Vùng xanh được đi lại như thế nào

Các chốt kiểm soát để phân các vùng xanh - vàng - đỏ ở Đà Nẵng sẽ có lực lượng trực đêm ngày - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Người vùng đỏ không được bỏ xét nghiệm

Theo bà Ngô Thị Kim Yến - giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, vùng đỏ [nguy cơ rất cao] thực hiện cách ly y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người dân tuyệt đối cách ly ở trong nhà [trừ trường hợp đặc biệt].

Khu vực này kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ không cho người, hàng hóa, phương tiện ra, vào. Người được phép ra, vào vùng đỏ phải mang đồ bảo hộ đầy đủ [có kính chắn giọt bắn].

Người dân khu vực này sẽ được theo dõi sức khỏe hằng ngày và lấy mẫu xét nghiệm toàn dân với tần suất 3 ngày/lần cho đến khi dỡ bỏ vùng đỏ theo nguyên tắc tuyệt đối không để lọt, không để bỏ sót đối tượng.

Đối với vùng xanh [bình thường mới], quy mô vùng xanh nhỏ nhất là cấp phường, xã, do chủ tịch UBND quận, huyện quyết định thiết lập khi 14 ngày liên tục không có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Áp dụng các biện pháp theo quy định tại chỉ thị số 5 [quy định chống dịch cao hơn chỉ thị 16]

Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, phóng viên, nhân viên, người lao động theo quy định tại chỉ thị số 5 sống ở thôn, tổ dân phố "vùng xanh" được đi làm, khi về phải khai báo y tế và áp dụng biện pháp phòng, chống dịch theo 5K.

Đối với khu vực vùng vàng [nguy cơ hoặc nguy cơ cao], người dân phải chấp hành yêu cầu "ai ở đâu ở đấy" như những ngày qua.

Việc di chuyển giữa các vùng sẽ được kiểm soát theo quy định mới - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Di chuyển giữa các vùng thế nào?

Chiều 26-8, Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết người di chuyển vào vùng đỏ để lưu trú vì lý do đặc biệt phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương và không được rời khỏi vùng đỏ cho đến khi kết thúc vùng cách ly y tế và theo dõi sức khỏe ít nhất 14 ngày.

Người được phép ra, vào vùng đỏ để thực hiện nhiệm vụ không được lưu trú tại vùng đỏ quá 3 giờ.

Người từ vùng đỏ, vàng di chuyển vào vùng xanh phải có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, lưu trú tại "vùng xanh" không quá 12 giờ, trừ trường hợp đặc biệt do chính quyền và y tế địa phương quyết định.

Người từ vùng xanh di chuyển vào vùng vàng vì lý do công việc không được lưu trú tại vùng vàng quá 12 giờ.

Người rời khỏi vùng xanh đến các khu vực vàng quá 12 giờ, vùng đỏ quá 3 giờ khi trở về "vùng xanh" sẽ phải theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 1, ngày 7, ngày 14 kể từ ngày rời khỏi khu vực vùng vàng, vùng đỏ.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19

Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng để dập dịch.

TRƯỜNG TRUNG

Người dân TP Đà Nẵng được mua hàng thiết yếu tại các siêu thị thông qua shipper - Ảnh: TẤN LỰC

* Làm sao để biết khu vực nơi tôi sống là vùng xanh, vùng vàng hay vùng đỏ?

UBND TP Đà Nẵng đã triển khai danh sách phân chia vùng nguy cơ theo các màu đỏ, vàng, xanh đến cấp độ tổ dân phố. Danh sách được các quận, huyện cập nhật liên tục theo diễn biến dịch bệnh tại đường dẫn này hoặc qua bản đồ này.

Trong đó, vùng đỏ là vùng có nguy cơ rất cao về dịch bệnh COVID-19, áp dụng cách ly y tế nghiêm ngặt theo quyết định 3986 và công điện 1168 của Bộ Y tế.

* Người dân ở vùng vàng được làm những gì?

Người dân ở vùng vàng được mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng tạp hóa, quầy thuốc, nhà thuốc trong phạm vi cùng thôn, tổ dân phố. Khi đi mua những mặt hàng trên bên ngoài phạm vi thôn, tổ dân phố đang sinh sống phải có giấy đi đường QRcode.

Người dân được mua hàng hóa thông qua tổ chức, cá nhân được phép hoạt động giao nhận, cung ứng hàng hóa [shipper] tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi và các điểm bán hàng do cơ quan chức năng tổ chức.

* Người dân ở vùng xanh được làm những gì?

Người ở tại vùng xanh được thực hiện các hoạt động cho phép như tại vùng vàng và bổ sung thêm một số hoạt động sau:

Được đi chợ với tần suất 5 ngày/lần bằng giấy đi chợ QRCode. Được tập thể dục, đi bộ ngoài trời và tham gia các hình thức thể dục khác tại nơi công cộng trong phạm vi vùng xanh trong thời gian từ 5h đến 7h hằng ngày, giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét với người khác.

Các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống được đặt hàng và bán hàng qua mạng, giao hàng tận nơi cho khách trong vùng xanh.

* Người từ vùng xanh và vùng vàng khi ra khỏi nhà cần những gì?

Phải có giấy đi đường QRcode kèm theo giấy tờ tùy thân, trừ người tham gia hoạt động tang lễ và dịch vụ tang lễ, hoạt động thể dục [tại vùng xanh]. Thực hiện nghiêm quy định 5K [khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách tối thiểu 2 mét, không tập trung, khai báo y tế]. Đeo tấm che mặt trong suốt khi tham gia hoạt động giao tiếp trực tiếp. Di chuyển theo nguyên tắc 1 cung đường 2 điểm đến.

