Làm sao để biết mình hợp với ngành nghề nào năm 2024

Chọn ngành nghề là một câu hỏi khó đối với học sinh lớp 12 hiện giờ. Nhiều bạn đã định hướng được nghề nghiệp mình muốn theo học nhưng vẫn còn rất nhiều bạn mông lung giữa vô vàn ngành nghề hiện nay. Dưới đây, chúng tôi xin gửi tới các bạn tham khảo về cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân, tính cách.

Làm sao để biết mình hợp với ngành nghề nào năm 2024

Những lý do khiến bạn chọn sai ngành

Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc học sinh chọn sai ngành. Điển hình là:

  • Chọn theo phong trào, nhãn mác ngành HOT, nghe tên thấy “sang” mà không hiểu rõ đó là ngành như thế nào
  • Chọn do bạn bè, người yêu rủ rê
  • Chọn theo nguyện vọng của bố mẹ
  • Chọn ngành theo xu hướng mà không quan tâm tới điều kiện gia đình, đam mê, sở thích của bản thân
  • Không tìm hiểu từ trước, đến giai đoạn nước rút thì vội vàng chọn bừa, chọn đại
  • Vì quá thích 1 trường mà đăng ký bừa vào 1 ngành trong trường đó

Do chọn sai ngành, khi theo học, nhiều bạn sẽ cảm thấy chán nản, bỏ dở việc học vừa phí thời gian vừa phí công sức và tiền bạc.

Cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân

1. Hiểu bản thân

Điều quan trọng nhất khi chọn ngành đó chính là bạn phải hiểu mình muốn gì, thích gì, đam mê gì… Thực tế chứng minh rằng những người giàu có trên thế giới đều yêu thích công việc họ đang làm. Vì thế mà bạn cần xác định xem mình thực yêu thích nghề gì, tương lai muốn làm nghề gì… rồi từ đó chọn ngành đào tạo nghề đó.

2. Hiểu ngành

Tại Việt Nam, có vô vàn ngành nghề khác nhau dễ khiến bạn hoa mắt chóng mặt khi lựa chọn. Hãy xác định nghề yêu thích rồi tìm hiểu thật kỹ xem nghề đó cụ thể là gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao, làm về lĩnh vực gì, mức lương, phẩm chất cần có, nhà tuyển dụng mong muốn gì ở nghề này… Chẳng hạn như ngành kế toán có thể làm chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính; Thanh tra kinh tế, nghiên cứu tài chính…

3. Chọn ngành nghề phù hơp với tính cách

Mỗi tính cách sẽ phù hơp với một số ngành nghề nhất định. Nếu chọn trái ngược với tính cách mình, không chắc bạn sẽ cảm thấy hứng thú và gắn bó với chúng lâu dài được. Chẳng hạn bạn là một người năng động, hoạt bát thì sẽ rất khó thích nghi với những nghề mang tính ổn định như Thông tin – Thư viện…

Gợi ý một số công việc phù hợp với một số tính cách:

  • Người thích sáng tạo: Ngành nghề phù hợp như ngành Marketing, thiết kế, biên tập viên, nhiếp ảnh gia, biên kịch, đạo diễn, PR…
  • Người có đầu óc tổ chức: Ngành nghề phù hợp như ngành Kế toán, Quản lý văn phòng, biên tập viên, hành chính, quản lý tài chính, quản lý nhà hàng – khách sạn…
  • Người hướng nội: Ngành nghề phù hợp như Nhân viên content, giáo viên, bảo quản văn thư, lập trình viên, Kế toán, họa sĩ, nhạc sĩ, biên dịch viên, thiết kế đồ họa….
  • Người thích chăm sóc: Ngành nghề phù hợp như Bác sĩ, Y tá, chuyên viên tư vấn, chuyên gia dinh dưỡng, tổ chức sự kiện, trợ lý, thư ký, quản lý văn phòng, nhân viên chăm sóc khách hàng…
  • Người hướng ngoại: Ngành nghề phù hợp như Chuyên viên quan hệ công chúng, Sales, diễn viên, hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên tổ chức sự kiện, Phóng viên, Y tá, Tiếp viên hàng không, chuyên gia nhân sự, luật sư, phiên dịch viên…

Lưu ý khi chọn ngành

1. Chọn ngành rồi mới chọn trường

2. Nên chọn ngành cụ thể, đừng chọn ngành chung chung: Chọn ngành chung chung khiến bạn theo kiểu cái gì cũng biết một ít nhưng không sâu, chuyên môn không có thì rất nguy hiểm.

