Không nhận được máy in trong mạng LAN

Trong công ty cho rất nhiều nhân viên và nhiều máy tính. Nên việc chia sẻ máy in qua mạng lan để dùng chung là việc rất tối ưu. Bởi nó tiết kiệm được nhiều chi phí cho việc in ấn hơn so với mỗi nhân viên sử dụng 1 máy in. Để có thể dùng chung máy in được thì cần phải chia sẻ máy in đó lên mạng lan. Nếu máy in đã chia sẻ rồi mà các máy tính không tìm thấy máy in trong mạng lan. Thì phải làm sao đây?. Mực in Đại Tín xin chia sẻ bạn cách giải quyết vấn đề của bạn dưới đây.

Nguyên nhân máy tính không tìm thấy máy in trong mạng lan

Trước hết bạn cần phải xác định nguyên nhân máy tính không tìm thấy máy in trong mạng lan như do.

  1. Do máy tính chủ [ máy tính chia sẻ máy in] đã không được mở. Hoặc không vào mạng được.
  2. Do máy tính chủ sử dụng lớp mạng không trùng với lớp mạng của các máy tính khác.
  3. Nguyên nhân phần mền diệt virus, do bật tính nắng tường lửa.
  4. Do máy chủ bị nhiễm virus.

Cách chia sẻ máy in trong mạng lan

Cách sửa lỗi khi máy tính không tìm thấy máy in trong mạng lan

Sau khi bạn đã xác định có các nguyên nhân gây ra tình trạng không tìm thấy máy in trong mạng lan. Thì bạn cứ từng bước sửa từng lỗi xem thử nhé. Bạn có thể tham khảo các cách chữa lỗi sau đây nha.

Cách 1: Kiểm tra xem máy tính chủ [ máy chia sẻ máy in] đã được mở lên chưa. Kiểm tra máy tính này có vào được mạng lan không?. Nếu mọi việc đã ok thì bạn kiêm tra cách 2.

Cách 2: Kiểm tra địa chỉ IP của máy tính chủ xem có cùng lớp mạng với các máy tính khác không. Bạn có thể kiểm tra bằng cách bấm phím window [ phí cửa sổ lá cờ] + R -> Gỏ Cmd và nhấn End.

Xuất hiện ra hộp thoại bạn gõ dòng chữ ipconfig -> nhấn enter sẽ xem được ip của máy tính như hình dưới.

Cách xem địa chỉ ip của máy tính, laptop

Bạn chỉ quan tâm tới dòng IPv4 Address như hình. VD: Nếu máy chủ ip là 192.168.1.123 và các máy tính trong mạng lan khác có ip là 192.168.0.20. Như VD trên thì địa chỉ ip của 2 máy tính khác nhau nên không thể nhìn thấy nhau được.

Cách 3: Tắt tường lửa của chương trình diệt virus của máy chủ. Hoặc tắt luôn bảo vệ tạm thời của phần mền diệt virus. Tắt luôn tường lửa của window máy chủ.

Bạn mở phần mền diệt virus lên và làm theo như hình để tắt tường lửa phần mền diệt virus.

cach-bat-tat-tuong-lua-tren-kaspersky

Cách tắt tường lửa phần mền diệt virus

cach-bat-tat-tuong-lua-tren-kaspersky

Cách 4: Cài lại window và diệt sạch virus

Nếu trong mạng lan tắt cả các máy điều không tìm thấy máy in trong mạng lan. Thì nguyên nhân do máy chủ bị nhiễm virus nặng. Cần phải diệt virus và cài lại window mới lại. Sau đó cài đặt máy in và chia sẻ máy in lên mạng lan lại.

Nếu như tắt trong mạng lan tất cả các máy điều tìm thấy được máy in. Nhưng chỉ có 1 vài máy không tìm thấy, thì nguyên nhân có thể do máy tính đó bị lỗi window. Hoặc do máy tính đó bị nhiễm virus nặng, cần phải cài lại window mới và tìm máy in lại xem sao.

Như vậy là mực in Đại Tín đã hướng dẫn xong cách sửa lỗi không tìm thấy máy in trong mạng lan. Chúc bạn có thể làm thành công.!

Tham khảo bài viết không tìm thấy máy tính khác trong mạng lan

Hiện nay để có thể in ấn tài liệu thì mọi người cần phải kết nối với máy in và máy tính thông qua hệ thống mạng LAN hoặc Wifi. Vậy trong trường hợp không kết nối được máy in qua mạng LAN hay không tìm thấy máy in trong mạng LAN win 7,… có thể là do mọi người chưa biết cách chia sẻ máy in, lỗi Driver, lỗi địa chỉ IP…. Vậy nên, để nắm được cách khắc phục lỗi không kết nối được máy in trong mạng lan win 10 thì bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn.

Kết nối máy in qua mạng LAN là gì?

