Ngày Thần Tài có nên đổi vàng không

Đua nhau đi mua vàng ngày vía Thần Tài

Mùng 7 Tết đi làm lại là chị Vũ Thị Thanh [Hà Nội] và một số đồng nghiệp "tổng kiểm kê" tiền nong để tích lại chờ mua vàng ngày vía Thần tài [mùng 10 Tết], mong cho cả năm sung túc, may mắn, có lộc làm ăn...

Chị Thanh quyết đập con lợn đất, gom với số tiền mừng tuổi của con gái và tiền được công ty lì xì đầu năm mới mới đủ mua 2 chỉ vàng. Chị không phải là người mê tín, nhưng mua được 1 hay 2 chỉ vàng để cả năm phát tài, phát lộc thì có thêm tiền mua nhà. Nếu không phát thì coi như mua vàng để tiết kiệm. Mua vàng ngày vía Thần Tài như lấy may, vừa tích cóp vừa không sợ mất giá.

Nhiều người mua vàng ngày vía Thần Tài. Ảnh minh họa.

Nhiều người ngoài đi mua vàng, sắm đồ còn biện lễ để cúng bái cầu tài lộc. Ngày vía Thần Tài giờ không chỉ quan trọng với người làm kinh doanh, người đang mưu cầu ổn định, thịnh vượng, mà giới công sở và nhiều bà con ở các ngành nghề khác cũng lưu tâm.

Mọi năm ngày vía Thần Tài sức mua vàng lẻ tại các cửa hàng vàng bạc rất lớn. Người dân quan niệm mua vàng để cầu may cho một năm sung túc, và những sản phẩm vàng nhỏ lẻ làm làm của để dành tiêu thụ mạnh nhất.

Các doanh nghiệp vàng bạc cũng đón trước nhu cầu mua vàng vào ngày vía Thần Tài cầu may tăng cao nên tung ra khá nhiều sản phẩm vàng độc đáo. Khách sộp thì có vàng miếng, nhưng loại vàng này it người mua.

Bán chạy là các sản phẩm vàng lẻ từ 0,5 chỉ - 5 chỉ, khách mùa vàng lẻ 1-2 chỉ chiếm phần lớn khiến hàng ở kho không về kịp.

Ngoài ra nhẫn vàng, đồng vàng 1 chỉ, các loại vàng trang sức [nhẫn kim tiền, lắc tay kim tiền, vàng chạm tài lộc... được nhiều người rủ nhau mua dịp ngày Vía Thần Tài vì ý nghĩa tích cực, nhiều may mắn, an lành.

Nhiều người còn mua vàng từ trưa ngày mùng 9 tháng Giêng để hôm sau bớt phải chen chân ở các tiệm mua bán vàng bạc để chờ mua lấy may.

Thần Tài là biểu tượng tinh thần cho sung túc, thịnh vượng. Ảnh minh họa.

Làm gì vào ngày vía Thần Tài

Từ xưa dân ta đã thờ thần Lửa, thần Nước, thần Bếp, thần Thổ Địa, thần Lộc… và thần Tài cũng nằm trong hệ sinh thái tín ngưỡng thờ Thần. Ngày vía của các vị Thần được thờ ở nhân gian là ngày các vị ấy từ giã cõi trần để trở về thiên giới sau một nhiệm vụ được Ngọc Hoàng phân công hay một sự sơ suất hoặc bị trừng phạt nào đó.

Thần Tài theo các tiểu thương người Hoa du nhập vào Việt Nam trở thành một biểu tượng tinh thần cho việc sung túc và thịnh vượng. Ngày Thần Tài về trời là ngày 10 tháng Giêng âm lịch. Trước khi đi, thần và người vẫn luôn có những ân tình mà người xưa gọi là lưu phước lưu ân cho tín chủ. Vì thế, dân gian cho rằng, vào ngày vía Thần Tài thì nếu ai tưởng nhớ sẽ được Thần Tài phù hộ.

