Làm thế nào để quản lý lớp tốt

Các phương pháp quản lý lớp học hiệu quả

Các phương pháp quản lý lớp học hiệu quả luôn là điều khiến không ít giáo viên hay bất kỳ người dạy học nào phải đau đầu. Tìm kiếm biện pháp quản lý lớp học có thể ổn định trật tự và thu hút sự quan tâm của người học luôn tốt hơn nhiều câu nói: “Hãy tập trung lên đây”. Chính vì vậy, bài biết hôm nay, chúng tôi sẽ tổng hợp một số biện pháp quản lý lớp học hiệu quả dành cho giáo viên hay quản lý trung tâm trong quá trình giảng dạy. 

1. Áp dụng các phương pháp quản lý lớp học hiệu quả ngay từ thời gian đầu

Chất lượng của giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào các quản lý lớp học bằng biện pháp tích cực từ giáo viên. Hầu hết với những cơ sở đào tạo đều không tránh khỏi được tình trạng người học nhốn nháo, nói chuyện, làm việc riêng hay không thực hiện theo những yêu cầu của giáo viên,… Điều này dẫn đến những buổi học trở nên nhàm chán và kém hiệu quả. Vậy các phương pháp quản lý lớp học hiệu quả hiện nay như thế nào? 

Ngay từ buổi gặp mặt lần đầu tiên, dù là giáo viên, giảng viên các trường đại học, cao đẳng hay quản lý trung tâm ngoại ngữ thì cũng nên chú ý đến những vấn đề sau: 

  • Tạo không khí gần gũi, vui vẻ và thân thiện giữa người dạy và người học bằng cách giới thiệu bản thân, cùng làm quen theo cách thoải mái nhất. 
  • Sự tự tin và nụ cười sẽ khiến của giáo viên hay người quản lý trung tâm sẽ quyết định đến không khí lớp học. Hãy thể hiện mình là một người đầy năng lượng, dễ tính, lắng nghe ý kiến và mong muốn từ người học. 
  • Cùng học sinh xây dựng nội quy dựa trên mong muốn của cả hai bên và đảm bảo  thỏa thuận thống nhất. 
  • Dù dễ tính nhưng không quá dễ dãi, người quản lý cần phải biết nghiêm khắc đúng thời điểm để răn đe và kỷ luật nếu phạm lỗi. 
  • Nêu chi tiết quy định phạt, thưởng đối với từng thành viên và có sự rõ ràng ngay từ ban đầu. 
  • Đưa ra những cách thức quản lý lớp học hiệu quả dựa trên tinh thần dân chủ của người học. Điều này không chỉ tạo cảm giác được tôn trọng mà từng thành viên trong lớp học cũng nhận thức về sự hiện diện và vai trò của mình trong một tập thể.

2. Các biện pháp quản lý lớp học trong quá trình giảng dạy

Mặc dù những quy định ban đầu được đưa ra và đã thống nhất nhưng nếu không có các phương pháp quản lý lớp học hiệu quả thì không thể đảm bảo được chất lượng đào tạo trong thời gian dài. Chính vì vậy mà trong suốt năm học, giáo viên hay người quản lý trung tâm cần phải đảm bảo những biện pháp quản lý lớp học như sau: 

Đối với phương thức giảng dạy 

  • Tìm kiếm những phương pháp quản lý lớp học cũng như tổ chức giảng dạy tích cực nhằm kích thích sự tò mò mà niềm yêu thích của từng thành viên. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cũng nhưng thể hiện được những năng khiếu vốn có trong mỗi người học. 
  • Xây dựng những buổi học có sự đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng. Cân nhắc những hoạt động xen lẫn vào tiết học để không tạo cảm giác nhàm chán với phần lý thuyết khô khan. 
  • Không nên kỷ luật quá khắt khe nếu chưa thật sự cần thiết. Động viên, khích lệ để học sinh thấy vui và tích cực tham gia xây dựng bài học nhiều hơn. 
  • Nếu học sinh trả lời sai, giáo viên nên tìm ra một hướng tích cực hay điểm mạnh của câu trả lời để khích lệ tinh thần tìm tòi của người học. 

