Virus corona sống ngoài môi trường được bao lâu

Giữa thời tiết nắng như lửa cả hai miền, Việt Nam ghi nhận hàng trăm ca Covid-19 mỗi ngày, xóa tan kỳ vọng lây nay rằng bệnh dịch chỉ hoành hành mạnh trong mùa lạnh.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, chỉ ra rằng dù tiết trời rất nóng, trên thực tế sự lây nhiễm đã diễn ra trong các môi trường mát và kín, tập trung đông người. nCoV có thể chết ở nhiệt độ cao nhưng không giảm lây truyền khi tiếp xúc gần.

Theo các nghiên cứu khi Covid mới xuất hiện, virus gây bệnh này có thể sống sót bên ngoài cơ thể đến 3-5 ngày, thậm chí 14 ngày trong điều kiện nhiệt độ thấp. Tuy nhiên chúng chỉ tồn tại được 5 phút ở 70 độ C. Nếu nCoV tiếp xúc với nhiệt độ rất cao chỉ một giây cũng đủ khiến chúng không thể lây sang vật chủ khác. Từ đó công chúng tin rằng Covid-19 sẽ có tính mùa, giảm bớt trong mùa hè nắng nóng.

Tuy nhiên, bác sĩ Hà phân tích: nCoV chết ở nhiệt độ cao nhưng không thể khẳng định nó không lây lan khi thời tiết nắng nóng. Trong môi trường thông khí kém, đặc biệt phòng kín máy điều hòa lạnh, virus có điều kiện tồn tại và lây lan. Chỉ ở trong môi trường thoáng khí, có ánh sáng tự nhiên, nCoV mới có ít cơ hội sống sót. Khi ở trong cơ thể người, chúng vẫn phát triển, không liên quan đến nhiệt độ môi trường.

Hơn nữa, nhiệt độ, độ ẩm chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ lây lan dịch bệnh, hành vi con người mới là yếu tố quan trọng, bác sĩ Hà nói.

Cách thức lây truyền của virus là thông qua giọt bắn, qua bề mặt chứa virus, qua không khí. Môi trường khép kín, chật hẹp, mật độ đông người, tiếp xúc lâu là yếu tố nguy cơ cao. Đặc biệt trong đợt dịch lần này, Covid-19 bùng phát mạnh ở những khu công nghiệp, quán karaoke… đều là môi trường kín.

Người dân cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay… Ảnh: Hữu Khoa

Cùng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, cho biết: “Trong thời tiết nắng nóng, khả năng virus tồn tại bên ngoài môi trường là rất thấp. Tuy nhiên số ca nhiễm vẫn tăng cao là do tiếp xúc quá gần”.

Hình thức lây của virus là thông qua giọt bắn. Sau khi ra khỏi vùng hầu họng của người mang bệnh, virus có thể sống trong giọt bắn nên người khác. Khi một người hít phải giọt bắn đó sẽ mắc Covid-19.

“Khi nắng nóng, mọi người hay tụ tập trong các môi trường có máy lạnh như quán cà phê, trung tâm thương mại… là nơi dễ lây truyền bệnh. Kể cả khi hai người đứng ngoài nắng mà tiếp xúc gần, virus vẫn có thể lây”, bác sĩ nói. “Chỉ khi đứng một mình ngoài nắng nóng, hoặc tiếp xúc nhưng tuần thủ khoảng cách, virus sẽ bị tiêu diệt”.

Hiện, Việt Nam ghi nhận rất nhiều ca nhiễm một ngày, chủ yếu ở Bắc Ninh, Bắc Giang, TP HCM song các bệnh nhân này đã được cách ly từ trước. Vì thế, không loại trừ khả năng thời gian ủ bệnh của các bệnh nhân dài nên đến giờ mới phát hiện dương tính; chưa chắc bệnh nhân bị nhiễm vào những ngày nóng vừa qua, hay từ trước đó.

Trong ba phương thức lây truyền, nCoV lây qua không khí mới được khẳng định từ đầu năm 2021. Bác sĩ Hà cho rằng việc thông khí, mở cửa thoáng là biện pháp quan trọng ngăn chặn virus.

“Khi mở cửa thông thoáng, môi trường loãng, gió phát tán cộng với bức xạ mặt trời, nCoV chết rất nhanh. Chúng không thể ‘bay từ nhà tòa nhà này sang nhà khác’ như một số người tưởng tượng”, bác sĩ Hà, người đứng đầu chiến dịch chống SARS tại Việt Nam năm 2002, nói. Ông nổi tiếng với phương pháp mở cửa thông thoáng phòng bệnh khi điều trị, được công nhận trên thế giới, cứu sống nhiều bệnh nhân mắc SARS.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng nhận định khi mở cửa thông thoáng, có nắng gió, nCoV sẽ bị tiêu diệt mà không lây sang các nhà lân cận. Do đó, để ngăn chặn Covid-19 hiệu quả, mọi người cần tuân thủ 5K, mở cửa nhà thông thoáng, thường xuyên lau bề mặt, nền nhà, vật dụng, nhà vệ sinh… bằng các chất tẩy rửa thông thường.

Khu trung tâm TP HCM trong ngày đầu thực hiện giãn cách. Nhiệt độ thành phố những ngày qua khoảng 34 độ C. Ảnh: Quỳnh Trần

11.1. Triệu chứng Covid – 19 qua từng ngàyTriệu chứng nhiễm virus Corona qua từng ngày sẽ khác nhau tùy theo thể trạng và sức đề kháng của mỗi cá thể nhưng các triệu chứng đều biểu hiện rõ từ 2 – 14 ngày.