3. Phải tìm hiểu kỹ tính chất của ngành

4. Chọn trường mạnh về đào tạo ngành đó. Chẳng hạn như muốn chọn ngành kinh tế thì phải chọn trường nghe có gì đó liên quan tới kinh tế như ĐH Thương Mại, ĐH Kinh tế Quốc dân…

Bạn hãy trả lời đầy đủ các đề mục trong 6 phiếu A, B, C, D, E, F bên dưới, đánh dấu vào các mức độ 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng với mức độ phù hợp đối với bản thân. Theo đó:

Mức độ 1: Rất thấp Mức độ 2: Thấp Mức độ 3: Vừa Mức độ 4: Cao Mức độ 5: Rất cao

Hãy cân nhắc thật kỹ và trả lời trung thực từng câu hỏi bằng cách chọn một câu trả lời duy nhất mô tả đúng nhất về bạn. Hãy trả lời như chính con người thật của bạn chứ đừng bao giờ chọn câu trả lời vì bạn muốn mình phải như vậy.

Chính việc trả lời trung thực sẽ đem lại kết quả chính xác, giúp bạn tìm ra đúng thiên hướng sở thích, nghề nghiệp của mình, từ đó chọn được nghề phù hợp nhất.

Phiếu A (R, Realistic, thực tế) Mức độ phù hợp 1 2 3 4 5 Điểm 1. Có tính tự lập 2. Có đầu óc suy nghĩ thực tế 3. Dễ thích nghi với môi trường mới 4. Có khả năng điều khiển các máy móc, thiết bị 5. Làm tốt các công việc thủ công như gấp giấy, cắt dán, đan, móc 6. Thích tiếp xúc với thiên nhiên, động - thực vật 7. Thích làm công việc mang tính thực hành, tay chân 8. Thích làm những công việc mang lại kết quả thực tế 9. Thích làm việc ngoài trời hơn là trong văn phòng Tổng điểm

Phiếu tiếp >>

<< Phiếu trước

Phiếu B (I - Investigative, nghiên cứu) Mức độ phù hợp 1 2 3 4 5 Điểm 1. Thích tìm hiểu, khám phá những vấn đề mới 2. Có khả năng phân tích vấn đề 3. Có tư duy logic, suy nghĩ mạch lạc, chặt chẽ 4. Thích quan sát, nghiên cứu 5. Có khả năng tổng hợp, khái quát, suy đoán 6. Thích hoạt động điều tra, phân loại, kiểm tra, đánh giá 7. Biết tự tổ chức, sắp xếp công việc 8. Thích thử thách, khó khăn 9. Có khả năng giải quyết vấn đề Tổng điểm

Phiếu tiếp >>

<< Phiếu trước

Phiếu C (A - Artistic, nghệ sĩ, nghệ thuật, thẩm mỹ) Mức độ phù hợp 1 2 3 4 5 Điểm 1. Dễ xúc động 2. Giàu trí tưởng tượng 3. Thích tự do, không theo khuôn mẫu 4. Giỏi thuyết trình, diễn xuất 5. Thích chụp ảnh, vẽ, trang trí, điêu khắc 6. Có năng khiếu âm nhạc 7. Có khả năng viết, trình bày ý tưởng 8. Thích sự mới mẻ, những công việc sáng tạo 9. Thoải mái biểu lộ những ý thích riêng Tổng điểm

Phiếu tiếp >>

<< Phiếu trước

Phiếu D (S - Social, tính xã hội) Mức độ phù hợp 1 2 3 4 5 Điểm 1. Thân thiện hay giúp đỡ người khác 2. Thích gặp gỡ, làm việc với nhiều người 3. Lịch thiệp, tử tế 4. Thích khuyên bảo, giảng giải cho người khác 5. Biết lắng nghe, chia sẻ 6. Thích các công việc chăm sóc sức khỏe 7. Thích hoạt động công tác xã hội, phục vụ cộng đồng 8. Mong muốn được đóng góp để xã hội tốt đẹp hơn 9. Có khả năng hòa giải, giải quyết mâu thuẫn Tổng điểm

