ánh nắng dịu

Khoảng thời gian sáng sớm, nếu bé được đi dạo và tắm nắng thì cơ thể sẽ sản sinh ra hoóc môn Melatonin, giúp con dễ buồn ngủ hơn về đêm.

7. Con ngủ đêm tốt cũng cần ngủ đủ giấc ngày

Nhiều mẹ thấy bé khó ngủ về đêm, hay quấy khóc thì cố giữ cho con ngủ thật ít vào ban ngày. Nhưng trên thực tế nếu con ngủ không đủ giấc ngày thì cơ thể con càng bị căng thẳng và bé sẽ khó ngủ hơn.

Vì thế mẹ cần nắm vững lịch sinh hoạt của trẻ trong năm đầu đời, điều chỉnh giờ thức giờ ngủ vào ban ngày cho hợp lý thì ban đêm con sẽ ngủ được ngon hơn.

8. Mẹ cần đảm bảo có con một giấc ngủ tử tế trên giường

Nếu con đã quá buồn ngủ, trẻ có thể ngủ gục ngay trên vai mẹ, trong xe đẩy hay trên ghế phòng khách. Nhưng mẹ nên tập cho bé thói quen ngủ trên giường và không gian yên tĩnh ít nhất là 1 giấc trong ngày và đặc biệt là giấc đêm của trẻ. Từ đó con sẽ có nếp ngủ lành mạnh và lâu hơn.

9. Thời gian tập ngủ cho con rất quan trọng và phải nhất quán

Có hàng trăm phương pháp để giúp bé ngon giấc mà mẹ không phải dỗ con ngủ. Điều quan trọng là mẹ cần chọn một cách phù hợp nhất với con. Sau đó tập trung vào thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định chứ không nên tùy tiện thay đổi. Điều này làm trẻ bị phân vân và không đủ thời gian để thích nghi.

Giấc ngủ của Bé với 3 bước dễ dàng

Thói quen 3 bước độc đáo từ JOHNSON’S® là thói quen vào ban đêm đầu tiên và duy nhất đã được chứng minh lâm sàng* là giúp bé và trẻ chập chững biết đi từ 7 đến 36 tháng ngủ tốt hơn chỉ trong một tuần.

Khi bé ngủ ngon hơn cũng giúp mẹ bớt căng thẳng, mệt mỏi và thêm tự tin vào khả năng quản lý giấc ngủ của con.

Hãy thử thói quen này trong 7 đêm và xem sự khác biệt mà thói quen này có thể mang lại cho bạn và bé.

Bước 1 – Tắm sạch với nước ấm

Thời gian tắm là cách hoàn hảo nhất để bắt đầu thói quen trước khi đi ngủ của bé.

Có nhiều cách để giúp có sự tự tin và khiến thời gian tắm diễn ra thành công. Hãy nhớ, trẻ còn rất nhỏ cần sự hỗ trợ liên tục khi ở trong nước, vì vậy không bao giờ được bỏ tay ra khỏi trẻ. Hãy để nước cạn thôi, không cần quá 2-3 inch, tùy theo độ tuổi. Và không bao giờ được để bé, bất kể độ tuổi, một mình trong bồn tắm, ngay cả trong một phút!

  • Chuẩn bị bồn tắm
    Chuẩn bị hết mọi thứ trước khi bạn bắt đầu. Để mức nước trong bồn cạn Kiểm tra nhiệt độ bằng khuỷu tay của bạn hoặc một nhiệt kế trước khi đặt bé vào; nước nên ấm chứ không được nóng. Đổ vào một sản phẩm tắm như Sữa tắm JOHNSON'S®  BEDTIME® Giúp Bé Ngủ Ngon và khuấy sản phẩm trong nước và đảm bảo không có “chỗ quá nóng”
  • Chuẩn bị cho bé
    Nhẹ nhàng đặt bé vào bồn tắm, nâng cơ thể bé trong nước
  • Tắm
    Sử dụng tay của bạn để làm bắn nước lên cơ thể của bé một cách nhẹ nhàng. Hầu hết các bé rất thích thú duỗi tay và đá chân trong khi vệ sinh và tắm rửa, vì vậy hãy dành thời gian để tắm rửa cho bé
  • Lau khô
    Nhấc bé ra khỏi bồn, quấn bé trong một chiếc khăn ấm và lau khô kỹ cho bé

Thêm lời khuyên cho việc tắm bé

Bước 2 – Mát-xa thư giãn

Mát-xa nhẹ nhàng là cách tuyệt vời để giúp bé cảm thấy an toàn, được yêu thương và sẵn sàng đi ngủ.

Mát-xa có thể giúp bạn nhận biết và đáp lại với cử chỉ cơ thể của bé và là cách tuyệt vời để giúp bé yêu của bạn cảm thấy an toàn và yên tâm. Thực tế, nghiên cứu đã cho thấy mát-xa cho bé đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe, và đây cũng là thời khắc hoàn hảo để gắn kết với bé và mẹ.

Trước khi bạn mặc đồ cho bé để đi ngủ, hãy thoa một lượng nhỏ Dầu mát-xa dưỡng ẩm  JOHNSON'S® BEDTIME® Giúp Bé Ngủ Ngon vào lòng bàn tay bạn và sau đó nhẹ nhàng mát-xa vào làn da của bé.

Không chỉ có một cách mát-xa bé—hãy làm theo trực giác của bạn cùng với trình tự được gợi ý trong hướng dẫn cách mát-xa và bạn sẽ sớm khám phá ra cách tốt nhất cho bạn và bé yêu.
 

Xem thêm lợi ích về việc mát-xa cho bé

Bước 3 – Thời gian Yên tĩnh

Sau khi tắm nước ấm cho bé và mát-xa thư giãn, đây là lúc cho bé đi ngủ cùng với chút thời gian yên tĩnh cùng với nhau.

Đảm bảo bạn giữ được bầu không khí yên tĩnh và ấm cúng. Bạn có thể giúp bé thoải mái hơn bằng cách đọc hoặc hát nhỏ. Nếu bạn chọn cho ăn vào lúc này, hãy nhớ không được cho bé ăn để ngủ.

Tốt nhất là tránh chơi đùa quá mức vào thời điểm này, để bé buồn ngủ khi lên giường nhưng vẫn còn thức. Điều này sẽ giúp bé học được cách tự trấn an và tự mình trở lại giấc ngủ nếu bé thức giấc trong đêm.

Chu trình 3 bước này có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ chập chững biết đi cũng như chất lượng giấc ngủ của bà mẹ giai đoạn hậu thai kỳ và có thể được duy trì đến hơn một năm.

Mẹ có thể tham khảo thêm về Khuyến nghị về Chu trình giúp trẻ ngủ ngon được phát triển bới Hội Nhi Khoa Việt Nam phối hợp cùng Hội Giấc ngủ Trẻ em Châu Á Thái Bình Dương và Johnson & Johnson tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề