Lãi suất ngân hàng scb tháng 1 2023

Như VnEconomy đã đưa, Ngân hàng Nhà nước vừa có quyết định chính thức điều chỉnh trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến 6 tháng tăng từ 4% lên 5%/năm. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 23/9/2022.

Đáng chú ý, ngay trong ngày đầu tiên quyết định trên có hiệu lực, hàng loạt ngân hàng thương mại đã tăng biểu lãi suất huy động ngắn hạn mới với nhiều kỳ hạn niêm yết ở mức tối đa cho phép.

Cụ thể, biểu lãi suất tiền gửi áp dụng cho khách hàng cá nhân từ ngày 23/9 của SCB đã được điều chỉnh tăng mạnh ở các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng. Trong đó, lãi tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 0,2%/năm lên kịch trần 0,5%/năm cho phép. Tương tự, lãi tiền gửi kỳ hạn 1-5 tháng trước đó được SCB trả lãi suất ở mức 4%/năm, thì hiện cũng tăng lên 4,9%/năm với kỳ hạn 1 tháng và kịch trần 5%/năm với kỳ hạn 2-5 tháng.

ACB cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên công bố biểu lãi suất huy động mới với lãi suất cao nhất dành cho kỳ hạn 1 – 3 tháng đã tăng lên mức tối đa cho phép là 5%/năm, áp dụng cho gói ‘’Tài Lộc’’, lĩnh lãi cuối kỳ. Trước đó, mức lãi suất cao nhất áp dụng cho các kỳ hạn này là 4%/năm.

Tương tự, kể từ 23/9, SHB áp dụng biểu lãi suất mới. Lãi suất các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng đều tăng 0,8 – 0,9 điểm phần trăm so với trước. Theo đó, các mức lãi suất này dao động trong khoảng 4,4 – 4,8%/năm.

Kết quả từ 23/9 đến nay, một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm dưới 6 tháng gồm: Kienlongbank, Eximbank, Vietcapital Bank, BacABank, VPBank....

Trong khi các ngân hàng tư nhân đã đồng loạt tăng lãi suất, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước [Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank] vẫn chưa có thông báo mới. Hiện đối với kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, lãi suất của nhóm này chỉ ở mức 3,1-3,4%/năm.

Tại báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết, tính tới ngày 14/9, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng của các ngân hàng thương mại tư nhân đã tăng lần lượt 0,44 điểm phần trăm và 0,51 điểm phần trăm so với cuối năm 2021. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng quốc doanh tăng chậm hơn đáng kể, lần lượt ở mức 0,03 điểm phần trăm và 0,07 điểm phần trăm.

Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh lãi suất điều hành, room tín dụng vừa được điều chỉnh, tăng trưởng tiền gửi chậm trong 7 tháng đầu năm... nhóm phân tích tại VNDirect dự báo lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2022.

"Lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 0,3-0,5 điểm phần trăm từ mức hiện tại trong những tháng cuối năm. Theo đó, lãi suất tiền gửi 12 tháng của ngân hàng thương mại [bình quân] sẽ tăng lên mức 6,1-6,3%/năm vào cuối năm 2022", nhóm nghiên cứu dự báo.

Sang năm 2023, VNDirect cho rằng đà tăng lãi suất tiền gửi sẽ duy trì do Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, trong khi các ngân hàng thương mại phải tăng nhu cầu huy động vốn để tài trợ hoạt động cho vay trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ.

Mức tăng lãi suất huy động dự kiến trong năm 2023 là 0,5 điểm phần trăm, đưa lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng lên mức 6,6-6,8%/năm.

Với chỉ số CPI tháng 8/2022 chỉ ghi nhận ở mức 2,58% và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 1,64%. Lạm phát tại Việt Nam tăng nhẹ chủ yếu là do đà giảm của giá xăng dầu trong tháng vừa qua.

Siêu thị BigC dịp nghỉ lễ 2/9 năm nay

Công ty chứng khoán Tân Việt đưa ra nhận định, CPI của Việt Nam hiện đang duy trì ở mức ổn định 2,58%, và vẫn còn dư địa để thực hiện thành công mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4%. Tuy nhiên, tiềm ẩn nhiều rủi ro tác động tới CPI trong giai đoạn cuối năm do giá nguyên vật liệu tăng tạo áp lực sản xuất và đẩy giá hàng hóa lên cao.

Bên cạnh đó, giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm trong ngắn hạn nhưng cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa chấm dứt cũng là một trong những rủi ro có thể đẩy giá năng lượng tăng.

Trong bối cảnh lạm phát cơ bản tăng cao, các ngân hàng thương mại đã có động thái tăng lãi suất huy động với mức điều chỉnh cao nhất lên đến 1% một năm. Trong đó, lãi suất gửi tiền kỳ hạn 6 tháng trong tháng 9/2022 đang dao động từ 4 - 6,6% tùy từng ngân hàng.

Động thái tăng lãi suất của nhóm ngân hàng thương mại và NHNN bán ròng 21 tỷ USD ra thị trường ngoại hối, đã phản ánh được nỗ lực của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng của ngành ngân hàng.

Chuyên gia Công ty chứng khoán Tân Việt cũng đưa ra dự báo, các ngân hàng sẽ tiếp tục tăng mạnh lãi suất vào nửa cuối năm 2022 và sang cả năm 2023. Do lãi suất huy động đã tăng khá nhiều và còn tăng tiếp trong giai đoạn tới, đồng thời dư địa tín dụng hạn hẹp và thanh khoản hệ thống không dồi dào. Do đó, ngành ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn khi lãi suất huy động tiếp tục tăng.

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, các ngân hàng cần phải thắt chặt chi phí hoạt động, và duy trì mức NIM ổn định thì mới đạt được mục tiêu kỳ vọng. Do đó, nhà đầu tư nên tập trung vào những ngân hàng có các hoạt động dịch vụ tốt, những khoản cho vay trái phiếu ổn định và có tỷ lệ CASA cao.

Chủ Đề