Phiếu tiếp >>

<< Phiếu trước

Phiếu E (E - Enterprise, kinh doanh, dám nghĩ dám làm) Mức độ phù hợp 1 2 3 4 5 Điểm 1. Thích phiêu lưu 2. Có tính quyết đoán 3. Năng động 4. Có khả năng diễn đạt, tranh luận, thuyết phục 5. Thích làm quản lý, chỉ đạo, nhận xét, đánh giá 6. Thường đặt ra mục tiêu, kế hoạch trong cuộc sống 7. Biết tự tổ chức, sắp xếp công việc 8. Thích cạnh tranh đễ vượt qua người khác 9. Muốn được mọi người kính trọng, vị nể Tổng điểm

Phiếu tiếp >>

<< Phiếu trước

Phiếu F (C - Conventional, công chức) Mức độ phù hợp 1 2 3 4 5 Điểm 1. Có đầu óc tổ chức, sắp xếp, ngăn nắp 2. Cẩn thận, tỉ mỉ 3. Chu đáo, chính xác, đáng tin cậy 4. Có khả năng tính toán, so sánh, ghi chép số liệu 5. Thích công việc lưu trữ, phân loại, cập nhật thông tin 6. Thường dự kiến về chi tiêu, ngân sách 7. Thích làm việc có nhiệm vụ, mục tiêu rõ ràng 8. Có khả năng lên kế hoạch, điều phối công việc 9. Thích làm việc với con số, theo hướng dẫn, quy trình Tổng điểm

Phiếu tiếp >>

<< Phiếu trước

Mã xác nhận:

Làm sao để biết mình hợp với ngành nghề nào năm 2024

Bạn thuộc Nhóm R (Realistic): Nhóm kỹ thuật – Người thực hiện

Người thuộc nhóm tính cách này thích hành động hơn là suy nghĩ hay nghiên cứu các lý thuyết trừu tượng. Giỏi giải quyết những việc đòi hỏi sự khóe léo của đôi bàn tay, phối hợp giữa các kỹ năng và thao tác vận động. Các phương thức giải quyết công việc thường đơn giản, dễ áp dụng và đạt được hiệu quả cụ thể.

Họ có xu hướng quan tâm đến cơ khí, xây dựng, thích làm việc với các công cụ, máy móc, thiết bị. Thích môi trường làm việc gắn với thiên nhiên, xa bàn giấy.

Ngành nghề phù hợp - Cơ khí & Xây dựng: Kỹ sư cơ khí, chế tạo máy, luyện kim, điện lạnh, xây dựng, giao thông, thủy lợi, trắc địa, mỏ, địa chất, dầu khí, vận tải, hàng hải

- Điện, điện tử: Kỹ sư điện, điện tử, phần cứng máy tính, viễn thông, tự động hóa

- Thiên nhiên & Nông nghiệp: Kỹ sư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, bác sỹ thú y

- Quân sự, thể thao và các dịch vụ bảo vệ: Kỹ thuật quân sự, an ninh, vận động viên, huấn luyện viên, giám sát phòng cháy, chữa cháy, giám sát chất lượng, an toàn lao động

- Các nghề thợ: Thợ sơn, thợ xây dựng, đúc, hàn, mộc, sửa chữa điện, điện tử, lái xe.

- Các ngành nghề liên quan khác: Kỹ thuật trong y học, vật lý trị liệu, kiến trúc sư, khí tượng thủy văn, hải dương học, dược, đầu bếp.

Bạn thuộc Nhóm I (Investigative): Nhóm nghiên cứu – Người suy nghĩ

Những người thuộc nhóm tính cách này thường thích suy nghĩ, quan sát hơn là hành động. Họ thông minh và có khả năng giải quyết các vấn đề khoa học. Thích và có khả năng tìm tòi, nghiên cứu những quy luật trong tự nhiên và đời sống xã hội. Độc lập sáng tạo, có tư duy phản biện, lật lại vấn đề. Thích trầm tư suy nghĩ hơn là tham gia các công tác xã hội sôi nổi.

Họ tự tổ chức công việc của mình rất tốt, thường lập kế hoạch và thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra, cũng bởi vì họ có tính kiên trì, tỉ mỉ và ngăn nắp.

