Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng

Thứ 2, 06/06/2022 | 08:22:17

1,475 lượt xem

Với những giải pháp thiết thực, công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện Đông Hưng được thực hiện đúng tiến độ, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng

Thi công đường ĐH.48.

Thời gian qua, hàng loạt công trình, dự án trên địa bàn huyện Đông Hưng đã được khởi công đúng và vượt kế hoạch một phần nhờ làm tốt công tác đền bù, hỗ trợ GPMB. Đặc biệt, tại nhiều dự án người dân chưa được nhận tiền đền bù, hỗ trợ GPMB đã tự nguyện phá dỡ các công trình trên đất, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công để đẩy nhanh tiến độ dự án. 

Ông Trần Quang Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Xá chia sẻ: Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn coi công tác GPMB là nhiệm vụ chính trị quan trọng, từ đó đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Chú trọng tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB cho cán bộ, nhân dân trong vùng dự án để người dân tự giác chấp hành cũng như tham gia giám sát việc thực hiện. Phát huy quy chế dân chủ, thực hiện tốt công tác dân vận trong GPMB với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ngay từ giai đoạn công bố quy hoạch, triển khai dự án. 

Tại mỗi dự án, xã đều tổ chức thông báo công khai quy hoạch chi tiết trên hệ thống truyền thanh, tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa thôn nơi triển khai dự án. UBND xã thành lập tổ công tác kiểm đếm, tổ công tác dân vận tới tận nhà dân để tuyên truyền, vận động nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án đối với sự phát triển của địa phương, cơ chế, chính sách hỗ trợ, bồi thường GPMB. Vừa qua địa phương tập trung GPMB tuyến đường ĐH.55. Mặc dù chưa nhận được tiền đền bù đất ở nhưng 100% gia đình nơi tuyến đường đi qua đã đồng thuận bàn giao mặt bằng, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. 

Ông Vũ Viết Quang, thôn Đông Bình Cách, xã Đông Xá chia sẻ: Đường rộng thoáng nên chúng tôi rất vui mừng. Được các cấp chính quyền công khai dự án cả về kinh phí đầu tư, quyết định thu hồi đất, đơn giá đền bù, hỗ trợ... nên gia đình tôi cũng như các hộ dân đều đồng thuận phá dỡ các công trình và bàn giao mặt bằng cho nhà nước. Mặc dù chưa nhận được tiền đền bù đất ở, mới nhận được tiền hỗ trợ tài sản trên đất nhưng gia đình tôi đã tự nguyện phá dỡ cổng dậu, tường bao để bàn giao 35m2 đất ở cho dự án thi công đúng tiến độ.

Tuyến đường ĐH.48 đoạn từ xã Hồng Giang đến đê tả Trà Lý thuộc xã Hồng Bạch dài gần 3km. Dù mới triển khai công tác GPMB hơn 1 tháng nhưng đến nay đã cơ bản hoàn thành GPMB. Tuyến đường đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. 

Ông Nguyễn Quang Hạ, Chủ tịch UBND xã Hồng Giang cho biết: Địa phương đã huy động cán bộ chuyên môn, đoàn thể, cán bộ thôn nắm chắc thông tin dự án, tầm quan trọng, ý nghĩa của tuyến đường khi hoàn thành đưa vào sử dụng cũng như chủ trương, chính sách trong bồi thường, hỗ trợ GPMB để tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn, vận động các hộ dân trong diện phải GPMB đồng thuận. Qua hơn 1 tháng triển khai tuyên truyền, cơ bản các hộ gia đình, cá nhân đồng thuận, tự nguyện thu dỡ, bàn giao mặt bằng. Nhiều hộ dân khi nghe thông tin làm đường đã tự nguyện phá dỡ, sửa sang lại nhà cửa mà chưa nhận được tiền đền bù, hỗ trợ GPMB. Đến nay địa phương đã bàn giao trên 90% diện tích mặt bằng.

Năm 2021 huyện Đông Hưng triển khai 26 dự án và 4 tháng đầu năm 2022 triển khai 16 dự án mà không phải thực hiện cưỡng chế, thu hồi đất để thực hiện dự án. Để có được thành công đó là sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận của người dân. Trong đó có vai trò không nhỏ của Trung tâm Phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp huyện - đơn vị trực tiếp tham gia công tác GPMB. 

Ông Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm cho biết: Tất cả các dự án đều được Trung tâm công khai, minh bạch về cơ chế, chính sách. Công tác kiểm đếm bảo đảm đúng quy định của pháp luật, đơn giá theo đúng quy định của tỉnh. Đặc biệt, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động. Tại những vị trí khó khăn, nếu còn vướng mắc kịp thời báo cáo lãnh đạo huyện để thành lập tổ tuyên truyền, vận động, không kể ngày đêm bất cứ lúc nào người dân có nhà là tới tuyên truyền nên bà con đồng thuận, ủng hộ. Nhờ đó, từ năm 2019 đến nay không có đơn thư khiếu nại về GPMB.

Kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Đông Hưng thời gian qua chính là sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách của nhà nước, bảo đảm minh bạch trong thu hồi đất. Việc thu hồi đất được thực hiện trên tinh thần dân chủ, công khai giữa hộ dân, chính quyền. Trong quá trình kiểm đếm, bồi thường, cấp ủy, chính quyền luôn lắng nghe tiếng nói từ phía người dân để nơi nào có vướng mắc kịp thời giải quyết thông qua đối thoại để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhân dân.


Minh Nguyệt

(TN&MT) - Là Chủ đầu tư hạ tầng của nhiều cụm công nghiệp xanh, thu hút được nhiều dự án vốn FDI quan trọng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trong cả 3 dự án đầu tư với tổng diện tích trên 160 ha của Công ty TNHH Thiên Phú mọi việc kiểm kê, đền bù, GPMB các dự án này trung bình chỉ diễn ra trong vòng 1 tháng, được người dân đồng lòng, nhất trí cao và đặc biệt không hề có bất kỳ đơn thư, khiếu kiện nào.

Trong tất cả các dự án, khâu khó khăn nhất, gian nan nhất và cũng là yếu tố tiên quyết trong tiến độ thực hiện dự án đó là GPMB, thế nhưng việc này lại dường như lại khá “dễ dàng” đối với Công ty TNHH Thiên Phú, 3 năm thực hiện 3 dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp nhưng việc GPMB chỉ diễn ra trung bình trong 1 tháng khiến nhiều Chủ đầu tư và cả chính quyền địa phương không khỏi kinh ngạc.

Ông Đặng Đức Hiệp – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phú chia sẻ: Trong GPMB, ngoài việc Chủ đầu tư phải liên tục tuyên truyền vận động người dân thì phải hoà mình vào văn hoá, phong tục của từng địa phương, từng khu vực để hiểu sâu hơn từ đó nắm rõ, thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng

Một góc Cụm công nghiệp sạch Gia Vân mà Công ty TNHH Thiên Phú là Chủ đầu tư

Ngoài ra, để thực hiện dự án, chúng ta phải truyền tải được hết ý nghĩa về phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân nằm trong vùng quy hoạch dự án nói riêng và người dân bản địa nói chung để nhân dân hiểu đúng, hiểu đủ về dự án.

Bên cạnh đó, trong công tác GPMB lãnh đạo Công ty TNHH Thiên Phú luôn luôn trực tiếp xuống từng hộ dân, tiếp cận giải thích về mục đích, hiệu quả của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, cũng như những giá trị mà người dân được thụ hưởng khi dự án đi vào hoạt động.

Cùng với đó, hàng tháng công ty tổ chức các buổi gặp mặt cộng đồng để tiếp thu và giải thích những ý kiến mà người dân chưa hiểu rõ. Để các buổi gặp mặt cộng đồng đạt kết quả cao thì cần phải gắn trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp với các tổ chức ở địa phương như: Hội Nông dân, Hội Khuyến học, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi… qua đó nắm rõ hơn tâm tư nguyện vọng của bà con và đời sống của một số hộ gia đình chính sách, hộ nghèo để có cơ sở động viên, thăm hỏi kịp thời, ông Đặng Đức Hiệp cho biết thêm.

Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng

Cụm công nghiệp Văn Phong (huyện Nho Quan) đang trong quá trình xây dựng hạ tầng nhưng các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký với tỷ lệ lấp đầy 100%

Đối với những dự án có mồ mả nằm trong khu vực quy hoạch thì ngoài hỗ trợ đúng, đủ như chính sách Nhà nước, doanh nghiệp luôn đồng hành trong việc di chuyển đối với bà con đến nghĩa trang mới đã được quy hoạch. Có những ngày di chuyển trên 100 ngôi mộ thì công ty phân thành nhiều tổ công tác theo dõi và đến từng hộ hỗ trợ, động viên khiến người dân rất mực an tâm.

Hơn nữa, đối với các cấp chính quyền thì phải luôn đồng hành cùng Chủ đầu tư, thực hiện công khai, minh bạch và thực hiện đúng chính sách của Nhà nước, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.

Trong cả 3 dự án đầu tư Cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 160 ha thì Cụm công nghiệp Văn Phong (huyện Nho Quan) có thời gian kiểm kê, đền bù, chi trả, GPMB hoàn tất ngắn nhất chỉ trong vòng có 25 ngày; Cụm công nghiệp Gia Lập mất 30 ngày; Cụm công nghiệp Gia Vân mất 45 ngày. Điều đặc biệt là cả 3 dự án này đều rất được bà con nhân dân đồng tình ủng hộ cao, không hề có bất kỳ đơn thư, khiếu kiện nào nhờ vào cách làm gần dân, sát dân của lãnh đạo công ty.