Kết nối máy in qua mạng LAN là một trong những phương pháp in ấn từ xa mà không cần kết nối với thiết bị máy tính qua cổng USB truyền thống, rườm rà. Thay vào đó, mọi người có thể in từ xa thông qua mạng LAN nội bộ vô cùng tiện lợi khi kết nối trực tiếp với các thiết bị không dây như laptop, điện thoại, máy tính bảng,…

Kết nối máy in qua mạng LAN giúp tiết kiệm việc sử dụng dây USB rườm rà

>> Xem thêm : Hướng dẫn cách kết nối máy in qua wifi

Ưu điểm khi kết nối máy in qua mạng LAN:

  • – Hỗ trợ liên kết với nhiều thiết bị như máy tính, máy tính bảng, smartphone,…
  • – Hỗ trợ in ấn từ xa tiện lợi.
  • – Không cần nhiều dây cáp rườm rà để kết nối.

Nhược điểm:

  • – Cách cài đặt và kết nối hơi phức tạp
  • – Yêu cầu phải có hệ thống mạng LAN ổn định để kết nối
  • – Khi gặp trục trặc từ hệ thống mạng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ kết nối.
  • Cách kết nối máy in qua mạng LAN

Trước khi tìm hiểu cách khắc phục lỗi không hiển thị máy in trong devices and printers thì mọi người cần phải nắm qua cách kết nối máy in qua mạng LAN đơn giản theo các bước sau:

Bước 1: Trên màn hình máy tính, bấm vào thanh Start, trên thanh tìm kiếm nhập từ khóa “Printer”. Tại đây, mọi người chọn kết quả hiển thị đầu tiên để mở giao diện cài đặt máy in qua mạng LAN trên máy tính.

Bước 2: Click vào phần Printers & Scanners, đồng thời mở máy in và bấm vào biểu tượng hệ thống wifi muốn kết nối. Sau đó bấm Add a printer or scanner để hoàn tất việc kết nối máy in với máy tính qua mạng LAN.

Nguyên nhân dẫn đến lỗi không kết nối được máy in qua mạng LAN

Trước khi đi đến cách khắc phục lỗi, mọi người cần phải nắm được nguyên nhân xuất hiện tình trạng không tìm thấy máy in trong mạng LAN win 7, Win 8, win 10,… Trong trường hợp nếu máy in xuất hiện đèn báo lỗi xanh/đỏ/vàng khi đã bấm lệnh in mà không thể in được thì thường sẽ do lỗi hộp mực hoặc phần cứng chứ không phải do cách kết nối.

Có nhiều nguyên nhân không thể kết nối máy in qua mạng LAN

Còn trường hợp lỗi không kết nối được máy in trong mạng LAN win 10, nguyên nhân có thể do:

Máy tính bị lỗi win cũng gây ảnh hưởng tới quá trình nhận lệnh in hoặc thao tác in ấn. Mặc dù nguyên nhân này ít khi xảy ra, nhưng mọi người không nên bỏ sót bất kỳ chi tiết nào khi khắc phục lỗi máy in không nhận lệnh.

Lỗi do phần dây cáp kết nối bị lỗi. Nhiều trường hợp máy in đã bật và xuất hiện tín hiệu màu xanh nhưng không thể in được. Lúc này mọi người có thể kiểm tra phần kết nối giữa máy tính và máy in đã liên kết với nhau hay chưa? Dây kết nối có bị đứt hay gặp vấn đề gì không?

Chưa bật nguồn máy in: Nhiều trường hợp mọi người loay hoay kiểm tra lỗi từ bên trong, nên thường bỏ qua các chi tiết nhỏ như quên bật nguồn máy in.

Lỗi Driver: Trường hợp nguồn đã bật, máy in xuất hiện đèn tín hiệu màu xanh, mọi chức năng đã sẵn sàng nhưng vẫn không thể in được thì nguyên nhân có thể do lỗi driver tải về hoặc driver không phù hợp.

Một số nguyên nhân khác như: Máy in và máy tính không kết nối chung hệ thống mạng LAN, máy tính không có mạng hoặc không mở được, hệ thống máy tính bị nhiễm virus hoặc sử dụng phần mềm virus bật tính năng tường lửa,…

Xem thêm: Hướng dẫn cách kết nối máy in với máy tính chi tiết từng bước

Cách khắc phục lỗi không tìm thấy máy in trong mạng LAN win 7

Để khắc phục lỗi không kết nối được máy in trong mạng LAN win 10 thì mọi người có thể áp dụng ngay các cách sau đây:

Cách 1: Kiểm tra thiết bị máy tính và máy in có kết nối chung hệ thống mạng LAN hay không bằng cách bấm tổ hợp phím Ctrl+R --> Gõ CMD --> Enter để kiểm tra địa chỉ IP. Sau khi có một hộp thoại xuất hiện, mọi người bấm từ khóa “ipconfig” sẽ xuất hiện thông tin địa chỉ IP của máy tính của bạn. Mọi người chỉ cần quan tâm tới đoạn IPv4 Address.

