Kiểm nghiệm thực phẩm chức năng ở đâu

Để thực hiện công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu, bắt buộc tổ chức, cá nhân cần đem sản phẩm đi kiểm nghiệm để có được phiếu kiểm nghiệm sản phẩm đạt an toàn thực phẩm theo các chỉ tiêu của Bộ Y Tế. Khi kiểm nghiệm sản phẩm có cần lưu ý gì không? Mời quý vị đọc thông tin Bravolaw cung cấp để kiểm nghiệm thực phẩm chức năng nhập khẩu nhanh chóng, kết quả chính xác, đạt yêu cầu.

Công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu – 1900.6296

Bài viết mới:

Dịch nhãn sản phẩm

Để có thể biết chính xác các thông tin thể hiện trên nhãn sản phẩm cần phải dịch nhãn sản phẩm [trừ nhãn tiếng Việt và nhãn tiếng Anh], tránh tình trạng suy diễn thông tin. Thông tin lấy trên nhãn không chính xác không chỉ dẫn đến kiểm nghiệm sai mà còn khiến các thông tin trên hồ sơ công bố cũng sai.

Trong số những thông tin về sản phẩm thực phẩm chức năng thì những thông tin có thể hiệu đính sau công bố được như: Địa chỉ nhà sản xuất, tên nhà sản xuất, khối lượng sản phẩm… Những thông tin không hiệu đính được là: Hạn sử dụng sản phẩm, thành phần cấu tạo của sản phẩm, hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Chỉ tiêu giá trị dinh dưỡng nhà sản xuất trên nhãn chính

– Kiểm chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: Khi lên chỉ tiêu kiểm nghiệm doanh nghiệp cần phải đặc biệt chú ý đến các chỉ tiêu giá trị dinh dưỡng có trên nhãn sản phẩm. Những chỉ tiêu có và có kết quả [> 0] thì phải kiểm đủ các chỉ tiêu đó còn những chỉ tiêu mà nhà sản xuất để có giá trị [=0] thì không kiểm.

– Kiểm chỉ tiêu kim loại nặngTùy vào từng thành phần cấu tạo của sản phẩm để kiểm cho phù hợp.

Chẳng hạn:

Chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm bổ sung dành cho bà bầu

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức tối đa
1 Chì [Pb] ppm 3,0
2 Thủy ngân [Hg] ppm 0,1
3 Cadimi [Cd] ppm 1,0

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe sâm dạng nước

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức tối đa
1. Chì [Pb] mg/kg 3,0
2. Cadimi [Cd] mg/kg 1,0

– Kiểm chỉ tiêu vi sinh

Thực phẩm bổ sung dành cho bà bầu

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức tối đa
1 Tổng số vi khuẩn hiếu khí CFU/g 104
2 Coliform CFU/g 10
3 Escherichia coli CFU/g 0
4 Staphylococcus aureus CFU/g 3
5 Cl. Perfringens CFU/g 10
6 Salmonella CFU/25g 0
7 B. cereus CFU/g 10
8 TSBT Nấm men, nấm mốc CFU/g 102

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe sâm dạng nước

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức tối đa
1. Tổng số vi khuẩn hiếu khí CFU/g 103
2. Coliform CFU/g 10
3. Escherichia coli CFU/g 0
4. Staphylococcus aureus CFU/g 3
5. Cl. Perfringens CFU/g 10
6. Salmonella CFU/25g 0
7. B. cereus CFU/g 10
8. TSBT Nấm men, nấm mốc CFU/g 100

Ngoài những chỉ tiêu nêu trên cần phải kiểm thêm Hàm lượng Aflatoxin B1; Hàm lượng Aflatoxin B1B2G1G2.

Tùy vào từng sản phẩm cụ thể doanh nghiệp đối chiếu với Quyết định 46/2007/QĐ – BYT: Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, QCVN 8 – 2 : 2011/ QCVN 8 – 1 : 2011/ QCVN 8 – 3 : 201 để có chỉ tiêu cụ thể kiểm nghiệm đối với từng sản phẩm một cách chính xác nhất.

Kiểm tra tính pháp lý của phòng Lab

Sau khi lên xong chỉ tiêu kiểm nghiệm doanh nghiệp cần kiểm tra phòng kiểm nghiệm hoặc trung tâm kiểm nghiệm dự kiến thực hiện kiểm. Xem quyết định về chức năng của phòng Lab xem có đủ điều kiện kiểm hết các chỉ tiêu mà sản phẩm cần kiểm. Vì có rất nhiều phòng lab kiểm được thực phẩm thường nhưng không kiểm được thực phẩm chức năng. Tránh tách tình trạng một sản phẩm tách thành 02 phiếu kiểm ở hai trung tâm khác nhau.

So sánh kết quả kiểm nghiệm và giá trị dinh dưỡng trên nhãn

Sau khi có kết quả kiểm nghiệm doanh nghiệp kiểm tra kết quả của phiếu kiểm thực tế. So sánh kết quả kiểm với giá trị dinh dưỡng nhà sản xuất để trên nhãn sản phẩm. Giá trị kiểm phải đạt tối thiểu là 80 % giá trị trên nhãn. Ví dụ: Kết quả kiểm là 8 /100g; Giá trị trên nhãn là 9,1/100g vậy thì kết quả kiểm tối thiểu phải đạt 7,2/100g [80 % của 9,2 g].