* Làm sao để được cấp giấy đi đường QRcode?

Đối với người lao động, cán bộ công nhân viên các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn Đà Nẵng: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đăng ký danh sách cấp giấy đi đường QRcode cho cán bộ công nhân viên, người lao động theo đúng đối tượng, hạn mức cho phép qua trang web: giaydiduong.danang.gov.vn.

Đối với cá nhân thuộc các trường hợp được phép ra đường theo quy định, liên hệ UBND cấp xã, phường nơi cư trú để được đăng ký cấp giấy đi đường.

Các hoạt động khác được nối lại tại vùng vàng, vùng xanh theo Quyết định 2905 của UBND TP Đà Nẵng:

Hoạt động cửa hàng thuốc, công ty cung ứng thuốc, trang bị y tế, khám chữa bệnh, phòng chống dịch. Hoạt động [30% nhân lực] các cửa hàng, doanh nghiệp cấp gas, điện, nước, xăng dầu, bưu chính viễn thông, phát hành báo chí, hàng không, đường sắt. Hoạt động ngân hàng [40% nhân lực], cảng biển [50-70% nhân lực], hoạt động bổ trợ doanh nghiệp, bổ trợ tư pháp [30% nhân lực]. Hoạt động nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp [50-70% nhân lực], ngoài khu công nghiệp [30-50% nhân lực].

Hoạt động vệ sinh môi trường, chăm sóc cây xanh, xử lý sự cố lưới điện, cấp thoát nước, viễn thông. Hoạt động cửa hàng vật liệu xây dựng, dịch vụ giao nhận hàng hóa, shipper, tác nghiệp báo chí. Hoạt động cơ quan công sở nhà nước [tạm dừng hoạt động tiếp dân trực tiếp tại tổ 1 cửa, dừng hội họp không cần thiết]. Hoạt động vận chuyển, giao nhận hàng hóa thiết yếu, hàng hóa phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu. Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp.

Hoạt động công trình xây dựng nhà ở dân sinh cấp thiết, công trình động lực trọng điểm. Các hoạt động khẩn cấp như phòng chống thiên tai, cứu nạn cứu hộ, phòng cháy chữa cháy.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19

Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng để dập dịch.

TẤN LỰC

Theo Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn, trong 19 quận, huyện "vùng xanh" người dân sẽ được nới lỏng, tuy nhiên các "vùng đỏ" còn lại nếu muốn sang "vùng xanh" vẫn cần giấy đi đường.

Trao đổi với báo chí sáng 16/9 ông Lê Hồng Sơn, Phó chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội cho biết, sau khi Hà Nội quyết định nới lỏng một số hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn, việc kiểm tra, kiểm soát giấy đi đường sẽ được điều chỉnh theo hướng thuận tiện hơn cho người dân.

Cụ thể, theo ông Sơn, người dân khi di chuyển trong các khu vực "vùng xanh" gồm 19 quận, huyện, thị xã trong trạng thái bình thường mới theo đánh giá của Sở Y tế, sẽ được nới lỏng.

Tuy nhiên, ở "vùng đỏ", người dân vẫn phải tuân thủ nghiêm quy định giãn cách theo Chỉ thị 16, chỉ ra đường khi thật cần thiết và phải có giấy đi đường.

"Trong "vùng xanh" theo nguyên tắc được nới lỏng đi lại, nhưng trong trường hợp người dân đi sang "vùng đỏ", đi xuyên các vùng thì mới tiến hành kiểm soát việc đi đường", ông Sơn nói.

Hà Nội sẽ nới lỏng việc di chuyển trong 19 quận, huyện "vùng xanh".

Nhiều người dân cũng thắc mắc về việc từ "vùng đỏ" sang "vùng xanh" và ngược lại sẽ thực hiện như thế nào? Người dân ở "vùng đỏ" có được phép mua hàng mang về bán ở "vùng xanh" hay không?

Phó chủ tịch Hà Nội giải thích, về nguyên tắc, người dân ở "vùng đỏ" đi xuyên vùng phải có giấy đi đường theo quy định. "Nếu có giấy đi đường được cấp theo quy định thì có thể đi xuyên vùng, tuy nhiên, việc kiểm soát sẽ phải được thực hiện rất chặt chẽ. Tùy thuộc vào tình hình mà các quận, huyện, thị xã sẽ có hướng dẫn cụ thể", ông Sơn cho hay.

Về câu hỏi, các chốt kiểm soát ở "vùng xanh" có cần phải duy trì nữa không, Phó chủ tịch Hà Nội cho biết, thời gian tới, TP sẽ giảm dần các chốt kiểm soát ở những khu vực không cần thiết, mà chỉ kiểm soát ở các khu vực giáp ranh vùng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tình hình diễn biến của dịch.

Quan trọng nhất là việc kiểm soát đi lại giữa các vùng và đặc biệt, "vùng đỏ" vẫn phải duy trì giãn cách, kiểm soát chặt chẽ. Dự kiến trong ngày 16/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sẽ họp và thảo luận chi tiết về các biện pháp nới lỏng sau ngày 15/9 và ngày 21/9.

Phó Chủ tịch UBDN TP Hà Nội cũng khẳng định, tinh thần chung là mở cửa thận trọng, từng bước, không nới đồng loạt và các giải pháp sẽ được đưa ra trên cơ sở đặc thù dân cư, tình hình dịch bệnh của từng địa bàn với phương án phù hợp.

Chi Linh

Video liên quan

Chủ Đề