Được biết, các Cụm công nghiệp của Công ty TNHH Thiên Phú đầu tư chỉ thu hút các ngành nghề về công nghiệp sạch, hiện cả 3 Cụm công nghiệp này tỷ lệ lấp đầy đã đạt 100% và chủ yếu là các nhà đầu tư nước ngoài.

Giải phóng mặt bằng là gì? Quy trình giải phóng mặt bằng đúng luật? Một số yếu tố liên quan đến việc giải phóng mặt bằng? Chủ thể chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng?

Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng là công việc hết sức quan trọng và là yếu tố quyết định, tác động trực tiếp đến việc thu hồi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa nhận thức được rõ đặc điểm và các vấn đề của quy định này.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Giải phóng mặt bằng là gì?

Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới.

Bồi thường, giải phóng mặt bằng là một trong những giải pháp then chốt phải thực hiện khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất.

Trong mỗi một dự án quy hoạch đô thị hay thu hồi đất nhằm phục vụ cho các mục đích an ninh, quốc phòng của Nhà nước thì việc vận động người dân giải phóng mặt bằng luôn là điều quan trọng nhất. Việc này phải đảm bảo đầy đủ lợi ích cho người dân khi di dời cũng như có chỗ để họ tái định cư.

Giải phóng mặt bằng là một quá trình phức tạp và cần phải cân bằng lợi ích của cả chủ đầu tư và người dân. Nếu vấn đề này không được giải quyết khéo léo và triệt để sẽ dẫn đến việc tranh chấp kéo dài.

Việc giải phóng mặt bằng sẽ được diễn ra khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất trong trường hợp:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Xem thêm: Bất cập trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay

2. Quy trình giải phóng mặt bằng đúng luật:

Bước 1: Thông báo thu hồi đất

Thu hồi đất là bước đầu tiên trong quy trình đền bù giải phóng mặt bằng. Trước khi có quyết định thu hồi đất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có thông tin thu hồi đất chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.

Thông báo sẽ được gửi đến tất cả người dân có đất thu hồi. Phương tiện thông tin bao gồm tất các các thiết bị thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình trong khu vực và niêm yết tại Trụ sở Ủy ban nhân dân xã.

Nội dung thông tin sẽ là lên kế hoạch thu hồi đất, điều tra khảo sát tình hình, đo đạc và kiểm đếm đất.

Sau khi thực hiện đúng thủ tục trên, nếu người dân có đất thu hồi nhận lời thu hồi đất thì Ủy ban nhân dân có thẩm quyền có thể ra quyết định thu hồi đất và thực hiện lên kế hoạch bồi thường trình bồi thường theo quy tắc giải phóng mặt bằng. Sau đó, trợ giúp tái ổn định gia đình cho tất cả những người dân mà không nhất thiết phải chờ đến hết thời hạn ngày thông báo.

Bước 2: Thu hồi đất.

Luật đất đai 2013 quy tắc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn, đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam ổn định gia đình ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có tính năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với các hộ gia đình, các nhân, cộng đồng dân cư, đất của người Việt đang ổn định gia đình tại nước ngoài thì Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ sở hữu được quyết định thu hồi đất.

Xem thêm: Quy định giá đất để tính đền bù giải phóng mặt bằng mới nhất

Trong trường hợp khu đất cần thu hồi có cả tổ chức lẫn hộ gia đình cá nhân thì quyết định thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ được cấp bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất

Trong quy trình đền bù giải phóng mặt bằng, ở bước kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất được thực hiện bởi Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với bộ phận thực hiện nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng.

Đồng thời, người sử dụng đất cũng phải có trách nhiệm phối hợp để các cơ quan tính năng hoàn thành quá trình hiệu quả và cụ thể nhất.

Nếu cá nhân, tổ chức có đất thu hồi không hợp tác thực hiện nhiệm vụ kiểm để đất đai, tài sản có trên đất thì bộ phận liên quan cần phải có nghĩa vụ thuyết phục người dân để thực hiện nhiệm vụ.

Sau 10 ngày vận động thuyết phục sự hợp tác, nếu bên sử dụng đất vẫn không chịu phối hợp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm ép buộc và cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm ép buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy tắc tại Điều 70 của Luật đất đai 2013.

Bước 4. Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trọ tái ổn định gia đình

Bước này được thực hiện bởi tổ chức chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trợ giúp tái ổn định gia đình cho dân trong quy tắc giải phóng mặt bằng theo đúng số liệu đo đạc kiểm kê ở bước 3 trong quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng.