Đối với cách thức tổ chức 

  • Có thể thay đổi hình thức truyền đạt thông tin thông qua trò chơi nhỏ, hình ảnh hoặc video,…
  • Xây dựng nhiều hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ như văn nghệ, tham quan, báo tường,… để giải tỏa áp lực trong quá trình học tập, tạo kỉ niệm và sự gắn kết giữa giáo viên với thành viên lớp học. 
  • Động viên, khích lệ và quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Cùng tập thể giúp đỡ học sinh nghèo, bệnh tật hay cá nhân học chậm để cùng nhau vượt qua khó khăn, tạo nên môi trường thân thiện, lành mạnh cho từng học sinh. 

Hi vọng với những chia sẻ về các phương pháp quản lý lớp học hiệu quả nói trên sẽ có thể giúp ích cho người dạy trong việc nâng cao nhận thức cho từng thế hệ trẻ. Mỗi một con chữ đều là tâm huyết của những người làm công tác dạy học. Càng đặt nhiều tình thương bao nhiêu, bạn càng được trân trọng và nhận lại bấy nhiêu.

Được thầy cô giáo yêu thương là một trong những yếu tố quan trọng giúp học trò có nhiều động thái tốt trong học tập. Tuy nhiên, nếu tình yêu ấy được chia sẻ không đúng cách, không đúng lúc có thể khiến các em cảm nhận rằng đó là sự thiên vị. Đứng trước một lớp học có sĩ số vài chục học sinh, có những học sinh giỏi, ngoan, đáng yêu thì việc giáo viên dành tình cảm nhiều cho các học sinh ấy là điều dễ hiểu. Ngược lại, giáo viên cũng có thể không dành nhiều tình cảm đến những học sinh cá biệt, nghịch ngợm, không nghe lời. Và trẻ cảm nhận được thái độ, tình cảm của cô giáo dành cho từng học trò ra sao. Đối với trẻ được dành nhiều tình cảm, đó có thể là một niềm hạnh phúc nhưng đôi khi lại hình thành cho trẻ tính ích kỷ, coi mình là “trung tâm”. Trẻ cảm thấy mình có giá trị trước mặt nhiều người, theo đó có thể cậy thế để cư xử với người xung quanh một cách không tôn trọng và xem thường người khác vì đinh ninh mình đã có “chỗ che lưng”. Từ đó, những trẻ còn lại có thể cảm thấy mình không nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ giáo viên nên lo lắng, buồn, mặc cảm và mất sự tự tin. Thậm chí trẻ có thể hình thành nên tính đố kỵ, ganh ghét với bạn bè xung quanh. Đôi khi còn khiến trẻ mất đi cảm giác trông chờ, hứng khởi khi tiết học đến và cũng vì thế mà nghịch ngợm, nói chuyện riêng, mất trật tự xảy ra với tần suất nhiều hơn.

Bạn biết đấy, học sinh hoàn toàn có thể phân biệt điều gì là công bằng và điều gì thì không. Vì thế, giáo viên phải đối xử bình đẳng đối với tất cả học sinh nếu mong được học sinh tôn trọng.

Ảnh minh họa [Nguồn: Internet]

iTD Academy hân hạnh mang đến cho bạn bài viết sau đây của tác giả Todd Finley nói về những cách “thực tế” mà ông đã sử dụng để quản lý lớp học của mình. Hy vọng bạn có thể tìm thấy được những cách hữu hiệu để áp dụng vào lớp học của mình nhé!


 

6 “Đại Mưu”: Những quy tắc cơ bản nhất
 

1. Hãy làm theo các bước như trong kỹ thuật “thôi miên”.

Một trong những kỹ thuật nhập môn của các nhà thôi miên chính là hướng đối tượng thôi miên tập trung vào việc gì đó mà họ đã đang làm. Ví dụ như ‘Hãy cảm nhận đôi mắt của bạn đang trở nên mỏi mệt’ chính là một sự khởi đầu tốt, bởi vì mắt người lúc nào cũng mệt mỏi cả mà chẳng ai nhận thấy cho đến khi có người nói cho họ biết.

Các giáo viên cũng có thể làm điều tương tự khi đưa ra một loạt những yêu cầu bằng cách bảo học sinh làm việc gì đó mà chúng đang làm, sau đó chờ đợi đến khi tất cả đều đã thực hiện điều này rồi tiếp tục đưa ra yêu cầu khác. Giáo viên có thể bắt đầu bằng ‘Hãy hướng mắt về phía thầy/cô’ rồi chờ đến khi tất cả học sinh thực hiện điều này, thay về ngay lập tức ra lệnh ‘Đừng nói chuyện nữa, xoay một vòng đi, mở sách trang 237, lấy bút chì ra!’

