Làm sao nhập dường trung bình trong nhân công năm 2024

Phương pháp lập dự toán trồng rừng được quy định trong Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo quy định tại Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT, chi phí nhân công được tính toán trên cơ sở định mức (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định) cho từng nội dung hoạt động nhân với đơn giá nhân công của địa phương tại thời điểm lập dự toán.

Trường hợp nội dung đó chưa có trong định mức thì chủ dự án trình UBND tỉnh ban hành định mức thực tế đó để áp dụng trong quá trình xây dựng dự toán.

Đơn giá nhân công được xác định theo công thức sau:

GNC = LNC x HCB x 1/t

Trong đó:

- GNC: Đơn giá nhân công tính cho một ngày công trực tiếp sản xuất.

- LNC: Mức lương đầu vào để xác định đơn giá nhân công cho một ngày công trực tiếp sản xuất. Mức lương này đã bao gồm các khoản lương phụ, các khoản phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực, phụ cấp không ổn định sản xuất và đã tính đến các yếu tố thị trường.

Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

- HCB: Hệ số lương theo cấp bậc của nhân công trực tiếp sản xuất cho từng công việc quy định tại Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 6/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng.

CHƯƠNG 4 : KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG ( Lập kế hoạch tiến độ thi công cho hạng mục : Tràn xả lũ )

4.1 Các nguyên tắc cơ bản khi lập kế hoạch tiến độ thi công Để cho việc lập tiến độ thi công được hợp lý ta cần tuân theo 7 nguyên tắc sau:  Sự hoàn thành công trình phải nằm trong phạm vi thời hạn thi công Nhà nước quy định. Những công trình đơn vị hoặc các hạng mục công trình cần tuân theo thời hạn quy định trong tổng tiến độ chung. Công trình Thủy Điện SaPa 2thi công trong 2 năm, đây là khoảng thời gian mà Nhà nước đã quy định trong đó hạng mục tràn xã lũ thi công trong vòng 4 tháng.  Phân rõ công trình chủ yếu, công trình thứ yếu để tập trung sức người, sức của tạo điều kiện thi công thuận lợi cho những công trình mấu chốt.  Tiến độ phát triển xây dựng công trình theo thời gian và trong không gian phải được ràng buộc một cách chặt chẽ với các điều kiện khí tượng, thuỷ văn, địa chất thuỷ văn, thể hiện được sự lợi dụng những điều kiện khách quan có lợi cho quá trình thi công trình.  Tốc độ thi công và trình tự thi công đã quy định trong kế hoạch tiến độ đều phải thích ứng với điều kiện kỹ thuật thi công và phương pháp thi công được chọn dùng. Nếu tận dụng các biện pháp tổ chức thi công tiên tiến như phương pháp thi công song song, thi công dây truyền để rút ngắn thời gian thi công, tăng nhanh tốc độ thi công nhưng tránh làm đảo lộn trình tự thi công hợp lý.  Khi chọn phương án sắp xếp kế hoạch tiến độ cần xem xét các mặt, giảm thấp phí tổn công trình tạm và ngăn ngừa sự ứ đọng vốn xây dựng để đảm bảo việc sử dụng hợp lý vốn đầu tư xây dựng công trình.  Trong thời kỳ chủ yếu thi công công trình cần phải giữ vững sự cân đối về cung ứng nhân lực, vật liệu, động lực và sự hoạt động của thiết bị máy móc, xí nghiệp phụ. Để đảm bảo nguyên tắc này, cần kiểm tra theo biểu đồ cung ứng nhân lực, cần điều chỉnh kế hoạch tiến độ thi công để đạt đến sự cân bằng tổng hợp.  Khi sắp xếp kế hoạch tiến độ cần dựa vào điều kiện tự nhiên và tình hình thi công cụ thể mà tiến hành nghiên cứu để đảm bảo trong quá trình thi công công trình được an toàn.