Phiếu kết quả kiểm nghiệm là thành phần vô cùng quan trọng trong bộ hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu. Đây là hình thức đánh giá, kiểm tra chất lượng sản phẩm để chứng minh sản phẩm đã đạt chất lượng tốt nhất và đảm bảo sức khỏe cho khách hàng khi sử dụng. Giấy kiểm nghiệm để nộp kèm hồ sơ công bố thực phẩm chức năng cần:

  • Được cấp bởi phòng kiểm nghiệm của Nhà nước hoặc phòng kiểm nghiệm tư nhân đã được công nhận
  • Giấy kiểm nghiệm phải có đầy đủ các chỉ tiêu đặc trung của sản phẩm theo quy định của Bộ y tế
  • Giấy kiểm nghiệm phải có thời hạn trong vòng 12 tháng tính từ ngày được cấp đến ngày nộp hồ sơ công bố

Thực phẩm chức năng nhập khẩu muốn tự do lưu hành trên thị trường Việt Nam thì không thể không thực hiện kiểm nghiệm và làm thủ tục để xin giấy công bố từ cơ quan nhà nước. Tuy nhiên để thực hiện được đầy đủ doanh nghiệp cần hiểu biết chuyên sâu về các vấn đề pháp lý liên quan, có kinh nghiệm thực hiện nhiều lần.

Vậy nên tìm một đơn vị dịch vụ nhận kiểm nghiệm và công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu là sự lựa chọn của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.

Ở đây chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng dịch vụ kiểm nghiệm và thực hiện công bố sản phẩm của Luật Bravolaw. Tại đây quý khách sẽ được các chuyên viên pháp lý giúp lên chỉ tiêu kiểm nghiệm và đem sản phẩm đi kiểm nghiệm, nhanh chóng gửi lại giấy kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn.

Không chỉ hỗ trợ kiểm nghiệm sản phẩm, Bravolaw còn tư vấn miễn phí toàn bộ vấn đề pháp lý liên quan đến việc công bố sản phẩm, soạn thảo hồ sơ, làm thủ tục công bố từ A đến Z. Từ đó doanh nghiệp sẽ nhận được giấy công bố thực phẩm chức năng nhanh chóng, tiết kiệm tối đa công sức, chi phí.

Hy vọng toàn bộ lưu ý trên đây sẽ giúp quý khác có kết quả kiểm nghiệm thực phẩm chức năng nhập khẩu chính xác nhất, giúp việc thực hiện công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu thuận lợi, nhanh chóng.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về cách thực hiện công bố, quý khách có thể  liên hệ trực tiếp với Bravolaw theo số hotline: 1900.6296 bên dưới để được tư vấn.

Chào TinLaw, tôi là N.T.Hiền, hiện đang kinh doanh thực phẩm chức năng và có cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Được biết, mặt hàng này phải được kiểm nghiệm và công bố sản phẩm trước khi bán ra thị trường. Tuy có tham khảo trên internet nhưng còn một số vấn đề tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm. Quý công ty cho tôi hỏi yêu cầu kiểm nghiệm đối với công bố thực phẩm chức năng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ TinLaw!

Chào quý khách, cảm ơn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với vấn đề quý khách thắc mắc TinLaw xin được giải đáp như sau:

Quy định về yêu cầu kiểm nghiệm đối với công bố thực phẩm chức năng

Các loại thực phẩm chức năng trước khi được đưa ra thị trường phải trải qua một quá trình kiểm nghiệm khá phức tạp do trong thành phần sản phẩm chứa rất nhiều hoạt chất. Việc kiểm nghiệm này, giúp cho đơn vị sản xuất có căn cứ để công bố chất lượng, và xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Căn cứ Điều 5 Chương II Thông Tư số 43/2014/TT-BYT Quy định về quản lý thực phẩm chức năng:

“Việc kiểm nghiệm thực phẩm chức năng để công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và kiểm nghiệm định kỳ phải tuân thủ các quy định tại Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các quy định sau đây:

  1. Các hoạt chất có tác dụng chính tạo nên công dụng của sản phẩm, mà các đơn vị kiểm nghiệm trong nước thực hiện kiểm nghiệm được thì phải định lượng hoạt chất chính đó trong sản phẩm.
  2. Hoạt chất chính mà các đơn vị kiểm nghiệm trong nước chưa có phương pháp thử, mẫu chuẩn để kiểm nghiệm định lượng được thì yêu cầu công bố hàm lượng thành phần có chứa hoạt chất chính trong hồ sơ công bố.”

Ngoài ra, tại Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2012, quy định kiểm nghiệm thực phẩm chức năng [02 lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở chưa được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng].

Thông Tư số 43/2014/TT-BYT

Chỉ tiêu kỹ thuật phải công bố và kiểm nghiệm đối với thực phẩm chức năng

Khi công bố thực phẩm chức năng, trong bản kiểm nghiệm phải có các chỉ tiêu sau:

  • Chỉ tiêu cảm quan:
    • Trạng thái: Nêu cụ thể các dạng bào chế: nang mềm, nang cứng, viên nén, viên hoàn, viên sủi, cốm, bột, lỏng [siro, cao lỏng, dung dịch, hỗn dịch], cao khô, dạng sệt, dạng mảnh, lát.
    • Màu sắc: Cụ thể màu gì
    • Mùi vị: Cụ thể [mùi dược liệu, hương liệu, vitamin…] + không ôi khét đối với sản phẩm có chứa chất béo, không hôi mốc đối với các dạng sản phẩm còn lại.
  • Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu
  • Chỉ tiêu lý hóa
  • Chỉ tiêu vi sinh vật
  • Chỉ tiêu kim loại nặng
  • Hàm lượng hóa chất không mong muốn: Chỉ ghi tóm tắt “Phù hợp với quy định của Bộ Y tế”
  • Sai số Khối lượng viên hoặc Thể tích [chai, lọ] ± 7.5%

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về yêu cầu kiểm nghiệm đối với công bố thực phẩm chức năng. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn liên hệ với TinLaw để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Video liên quan

Chủ Đề