Kiểm tra địa chỉ IP máy in và thiết bị kết nối

Trường hợp địa chỉ IP của máy tính là 192.168.1.123 nhưng thiết bị máy in lại sử dụng mạng LAN có IP 192.168.0.38, có nghĩa hai thiết bị sử dụng địa chỉ mạng LAN khác nhau nên không thể kết nối. Lúc này mọi người sẽ kiểm tra lại hệ thống mạng kết nối của cả hai thiết bị để thay đổi.

Cách 2: Nếu hai thiết bị cùng hệ thống mạng, mọi người sẽ phải kiểm tra hệ thống tường lửa hoặc phần mềm diệt virus đã tắt hay chưa. Nếu chưa tắt thì chỉ có thể tắt đi và tiến hành kết nối lại với máy in và thực hiện thao tác in ấn như thông thường.

Cách 3: Mọi người có thể kiểm tra hai thiết bị máy in, máy tính có cùng Workgroup hay không bằng cách click chuột phải trên giao diện trang chủ màn hình máy tính click Computer --> Properties --> Computer Name --> Change… sửa lại cùng Workgroup là hoàn thành.

Cách 4: Nếu các lỗi trên đều thực hiện nhưng vẫn không in được, có thể là do lỗi win. Lúc này mọi người hoàn toàn có thể cài lại win là được.

Cách 5: Kiểm tra lại hệ thống driver cài đặt trên máy tính có tương thích với máy in hay không. Nếu không tương thích thì phải tải và cài đặt lại driver khác để tiến hành in ấn bằng cách bấm tổ hợp phím Windows + R, tại hộp thoại Run gõ từ khóa “devmgmt.msc” -->OK --> Chọn mục Print Queues --> Tiến hành thực hiện thao tác cập nhật, xóa và cài đặt lại driver.

Kiểm tra lại hệ thống Driver của máy in

Cách 6: Trường hợp không hiển thị máy in trong devices and printers thì nguyên nhân có thể thiếu file mscms.dll. Lúc này mọi người truy cập theo đường dẫn C:\\Windows\system32 và tiến hành chọn tên file mscms.dll.

Sau đó, tiến hành copy file mscms.dll từ file này sang thư mục trên máy tính theo đường dẫn C:\\Windows\system32\spool\drivers\x64\3\ [windows 7 64 bit] hoặc C:\\Windows\system32\spool\drivers\w32x86\3\ [ windows 7 32 bit].

Cuối cùng, chỉ cần tiến hành khởi động lại thiết bị máy tính và máy in và kết nối lại như trên là hoàn thành.

Cách 7: Sử dụng trình sửa lỗi Troubleshoot để có thể khắc phục được những lỗi liên quan tới thiết bị ngoại vi như mạng LAN. Đầu tiên, mọi người bấm tổ hợp phím Windows + I để mở giao diện cài đặt, sau đó chọn phần Update & Security ngay trên cửa sổ.

Tiếp đến, tại danh mục bên trái chọn mục Troubleshoot --> Chọn Printer --> Run the Troubleshoot. Lúc này hệ thống sẽ tự động quét và sửa lỗi liên quan tới mạng LAN nhanh chóng. Sau khi thực hiện xong, mọi người tiến hành kết nối lại máy in qua mạng LAN để in ấn như bình thường.

Xử lý việc kết nối máy in thông qua trình sửa lỗi Troubleshoot

Cách 8: Chạy lại trình tìm kiếm máy in trên máy tính bằng cách bấm tổ hợp phím Windows + I --> Devices --> Printer & Scanner --> Add a printer or Scanner để tiến hành quét các thiết bị máy in có thể kết nối. Trường hợp không tìm thấy tên máy in muốn kết nối bấm “The printer that I Want isn’t listed”.

Tại cửa sổ mới, mọi người tích chọn Add a Bluetooth, wireless or network discoverable printer --> Next để chờ hệ thống quét lại các thiết bị máy in cùng kết nối với hệ thống mạng LAN. Nếu không gặp vấn đề gì thì tên thiết bị máy in sẽ xuất hiện, chỉ cần chọn và kết nối là hoàn tất.

Khắc phục lỗi tìm kiếm máy in trên hệ thống windows

Trên đây là tổng hợp thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục lỗi không kết nối được máy in qua mạng LAN. Qua đó có thể thấy cách khắc phục khá đơn giản để mọi người có thể áp dụng và xử lý.

Trong trường hợp không thể thực hiện, cũng như không biết cách khắc phục nên tìm đến các dịch vụ sửa máy tính tại nhà Hà Nội sửa chữa máy in tại nhà chuyên nghiệp để được kiểm tra và xử lý nhanh chóng, an toàn nhất.

Video liên quan

Chủ Đề