Ngày 7:    - Sốt cao dưới 38 độ C    - Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.    - Toàn thân đau nhức.    - Khó thở.    - Tiêu chảy và nôn ói nhiều hơn.

Ngày 8:

   - Sốt khoảng trên dưới 38o.    - Khó thở, hơi thở khò khè, nặng lồng ngực.    - Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng.    - Đau khớp xương, đau đầu, đau lưng.

Ngày 9:

Các tình trạng như sốt, ho, khó thở, nặng lồng ngực… trở nên nặng nề hơn.

Ngày 1 đến ngày 3:    - Dấu hiệu giống bệnh cảm thông thường.    - Viêm họng nhẹ, không sốt, không mệt mỏi.    - Ăn uống và hoạt động bình thường.


Ngày 4:

   - Cổ họng bắt đầu đau nhẹ, người lờ đờ.    - Bắt đầu khan tiếng.    - Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ.    - Đau đầu nhẹ, tiêu chảy nhẹ.    - Bắt đầu chán ăn.

Ngày 5:

   - Đau họng nhiều hơn, khan tiếng nhiều hơn.    - Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ    - Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các khớp xương.

Ngày 6:

   - Triệu chứng của virus Corona 2019 là bắt đầu sốt nhẹ.    - Ho có đàm hoặc ho khan không đàm.    - Đau họng nhiều hơn, đau khi nuốt nước bọt, khi ăn hoặc nói.    - Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn.    - Tiêu chảy, có thể nôn ói.    - Lưng hoặc ngón tay đau nhức.

11.2. Người mắc Covid – 19 có bị sổ mũi không? Biểu hiện khi nhiễm virus Corona thường bị nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường nhưng người mắc Covid – 19 sẽ không sổ mũi mà chỉ có các biểu hiện ho, ho khan, ho dai dẳng, sốt…

11.3. Biểu hiện sớm nhất của người mắc Covid – 19

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC Hoa Kỳ] cảnh báo rằng một hoặc tất cả các triệu chứng khi mắc Covid – 19 đều có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong vòng 2 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus nCoV. Các biểu hiện sớm nhất sẽ gồm có: - Sốt: khi nhiễm virus sẽ bị sốt vượt mức 38 độ C, được đo vào cuối buổi chiều hoặc đầu buổi tối. Đây là dấu hiệu đầu tiên giúp nhận biết nhiễm Covid – 19. - Ho khan: khi uống thuốc ho thông thường không thể điều trị dứt điểm tình trạng ho do Covid – 19. - Mệt mỏi, kiệt sức, đau nhức cơ thể

11.4. Người mắc Covid – 19 sốt bao nhiêu độ?

Trong khoảng thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 này, người mắc Covid – 19 sẽ ho khan và sốt nhẹ. Nhiệt độ sốt từ 38,1 – 39 độ C sẽ nghi ngờ Covid – 19 và thường kèm theo giảm chức năng vị giác và khứu giác.

11.5. Người mắc Covid – 19 có nghẹt mũi, chảy nước mũi không?

WHO cho biết có khoảng 5% người mắc Covid – 19 có triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, tuy không phải dấu hiệu phổ biến nhưng dễ nhầm lẫn với cảm cúm và cảm lạnh.

11.6. Triệu chứng ho có đờm có xảy ra ở người mắc Covid – 19 không?

WHO đã có báo cáo sau khi theo dõi 55.924 người mắc Covid – 19 thì hơn 33% bệnh nhân có triệu chứng ho có đờm, chất nhầy được tạo ra từ phổi, cơn ho xuất phát từ vùng ức và các ống phế quản bị viêm gây khó chịu.

11.7. Da nổi mẩn khi mắc Covid – 19

Theo các nhà nghiên cứu, không thể bỏ qua dấu hiệu da nổi mẩn để nhận biết nhiễm virus SARS-CoV-2.    - Cước ngón chân, ngón tay   - Vùng cổ, ngực, miệng bị chàm   - Phát ban sần, nổi mụn nước   - Mề đay Các triệu chứng này sẽ tự khỏi sau 10 ngày.

11.8. Đau họng khi mắc Covid – 19

Một trong những triệu chứng điển hình và phổ biến nhất của Covid – 19 là đau họng, ho khan, ho có đờm và bọt. Đau họng do Covid – 19 dễ bị nhầm lẫn với đau họng thông thường nhưng khi điều trị bằng thuốc tại nhà lại không có hiệu quả.

11.9. Triệu chứng Covid – 19 buồn nôn

Buồn nôn là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm Covid – 19. Người bệnh sẽ buồn nôn trước 1 – 2 ngày rồi mới bắt đầu sốt.

11.10. Mắc Covid – 19 có hắt hơi không?

Triệu chứng hắt hơi KHÔNG xảy ra ở người mắc Covid – 19. Đây chỉ là triệu chứng của cúm, cảm lạnh mà thôi. Do đó, mỗi người cần tiêm phòng vắc-xin cúm hằng năm để giảm nguy cơ mắc cúm và tránh nhầm lẫn với Covid – 19.

11.11. Triệu chứng Covid – 19 khó thở

Dấu hiệu cảnh báo điển hình nhất của Covid – 19 là khó thở, thở hụt ở lồng ngực do virus SARS-CoV-2 thâm nhập trực tiếp vào phổi, kiểm soát hệ hô hấp.

11.12. Tiêu chảy khi mắc Covid – 19

Người mắc Covid – 19 có thể bị triệu chứng tiêu chảy do hiện tượng viêm phổi [ở thùy dưới phổi]. Những người lớn tuổi mắc Covid – 19 còn bị triệu chứng tiêu hóa xuất hiện nặng nề hơn.

Video liên quan

Chủ Đề