2. Hạn chế hậu quả.

Khi một điều luật nào đó bị vi phạm, hãy dùng những cách để lại hậu quả ít nhất để giải quyết trước khi dùng đến những cách “đao to búa lớn” hơn.

3. Sử dụng chương trình giảng dạy phù hợp.

Với một vài học sinh, việc bị đuổi ra khỏi lớp vì đã “bật lại” với giáo viên còn hơn là đứng im, trông lầm lì ngớ ngẩn trước các bạn trong lớp vì không biết làm bài. Việc đa dạng hóa công việc trong lớp với những cấp độ khó dễ khác nhau sẽ giúp loại bỏ rủi ro đó.

4. Luyện tập cho những giai đoạn chuyển tiếp.

Sự hỗn loạn trong lớp học thường diễn ra trước khi chuông reo và giữa các hoạt động. Todd đã dùng biện pháp “30 giây im lặng” để đối phó với điều này. “30 giây im lặng” là tín hiệu để học sinh bắt đầu dọn bàn và ngồi im trong vòng nửa phút. Và sẽ có phần thưởng cho cả lớp khi “30 giây im lặng” được thực hiện thành công. Bọn trẻ rất thích việc được ai đó đến thăm lớp và chứng kiến quá trình này bởi vì họ sẽ cực kì kinh ngạc.

5. Đón đầu khó khăn bằng những cách thật sáng tạo.

Vào đầu năm học, bọn trẻ thường ùa vào lớp mà không hề có một trật tự nào cả. Để giải quyết vấn đề này, Todd đã bảo bọn trẻ phải xếp hàng trước cửa lớp với tay trái của chúng đối diện với vách tường và phải giữ khoảng cách một bàn chân giữa học sinh này với học sinh khác.

Để được vào lớp, từng học sinh phải trả lời các câu hỏi, có khi là liên quan tới bài học, có khi lại chỉ là những câu ngẫu nhiên vui vui, ví dụ như: ‘Con sẽ sử dụng vũ khí gì để chống lại Aquaman nào?’. Những câu như vậy sẽ làm cho cả hàng hứng thú. Sau khi trả lời xong thì từng học sinh phải đi thẳng đến chỗ ngồi của mình, hết sức im lặng và làm theo hướng dẫn được ghi trên bảng. Học sinh nào mà mất trật tự hoặc vi phạm quy định thì sẽ bị phạt về đứng cuối hàng.

6. Thực hiện những cuộc gọi tích cực về nhà và gửi thư.

Todd đã từng gửi những tờ ghi chú với nội dung tích cực về nhà cho phụ huynh và những tờ ghi chú này còn được đính kèm cả những viên nam châm để những tờ ghi chú này có thể được đính lên tủ lạnh. Todd còn gửi cả tin nhắn thoại để khen ngợi học viên. Bằng cách này, phụ huynh và cả bọn trẻ đều xem ông như “đồng minh” vậy.


 

13  “Tiểu Kế”: Những cách can thiệp nhanh
 

1. Cho các học sinh thấy rằng cư xử đàng hoàng sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. Sau các buổi học, Todd thường sẽ phát ra hai lá thăm: một cho những cố gắng về học tập và một cho thái độ tốt. Sau khi viết tên mình lên lá thăm, bọn trẻ sẽ để các lá thăm và trong một chiếc lọ. Vào các ngày thứ Sáu, Todd sẽ ngẫu nhiên chọn ra hai cái tên để được nhận các thanh kẹo ngon lành.

2. Đừng bao giờ phạt cả lớp một lượt.

Dù là bạn có cảm thấy cả lớp đều đang cư xử không tốt, sẽ vẫn luôn có vài học sinh nghe theo hướng dẫn thôi. Việc bạn phạt cả lớp sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng, hãy lựa chọn cách thức ôn hòa hơn.

3. Tạo nên sự hào hứng về nội dung bài học.

Vào đầu buổi học, hãy nói ‘Trong buổi học hôm nay, thầy/cô sẽ cho các con biết…’ và thêm vào là nội dung bài học của ngày hôm đó.

