Khi nói về quá trình dịch mã kết luận nào sau đây đúng

Khi nói về quá trình dịch mã kết luận nào sau đây không đúng ?


A.

Bộ ba kết thúc quy định tổng hợp axit amin cuối cùng trên chuỗi polipeptit.

B.

 Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit.

C.

Liên kết hidro được hình thành trước liên kết peptit.

D.

Chiều dịch chuyển của riboxom trên mARN là 5’-3’

154356 điểm

trần tiến

Khi nói về quá trình dịch mã, kết luận nào sau đây là không đúng? A. Liên kết bổ sung hình thành trước liên kết peptit. B. Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự các aa trên chuỗi polipeptit. C. Bộ ba kết thúc quy định tổng hợp aa cuối cùng trên chuỗi polipeptit.

D. Chiều dịch chuyển của riboxom ở trên mARN là 5’ đến 3’

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án C. - A: Đúng vì chỉ khi nào codon trên mARN hình thành liên kết bổ sung với anticodon tương ứng của phức hợp aa-tARN thì mới hình thành liên kết peptit giữa hai axit amin. Do đó, liên kết bổ sung được hình thành trước liên kết peptit. - C: Sai vì khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì ngay lập tức quá trình dịch mã kết thúc nên bộ ba kết thúc không được mã hóa thành trình tự của bất kì axit amin nào. - D: Đúng vì phân tử mARN có chiều từ 5’ đến 3’, riboxom sẽ dịch chuyển từ bộ ba mở đầu trên mARN bắt đầu từ 5’ đến 3’.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Ở sinh vật nhân sơ, một nhóm gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau thành cụm và có chung một cơ chế điều hòa gọi là operon. Việc tồn tại operon có ý nghĩa: A. Giúp một quá trình chuyển hóa nào đó xảy ra nhanh hơn vì các sản phẩm của gen có liên quan về chức năng cùng được tạo ra đồng thời B. Giúp các gen có thể đóng mở cùng lúc vì có cùng vùng điều hòa vì vậy nếu như đột biến ở vùng điều hòa thì chỉ ảnh hưởng đến sự biểu hiện của 1 gen nào đó trong operon C. Giúp tạo nhiều sản phẩm của gen vì nhiều gen phân bố thành cụm sẽ tăng lượng sản phẩm vì vậy đáp ứng tốt với sự thay đổi điều kiện môi trường D. Giúp cho vùng promoter có thể liên kết dễ dàng hơn với ARN polimeraza vì vậy mà gen trong operon có thể cảm ứng dễ dàng để thực hiện quá trình phiên mã để tạo ra sản phẩm khi tế bào cần.
  • Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về các bệnh di truyền ở người? A. Bệnh phêninkêtô niệu do đột biến gen làm mất enzim phân hủy phêninalanin, làm cho chất này tích tụ và gây đầu độc não, người ta có thể phát hiện sớm và không cho bệnh nhân ăn thức ăn có chứa phêninalanin. B. Bệnh di truyền ở người là những bệnh di truyền được từ đời này sang đời khác, vì vậy Đao và Tơc nơ không phải là các bệnh di truyền. C. Bệnh hồng cầu hình liềm là do đột biến gen dạng thay thế cặp thành cặp dẫn đến đột biến vô nghĩa. D. Bệnh bạch tạng do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định, nếu bố mẹ đều bị bệnh nhưng sinh con bình thường có thể là do bố mẹ mang các alen đột biến lặn thuộc các lôcut khác nhau nên các gen trội không alen tương tác bổ sung với nhau.
  • Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng: A. Giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần kiểu gen đồng hợp tử lặn. B. Giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần kiểu gen đồng hợp tử trội. C. Giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử, tăng dần tỉ lệ dị hợp tử. D. Tăng dần kiểu gen đồng hợp tử, giảm dần tỉ lệ dị hợp tử.
  • Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm? A. tARN. B. rARN. C. ADN. D. mARN.
  • Sử dụng tia tử ngoại gây đột biến gen thì cần tác động vào pha nào của chu kỳ nào của tế bào? A. Pha G1. B. Pha G2. C. Pha S. D. Pha M.
  • . Nguyên nhân dẫn đến sự giống nhau về tỉ lệ phân li KG ở F1; F2 trong trường hợp lai một tính trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn đối với cùng một phép lai là: A. Không thể có sự giống nhau nào vì tỉ lệ phân li là khác nhau. B. Do cơ sở tế bào học giống nhau. C. Do quá trình giảm phân tạo giao tử giống nhau. D. Do quá trình thụ tinh xuất hiện số tổ hợp như nhau
  • Ví dụ nào dưới đây không thuộc dạng cách li sinh sản? A. Quần thể cây ngô và cây lúa có cấu tạo hoa khác nhau. B. Hai quần thể cá sống ở một hồ Châu Phi có màu đỏ và màu xám. C. Hai quần thể mao lương sống ở bãi bồi sông Vonga và ở phía trong bờ sông. D. Hai quần thể chim sẻ sống ở đất liền và quần đảo Galapagos.
  • Cho thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau: [1] Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó có lợi. [2] Làm thay đổi tần số alen theo những hướng không xác định. [3] Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. [4] Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng. [5] Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. [6] Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định. [7] Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa. Các thông tin về vai trò của chọn lọc tự nhiên: A. [1], [4], [5]. B. [3], [6], [7]. C. [4], [6]. D. [2], [5], [7].
  • Hoạt động nào không đúng đối với enzim ARN pôlimeraza thực hiện phiên mã? A. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung [A bắt đôi với U, T bắt đôi với A,G bắt đôi với X và ngược lại] theo chiều từ 3’ đến 5’. B. Mở đầu phiên mã là enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn. C. ARN pôlimeraza đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng. D. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung [A bắt đôi với U, T bắt đối với A, G bắt đối với X và ngược lại] theo chiều từ 5’ đến 3’.
  • Theo quan niệm hiện đại, về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi: A. Số lượng nhiễm sắc thể của các cá thể trong quần thể. B. Tần số tương đối các alen và tần số kiểu gen của quần thể. C. Số lượng các cá thể có kiểu gen dị hợp của quần thể. D. Số lượng các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội của quần thể.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Khi nói về quá trình dịch mã kết luận sau đây không đúng


A.

Liên kết bổ sung được hình thành trước liên kết peptit

B.

Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự axit amin trên chuỗi polipeptit

C.

Bộ ba kết thúc quy định hợp axit amin cuối cùng trên chuỗi peptit

D.

Chiều dịch chuyển của riboxom ở trên mARN là chiều 5’→3’

Video liên quan

Chủ Đề