Thần Tài được thờ phổ biến trong các công ty, cửa hàng, nơi những người kinh doanh thực hiện. Vì thế, ban thờ Thần Tài được đặt ở một vị trí quan trọng và chăm sóc hàng ngày. Những người không kinh doanh buôn bán hiếm khi lập ban thờ Thần Tài nhưng trong tâm khảm vẫn mong cầu một đấng siêu nhiên có thể trợ giúp cho mình may mắn trong việc mưu cầu tiền bạc. Vì thế, vẫn có một hấp lực không nhỏ đối với những người này mỗi khi được nhìn thấy hay nhắc đến những vật phẩm cầu may.

Ngày vía thần Tài, người dân hay đi mua vàng để cầu may. Vì vàng là một trong những vật có giá trị nhất về mặt kinh tế, là biểu tượng cho sự tích lũy và giàu có. Mua vàng để cầu may vào ngày vía Thần Tài là một quan điểm có tính chất truyền miệng trong dân gian, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Thần của một bộ phận người Á Đông. Hoạt động mua vàng vào ngày vía Thần Tài mang nặng tính chất kỳ vọng riêng tư về mưu cầu lợi ích chứ hoàn toàn không có giá trị về mặt phong thủy hay năng lực tâm linh, mà đơn giản là được các tiệm vàng dẫn dắt để tăng doanh thu của họ.

Nhân ngày này, mọi người nên cảm tạ trời đất, ơn trên đã ban cho mình đồ ăn, thức uống và của cải. Việc bày tỏ tấm lòng thành kính có thể thực hiện tại bất cứ đâu, vào lúc nào, vì người xưa cho rằng "trên đầu ba thước có thần linh" nên chỉ cần tâm khởi là thần biết, miễn sao thực lòng, chứ không câu nệ về hình thức.

Người dân có thể mua một vật cầu may được Thần Tài ưa thích để chưng lên bàn thờ [như tì hưu, thiềm thừ, bảo bình, túi tài lộc, tiền ngũ đế...].

Hoặc đơn giản nhất là ra ngân hàng gửi một khoản tiết kiệm tượng trưng chứ không nhất thiết phải mua vàng với giá đắt đỏ.

Nguồn: //giadinh.net.vn/ngay-via-than-tai-co-the-lam-viec-nay-chu-khong-nhat-thiet-phai-...Nguồn: //giadinh.net.vn/ngay-via-than-tai-co-the-lam-viec-nay-chu-khong-nhat-thiet-phai-mua-vang-voi-gia-dat-do-172220206105357544.htm

Theo Chuyên gia phong thủy Nguyễn Hoàng [Gia đình & Xã hội]

Ngày "vía Thần Tài" ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc

Trong quan niệm của người Việt, ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày vía Thần Tài. Vào ngày này, mọi người lại đổ xô đi mua vàng cầu may. Người ta tin rằng, vàng tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, "buôn may bán đắt" trong năm mới nên càng mua nhiều vàng trong ngày "vía Thần Tài" sẽ càng gặp may mắn, tài lộc cả năm.  

Điều này khiến nhiều cửa hàng kinh doanh vàng trở nên quá tải. Ở nhiều nơi còn xảy ra tình trạng người dân xếp hàng dài, chờ đợi từ sáng sớm tinh mơ với mong muốn có thể mua được vàng trong ngày vía Thần Tài để năm mới phát tài, sung túc.

Theo chuyên gia Văn hóa, TS. Đinh Đức Tiến [khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn], ngày vía Thần Tài là truyền thống đã có từ xa xưa của người Việt, chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc.

Trong quá khứ, ngày Thần tài trong phong tục truyền thống của người Việt không quá nổi trội, chỉ giới hạn ở giới thương nhân, lái buôn. Khoảng 20 năm trở lại đây, khi kinh tế, giao thương phát triển hơn, nhu cầu mua bán của người dân tăng cao nên ngày "vía Thần Tài" cũng nở rộ mạnh mẽ.

Người Việt quan niệm ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày vía Thần Tài [Ảnh: H.D].