Mục đích của hành động này là để khơi gợi sự hào hứng cho học viên về những phần tiếp theo của bài học thay vì cư xử không tốt.

4. Thay đổi sắc thái.

Để “đánh bật” một lớp học toàn “những chuyên gia than phiền”, Todd để sẵn đĩa CD Katrina and the Waves vào máy chơi nhạc. Khi mà những lời than phiền đầu tiên cất lên, ông sẽ bật đoạn ‘I'm walking on sunshine, woooah / And don't it feel good!’ [Tôi đang đi dưới ánh mặt trời này, woooah / Và chẳng phải là nó tuyệt quá sao!] Và cả lớp sẽ cười lên. Nếu có học sinh nào lại bắt đầu rên rỉ thì ông sẽ lại bật bài hát lần nữa. Cả lớp sẽ lại cười to hơn. Sau đó thì những lời than phiền sẽ ít xuất hiện hơn.

5. Tìm ra những điều có thể giúp bạn vui lên.

Thay vì bắt đầu lớp học với những mâu thuẫn khó chịu, bạn hãy cố gắng tìm những điều có thể giúp bạn thấy vui và hào hứng hơn từ chính học sinh của bạn hay những điều nho nhỏ xung quanh.

6. Nâng cao bầu nhiệt huyết.

Bạn hãy thử tăng bầu nhiệt huyết của mình thêm 20% nữa xem, bạn sẽ thấy điều đó chẳng có gì là không tốt cả đâu.

7. Sử dụng từ ngữ.

Bọn trẻ thỉnh thoảng cũng sẽ bỏ qua những việc tưởng chừng như rất dễ thấy. Bạn hãy nói với chúng ‘Dạy lớp học này làm cho thầy/cô vui lắm!’ để bọn trẻ hiểu nhé!

8. Đừng cố chiều lòng bọn trẻ.

Một trong những nghịch lý kì lạ trong cuộc sống này chính là những người không quan tâm đến việc được yêu mến thì thường được yêu mến nhiều hơn. Cho nên bạn đừng bị ám ảnh với điều đó để rồi cố chiều lòng bọn trẻ. Hãy nghiêm khắc khi cần thiết!

9. Tha thứ.

Mỗi khi học sinh ra khỏi lớp, hãy để cho chúng biết rằng mọi lỗi lầm trong lớp học đó sẽ được tha thứ, và ngày mai sẽ lại là một ngày tươi mới.

10. Hãy cho học sinh quyền được lựa chọn.

Bạn có thể hỏi bọn trẻ ‘Các con muốn làm bài này trong lớp hay mang về nhà?’, hay là ‘Việc này nên làm theo nhóm hay là cá nhân đây?’ Những sự lựa chọn sẽ giúp tăng sự tương tác và chia sẻ công việc của học sinh.

11. Thông báo công khai những mục tiêu liên quan đến việc quản lý lớp học.

Bạn hãy nói rõ cho bọn trẻ hiểu mục tiêu liên quan đến việc quản lý lớp học của bạn bằng cách nói ‘Hôm trước, có tám lần các con làm ồn trong lúc làm việc cùng nhau. Hôm nay chúng ta cùng nhau giảm xuống còn năm nhé!’

12. Xây dựng những thói quen.

Nếu bạn có một lớp học khá là hỗn loạn, hãy giữ mọi thứ theo lịch trình. Bạn hãy để cho bọn trẻ thấy lịch trình của lớp ngày hôm đó để bọn trẻ có thể theo dõi.

13. Khi có gì không đúng, bạn hãy nói sự thật.

Khi có học sinh thấy bối rối hay “lạc lối” trong bài học, bạn đừng bỏ qua điều đó. Và khi nào bạn phải cho một học sinh ra khỏi lớp, hãy nói với lớp ‘Việc này làm thầy/cô buồn lắm, nhưng lớp mình hãy cùng tập trung lại vào bài tập này nhé!

Chắc chắc không phải cách nào cũng hiệu quả trong lớp của bạn, nhưng bạn cứ thử xem sao nhé! Đôi khi những điều tưởng chừng rất bình thường lại cho ra kết quả rất bất ngờ đấy.

Source: //www.edutopia.org/blog/big-and-small-classroom-management-strategies-todd-finley

Video liên quan

Chủ Đề