Ngành nghề phù hợp - Nghiên cứu khoa học: Nhà toán học, nhà vật lý học, nhà thiên văn học, nhà hóa học, nhà sinh vật học, sinh thái học (động vật, thực vật, thổ nhưỡng, nông học, lâm học, bệnh học thủy sản, thú y, bệnh học cây trồng)

- Kỹ thuật công nghệ: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, khoa học môi trường , khí tượng thủy văn, hải dương học, nhà nghiên cứu địa lý, địa chất, nghiên cứu xây dựng, nghiên cứu vật liệu mới, chuyên gia dinh dưỡng, kỹ sư hóa thực phẩm (công nghệ thực phẩm)

- Y khoa: Bác sỹ (nhi khoa, đa khoa, nha khoa, phẫu thuật / chỉnh hình, tâm thần), dược sỹ, y học cổ truyền

- Các ngành nghề liên quan: Khoa học xã hội (nhà tâm lý học, nhà ngôn ngữ học, nhà xã hội học, đô thị học, nhà sử học, khảo cổ học, nhà nhân học, nhà văn hóa, Việt Nam học, quốc tế học, chính trị học, triết học), luật sư, an ninh điều tra, giám định pháp y, nhà kinh tế học, phân tích tài chính, nghiên cứu thị trường, thống kê dự báo, nghiên cứu và quy hoạch đô thị (kiến trúc sư)

Bạn thuộc Nhóm A (Artistic): Nhóm nghệ thuật – Người sáng tạo

Nhóm người này có tính cách cởi mở, sáng tạo, nhạy cảm và giàu cảm xúc cùng với trí tưởng tượng phong phú. Họ không thích những khuôn mẫu, những nguyên tắc mà thích có sự độc đáo và riêng biệt.

Họ có khả năng biểu đạt tình cảm của mình, thích được tham gia vào các hoạt động của con người, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Ngành nghề phù hợp - Viết & Truyền thông: nhà văn, nhà thơ, nhà báo (phóng viên, biên tập viên, bình luận viên), nhạc sỹ, nhà lý luận phê bình văn học / âm nhạc / điện ảnh, người sáng tác quảng cáo, tiếp thị, thiết kế mẫu mã hàng hóa, tổ chức triển lãm, sự kiện, thiết kế trưng bày.

- Nghệ thuật biểu diễn: Ca sỹ, diễn viên điện ảnh / truyền hình / sân khấu, diễn viên múa, biên đạo múa, biểu diễn nhạc cụ, chỉ huy dàn nhạc, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, dẫn chương trình, phát thanh viên.

- Nghệ thuật hình ảnh & Tạo hình: hội họa (họa sỹ), nhà mỹ thuật, điêu khắc, đồ họa vi tính, nhiếp ảnh gia, thiết kế thời trang, kiến trúc sư, thiết kế nội thất, ngoại thất, thiết kế phong cảnh.

- Các ngành nghề liên quan: Nghệ thuật ẩm thực, quay phim, bảo tồn / bảo tàng, thủ công mỹ nghệ.

Bạn thuộc Nhóm S (Social): Nhóm xã hội – Người giúp đỡ

Họ thích giúp đỡ người khác với tinh thần thiện nguyện, luôn mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn. Họ biết lắng nghe một cách tích cực, biết giảng giải huấn luyện cho mọi người. Họ thường tìm đọc các cuốn sách nhằm hoàn thiện bản thân.

Thường tránh các công việc phải sử dụng máy móc, thiết bị, hay những công việc bàn giấy đơn giản vì lý do các công việc đó không có nhiều cơ hội tiếp xúc, giao tiếp với mọi người

Ngành nghề phù hợp - Khoa học xã hội: Nhà tâm lý học, nhà ngôn ngữ học, nhà xã hội học, đô thị học, nhà sử học, khảo cổ học, nhà nhân học, nhà văn hóa, Việt Nam học, quốc tế học, chính trị học, triết học

- Tư vấn & Giúp đỡ: Công tác xã hội, công tác đoàn đội, cứu trợ xã hội, tình nguyện viên, chăm sóc trẻ em, người già, người khuyết tật, bị thương, nhân viên phục vụ, chăm sóc khách hàng

- Giáo dục & Đào tạo: Tư vấn hướng nghiệp, tư vấn giáo dục, tư vấn tâm lý, giáo viên, giảng viên, đào tạo các kiến thức, kỹ năng cho người lao động, an toàn lao động, huấn luyện viên thể thao

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe: bác sỹ, y tá, điều dưỡng, chuyên viên vật lý trị liệu, y tế công cộng, y tế học đường, y học dự phòng, hộ sinh, dinh dưỡng học…

- Các ngành nghề liên quan: Tôn giáo và tâm linh, thông tin, truyền thông, báo chí, xuất bản, du lịch, quản lý di tích, danh thắng, xã hội học, dịch vụ xã hội

Bạn thuộc Nhóm E (Enterprise): Nhóm mạnh bạo – Người thuyết phục

Đặc điểm nổi bật của nhóm tính cách này là sự tự tin, mạnh mẽ, thích phiêu lưu mạo hiểm, thích công việc có nhiều áp lực, có sự cạnh tranh. Họ có khả năng ăn nói và thuyết phục mọi người.