Vị chuyên gia này bày tỏ quan điểm, ngày "vía Thần Tài" là tín ngưỡng, văn hóa tốt đẹp, thể hiện sự đa dạng văn hóa, tôn trọng giá trị văn hóa của những nhóm người khác nhau trong xã hội. Tuy nhiên do tính chất thương mại hóa các hoạt động tín ngưỡng nên ngày nay, nhiều phong tục, tín ngưỡng đang dần bị biến tướng.

Mặt khác, câu chuyện về ngày "vía Thần Tài" thường được một số người làm kinh doanh [đặc biệt những người buôn vàng] tuyên truyền mạnh nhằm thúc đẩy việc bán hàng đầu năm, cầu "buôn may bán đắt".

Mua vàng để cầu may dịp đầu năm

Theo Tiến sĩ Đinh Đức Tiến, xét về góc độ tinh thần, việc mua vàng cầu may dịp đầu năm cũng đáp ứng nhu cầu rất chính đáng của con người, tạo động lực để họ phấn đấu trong năm mới. Tuy nhiên, không có lệ hay bắt buộc phải mua vàng trong ngày mùng 10 tháng Giêng để sung túc, tài lộc cả năm. Đây cũng chỉ là một quan niệm lưu truyền trong dân gian.

Tuy nhiên, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, việc mua vàng đầu năm cũng được coi là một hình thức tiết kiệm của nhiều người Việt. Trước đây, chỉ những người kinh doanh buôn bán mới mua vàng nhằm mục đích cầu năm mới nhiều tài lộc. Dần dần, người dân bắt đầu đổ xô đi mua vàng trong ngày "vía Thần Tài".

Trong tâm lý, thói quen của người Việt, vàng vẫn được coi là một thứ tài sản có giá trị bảo toàn và sinh lời nên nhiều người thường mua về tích trữ lâu dài, "giắt lưng" đề phòng khi cần chi tiêu.

Người dân đổ xô đến các tiệm vàng để mua vàng cầu may dịp đầu năm [Ảnh: H.D].

Cũng theo chuyên gia này, không bắt buộc phải mua vàng trong ngày "vía Thần Tài" để cầu may. Tùy điều kiện mỗi gia đình, nếu có nhiều thì mua nhiều, nếu không có thì không mua cũng không sao. 

Theo TS. Nguyễn Ánh Hồng, không nên tin rằng cứ đi mua vàng cầu may là cả năm làm ăn phát đạt. Điều này dễ khiến con người cảm thấy u mê, dần sa vào mê tín dị đoan.

"Chúng ta không nên sa đà và quá thần thánh hóa, đẩy ngày này lên thành mê tín dị đoan. Đức năng thắng số, thành công phải dựa vào nỗ lực của bản thân chứ không phải do sự may rủi tạo nên", nữ tiến sĩ nói.

Trong ngày "vía Thần Tài", ngoài thói quen mua vàng, nhiều gia đình, cơ sở kinh doanh còn chuẩn bị mâm cúng để cầu mong tài lộc, việc làm ăn thuận buồm xuôi gió. Mâm cúng ngày này, ngoài thịt quay còn có thêm mâm cỗ "Tam Sên" gồm: 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm [hoặc cua] luộc.

Ở miền Nam, đa số người dân thờ chung ông Thần Tài với ông Thổ Địa nên còn chuẩn bị thêm cá lóc nướng để dâng lễ. Ngoài ra, tại những đô thị, thành phố lớn, người dân cũng đặt vàng lên bàn thờ để cầu năm mới may mắn, tài lộc. Có nơi còn làm đồ cúng bằng món xôi và chè trôi nước với hy vọng việc làm ăn, buôn bán trôi chảy.

Theo Dân trí

Giá vàng hôm nay 10/2 trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, trong khi giá vàng trong nước giảm.

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là dịp để gia chủ cầu mong Thần Tài nhận lễ, phù hộ việc làm ăn thuận lợi. Dưới đây là bài cúng vía Thần Tài 2022, độc giả có thể tham khảo.

Ngày vía Thần Tài nhằm ngày mùng 10 tháng Giêng [Âm lịch]. Vài năm gần đây, vào ngày này mọi người thường đi mua vàng với tâm lý cầu may mắn, tài lộc cho cả năm.

Video liên quan

Chủ Đề