4.2 Các phương pháp lập kế hoạch tiến độ thi công Trong nghành xây dựng cơ bản người ta thường sử dụng 2 phương pháp lập kế hoạch và điều khiển thi công đó là phương pháp sơ đồ mạng lưới và phương pháp sơ đồ đường thẳng. 4.2.1. Phương pháp sơ đồ đường thẳng Nội dung của phương pháp này là dùng các đường thẳng tỷ lệ để biểu thị công việc có kèm theo các yếu tố kỹ thuật, nhân lực, máy móc thi công.  Ưu điểm: đơn giản, dễ lập, tính toán không phức tạp, việc chỉ đạo đơn giản.  Nhược điểm: Không thể hiện được mối quan hệ giữa các công việc với nhau, không thể hiện được tính căng thẳng trong sơ đồ, đôi khi bỏ sót công việc. 4.2.2. Phương pháp sơ đồ mạng lưới Nội dung của phương pháp là dùng mũi tên để biểu thị mối liên quan giữa các công việc.  Ưu điểm : Cơ sở của phương pháp là bài toán lý thuyết đồ thị do đó mức độ chính xác và tính logic toán cao . + Thể hiện rõ ràng mối quan hệ giữa các công việc và sự kiện . + Xác định được đường găng công việc, giúp cho người quản lý biết tập trung chỉ đạo một cách có trọng điểm . + Có thể tiến hành lập, điều khiển tiến độ thi công trên máy tính điện tử.  Nhược điểm : Phức tạp, khó lập. Phương pháp sơ đồ mạng lưới có nhiều ưu điểm rõ rệt. Nó khắc phục được những nhược điểm của phương pháp biểu đồ đường thẳng, cho biết mối quan hệ giữa các công việc. Kết quả áp dụng sơ đồ mạng lưới cho thấy giá thành xây dựng giảm (10  15)%, thời gian xây dựng giảm (20  30)% so với thời gian quy định, trong lúc chi phí cho việc áp dụng phương pháp này chỉ chiếm (0.1  1.0)% giá thành công trình. 4.3. Các bước lập kế hoạch tiến độ thi công Căn cứ vào những nguyên tắc và các tài liệu trên ta lập kế hoạch tổng tiến độ thi công theo các bước sau:  Kê khai các hạng mục công trình, tiến hành sắp xếp thích đáng, kê khai tất cả các hạng mục công trình đơn vị trong toàn bộ hệ thống công trình, các bộ phận, các hạng mục của công trình đơn vị, các hạng mục với công tác chuẩn bị, phụ trợ và kết thúc. Sau đó dựa vào mức độ thi công trước, sau và mức độ liên quan giữa chúng với nhau mà tiến hành sắp xếp cho hợp lý.  Tính toán khối lượng công trình: Căn cứ vào từng hạng mục công trình ta tính toán khối lượng các công trình chủ yếu, thứ yếu…  Sơ bộ vạch tuần tự thi công các công trình đơn vị. Đầu tiên nên sắp xếp kế hoạch tiến độ với những công trình mấu chốt, bị ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố có tính chất khống chế thời kỳ thi công công trình(thời gian hoàn thành công trình, ngày tháng đưa công trình vào sử dụng, phương án dẫn dòng thi công, ngày tháng ngăn dòng…).  Sau đó tiến hành vạch kế hoạch tiến độ thi công cho những công trình thứ yếu còn lại không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các nhân tố có tính chất khống chế. Cuối cùng hợp thành tổng tiến độ sơ bộ tương đối hoàn chỉnh cho toàn bộ công trình.  Xác định phương pháp thi công, thiết bị máy móc cho các hạng mục công trình chủ yếu.  Lập kế hoạch cung ứng về nhân lực, vật liệu, thiết bị máy móc. Khi tính toán số lượng cần thiết về nhân lực, thiết bị máy móc và vạch kế hoạch cung ứng tương ứng với chúngthì phải căn cứ vào tổng kế hoạch tiến độ sơ bộ đã đề ra và chỉ tiêu, dịnh mức của nhà nước mà tiến hành. Các kế hoạch cung ứng này phải phù hợp với kế hoạch phân phối cấp phát vật tư của nhà nước.  Sửa chữa và điều chỉnh kế hoạch tổng tiến độ sơ bộ.Trên cơ sở của các nguyên tắc lập tiến độ thi công tiến hành điều chỉnh, sửa chữa kế hoạch tổng tiến độ sơ bộ và các kế hoạch cung ứng tương ứng để được kế hoạch tổng tiến độ thi công hoàn chỉnh. Cuối cùng thể hiện kết quả lên bảng tổng tiến độ thi côngvà các biểu đồ cung ứng về nhân lực, vật lực, thiết bị máy móc cho toàn bộ hệ thống công trình. 4.4. Nhận xát đánh giá khả năng thực hiện Để đánh giá chất lượng của biểu đồ cung ứng nhân lực ta dùng hệ số sau để kiểm tra. Dùng hệ số không điều hoà Được xác định bằng công thức: K1 = Trong đó: + K1 : Hệ số không điều hoà, thường nằm trong khoảng: 1,3 < K <1,6 + Amax = 603 người: Trị số lớn nhất của số lượng công nhân trên biểu đồ cung ứng nhân lực. + ATB: Trị số trung bình của số lượng công nhân trong suốt quá trình thi công công trình, được xác định theo công thức: ATB = Trong đó: + ai: Số lượng công nhân làm việc trong ngày. + ti: Thời đoạn thi công cần cung ứng số lượng công nhân trong ngày là ai. + T: Thời gian thi công toàn bộ công trình