Họ là người nhiều năng lượng, tham vọng nhưng cũng rất hòa đồng và thích giao du.Họ thường thành công khi tham gia làm kinh doanh, lãnh đạo hay làm chính trị.

Ngành nghề phù hợp - Quản lý, kinh doanh: Quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản lý kinh tế, quản trị nhân sự, đại lý cung cấp các sản phẩm, môi giới chứng khoán, bất động sản, quản trị trung tâm đào tạo / trường học, quản trị công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng

- Marketing và Bán hàng: Nghiên cứu thị trường, tiếp thị, bán hàng, truyền thông, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện

- Chính trị và Diễn thuyết: Nhà ngoại giao, chính trị gia, diễn giả…

- Luật: Luật sư, trợ lý pháp lý, sỹ quan cảnh sát

- Các ngành nghề liên quan: Tư vấn tài chính / tín dụng, kế toán trưởng

Bạn thuộc Nhóm C (Conventional): Nhóm tổ chức – Người tổ chức

Nhóm tính cách này thường rất tin cậy do tính cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp. Thường đúng hẹn, luôn tuân thủ quy định, quy trình, coi trọng truyền thống, ứng xử chừng mực, ôn hòa.

Họ thích làm việc với các con số, quản lý hồ sơ, sử dụng các thiết bị văn phòng. Thường giải quyết tốt các công việc khi đã được lập kế hoạch.

Ngành nghề phù hợp - Quản trị văn phòng: Quản trị văn phòng, thư ký văn phòng, hành chính, quản lý hồ sơ, nhân viên đánh máy, biên soạn hồ sơ, nhân viên lễ tân, điện thoại viên

- Tài chính, kế toán, đầu tư: Tài chính, ngân hàng, đầu tư, kế toán, kiểm toán, nhân viên thuế, nhân viên thu ngân, quản lý quỹ, bán lẻ

- Thư viện, thông tin: Thống kê, lưu trữ, thư viện, hệ thống thông tin

- Các ngành nghề liên quan: Phát triển phần mềm, biên dịch, phiên dịch, giáo viên mầm non, một số vị trí công chức nhà nước, thanh tra, kiểm tra, nghề thợ thủ công

Thông qua bài trắc nghiệm này, UEF hy vọng cung cấp một số thông tin tham khảo để các bạn có thể lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp với tính cách và sở thích của bản thân.

Làm thế nào để biết mình phù hợp với nghề nào?

Cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân.

Tìm hiểu thị trường lao động..

Khám phá kỹ năng và mong muốn bản thân..

Lập danh sách ngành nghề muốn thử sức..

Đầu tư để trau dồi bản thân để sẵn sàng..

Tìm kiếm cơ hội ngành nghề muốn thử sức..

Liên tục nâng cấp, cải thiện bản thân..

Trải nghiệm nhiều mảng công việc đa dạng..

Bây giờ nên học nghề gì?

14 ngành nghề nên học giai đoạn từ 2022.

Ngành marketing truyền thông. ... .

Ngành xây dựng hiện nay. ... .

Nghề sửa chữa điện thoại, máy tính và lắp ráp. ... .

Ngành sửa chữa xe máy. ... .

Ngành điện, cơ khí ... .

Ngành tư vấn tâm lý xã hội. ... .

Ngành du lịch Quản lý khách sạn. ... .

Ngành công nghệ thông tin..

Làm thế nào để đạt được các yêu cầu của việc chọn nghề phù hợp?

Sau đây là 5 bước giúp bạn lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình..

Bước 1: Xác định mục tiêu nghề nghiệp..

Bước 2: Đánh giá bản thân..

Bước 3: Xem xét nhu cầu xã hội..

Bước 4: Xem xét hoàn cảnh gia đình..

Bước 5: Lựa chọn cơ sở đào tạo..

Ngành nghề là gì?

Nói một cách dễ hiểu ngành khi bạn học sẽ lấy kiến thức chuyên môn để làm nghề. Nghề là những vị trí công việc cụ thể. Thông thường một ngành có thể làm nhiều nghề khác nhau. Ví dụ ngành kỹ thuật công trình giao thông bạn có thể làm giám sát trực tiếp ở các công trình hoặc thiết kế tại văn phòng.