Xem thêm: Tài sản gắn liền với đất được xây trái phép có được đền bù?

Bước 5. Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của dân

Đây là bước trở ngại nhất trong quy tắc bồi thường giải phóng mặt bằng. Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban MTTQVN cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Thông qua đó, tổng hợp tất cả ý kiến từ người dân để thực hiện đối thoại trực tiếp, thỏa thuận để người dân toàn ý nhận lời phương án bồi thường, hoàn thành hồ sơ trong quy trình đền bù giải phóng mặt bằng.

Bước 6. Hoàn chỉnh phương án

Các cơ quan tính năng có thẩm quyền hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường trong quy trình đền bù giải phóng mặt bằng trên cơ sở các ý kiến đóng góp từ người dân để lên kế hoạch thực hiện phương án.

Bước 7. Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức kiểm tra thực hiện

Theo điều 66 Luật đất đai 2013, quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường theo luật giải phóng mặt bằng, tái ổn định gia đình trong 1 ngày.

Bước 8. Tổ chức chi trả bồi thường

Xem thêm: Vai trò của giá đất trong bồi thường giải phóng mặt bằng

Trong thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm ngày có quyết định thu hồi đất, các cơ quan tính năng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường, trợ giúp tái ổn định gia đình có người dân có đất thu hồi.

Lưu ý: Nếu diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất thì tiền bồi thường, trợ giúp đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước. Sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho tất cả những người có quyền sử dụng đất.

Bước 9. Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất

Các cá nhân, tổ chức có đất thu hồi có trách nhiệm bàn giao mặt bằng sạch cho CĐT sau khoản thời gian nhận tiền bồi thường theo đúng thời gian quy định. Nếu người có đất thu hồi không thực hiện nghĩa vụ giao đất thi sẽ bị cưỡng chế theo quy tắc tại điều 71 Luật đất đai năm 2013 trong quy trình đền bù giải phóng mặt bằng.

3. Một số yếu tố liên quan đến việc giải phóng mặt bằng:

Việc vận động người dân giải phóng mặt bằng luôn được Nhà nước quan tâm. Trong quá trình này có những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến ích lợi của cư dân khi di dời. Một số yếu tố có thể liệt kê như sau:

– Đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân là cơ sở chính xác về mặt pháp lý, là yếu tố tiên quyết trong việc đảm bảo toàn vẹn lợi ích của người dân trong quá trình giải phóng mặt bằng. Khi đã làm rõ nguồn gốc đất, đo đạc chính xác diện tích đất ở thì việc xác định giá trị tài sản trong việc bồi thường sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

– Kế hoạch sử dụng đất.

Xem thêm: Hỏi về đền bù giải phóng mặt bằng

Trong quá trình phát triển, tái cơ cấu lại đô thị có một kế hoạch sử dụng đất chi tiết là yếu tố quan trọng góp phần tránh lãng phí quỹ đất. Ngoài ra, việc quy hoạch sử dụng đất hợp lý sẽ giúp nền kinh tế xã hội đi lên.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều dự án quy hoạch đất chưa có sự đồng bộ, thiếu tính khả thi. Do vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dự án “treo” còn tồn đọng.

– Các chính sách đất đai.

Tại những dự án quy hoạch sử dụng đất thì các chính sách về đất đai luôn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng. Đối với mỗi dự án khác nhau việc áp dụng chính sách về đất đai cũng cần thay đổi sao cho phù hợp với tính chất của dự án đó.

Đất luôn là đối tượng quản lý phức tạp, do nó luôn biến động theo sự phát triển kinh tế. Để quản lý tốt quỹ đất, Nhà nước luôn đề ra những văn bản pháp luật mang tính ổn định và phù hợp với điều kiện thực tế.

4. Chủ thể chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng:

Khi nghiên cứu về vấn đềgiải phóng mặt bằng là gì? qua các quy định pháp luật, có thể thấy chủ thể chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng không chỉ có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà còn có tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được quy định tại Điều 68 Luật đất đai năm 2013 bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có các trách nhiệm sau:

– Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Xem thêm: Mẫu đơn kiến nghị giải phóng mặt bằng và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

– Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

– Quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.

Kết luận: Giải phóng mặt bằng là một trong các bước cơ bản, bắt buộc phải có khi Nhà nước thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh,….. Nên việc nắm rõ quy trình về giải phóng mặt bằng sẽ giúp cho người dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đất đai quy định.

Xem thêm: Kinh phí tổ chức giải phóng mặt bằng có được thu bằng tiền mặt không?

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương

Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

Tổng số bài viết: 9.898 bài viết

Gọi luật sư ngay

Tư vấn luật qua Email

Báo giá trọn gói vụ việc

Đặt lịch hẹn luật sư

Đặt câu hỏi tại đây