Mẫu Báo cáo thực tập chuyên ngành biên phiên dịch tiếng nhất

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành ngôn ngữ anh là một trong những loại giấy tờ khá quan trọng mà bất cứ ai đều phải làm sau khi hoàn thành khóa học.

Sau đây là các bản báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành ngôn ngữ anh mới nhất hiện nay, các bạn hãy tham khảo ngay nhé.

Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành ngôn ngữ anh [Mẫu 1]

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

HỌC PHẦN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NGÀNH: DỊCH THUẬT – NGÔN NGỮ – VĂN HÓA

  1. Mã học phần: ENC1312
  2. Tổng số tín chỉ: 06 tín chỉ
  • Thời gian thực hiện: sau khi sinh viên cơ bản hoàn tất các học phần chuyên ngành bắt buộc theo quy định trong chương trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng ngành Ngôn ngữ Anh;
  • Sinh viên phải hoàn tất tối thiểu 8 tuần [đối với bậc cao đẳng], 12 tuần [đối với bậc đại học] thực tập nghề nghiệp tại đơn vị thực tập theo hướng dẫn của chuyên viên do đơn vị tiếp nhận thực tập sinh phân công.
  • 06-09 tiết [1,0 tiết-1,5 tiết/tuần] làm việc với giảng viên do Khoa phân công để hướng dẫn sinh viên viết Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
  • Tham gia các buổi tập huấn và phát triển kỹ năng làm việc hoặc sinh hoạt như “Tuần lễ hành trang thực tập”, “Sinh hoạt cuối khóa”, “Từ giảng đường đến khởi nghiệp” do Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp tổ chức trước hoặc trong quá trình thực tập;
  • Tham gia các buổi sinh hoạt, báo cáo chuyên đề, workshop chuyên ngành do Khoa chuyên ngành tổ chức.
  • Sinh viên không bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Sinh viên đã tích lũy đủ số học phần theo quy định;

Chương trình thực tập tốt nghiệp là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ bậc đại học, cao đẳng tại trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM [UEF]. Học phần này giúp sinh viên:

  • Tham gia vào hoạt động thực tế của ngành/ chuyên ngành nhằm thực hành kỹ năng nghề nghiệp cũng như rèn luyện thái độ làm việc chuyên nghiệp, phát triển các mối quan hệ nhằm chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai;
  • Vận dụng kiến thức lý thuyết và kỹ năng tư duy đã học vào việc quan sát, mô tả hoạt động của đơn vị thực tập;
  • Kết thúc học phần, mỗi sinh viên phải trình bày kết quả làm việc của mình dưới hình thức một bản Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
  1. Mục tiêu của học phần: Sau khi kết thúc thời gian thực tập sinh viên có thể:
  • Hiểu và mô tả được quy trình tiếp nhận văn bản dịch thuật, quy trình dịch, chỉnh sửa và kiểm tra độ chính xác của bản dịch tại đơn vị thực tập;
  • Phát triển các kỹ năng biên phiên dịch thông qua các hoạt động thực hành biên phiên dịch tại đơn vị thực tập;
  • Xác định được mảng dịch thuật chuyên sâu để đầu tư cho công việc tương lai.
  • Phát triển kỹ năng trình bày một báo cáo nghiên cứu thực tế.
  1. Hình thức và nội dung Báo cáo tốt nghiệp

6.1. Hình thức: tham khảo các biểu mẫu [trang bìa, định dạng, kế hoạch thực tập]

6.2. Nội dung:

  • Phần mở đầu
  • Nêu lý do chọn đơn vị thực tập;
  • Giới thiệu tổng quát về chương trình thực tập của bản thân tại đơn vị, trong đó, xác định những mục tiêu của chương trình;
  • Kết cấu của báo cáo thực tập.
  • Phần nội dung

Chương 1: Giới thiệu đơn vị thực tập

  • Giới thiệu tổng quan về đơn vị thực tập;
  • Giới thiệu về các mảng dịch thuật chuyên sâu của đơn vị, đối tượng khách hàng, các loại văn bản đơn vị phụ trách dịch.
  • Giới thiệu về các chương trình tập huấn, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các biên-phiên dịch viên hoặc nhân viên của đơn vị.

Chương 2: Mô tả quy trình nghiệp vụ/dịch vụ tại đơn vị thực tập

Trong phần này, sinh viên mô tả quy trình tiếp nhận văn bản dịch thuật, quy trình dịch, chỉnh sửa và kiểm tra độ chính xác của bản dịch tại đơn vị thực tập, các đặc điểm văn phong, ngôn từ, cấu trúc, văn hóa khi dịch các văn bản thuộc các mảng dịch chuyên sâu của đơn vị [ví dụ dịch phim, dịch tin tức, dịch các tác phẩm văn học, dịch các văn bản luật, dịch hợp đồng…] hoặc một trong những mảng dịch thuật chuyên sâu mà sinh viên cảm thấy có ý nghĩa quan trọng với định hướng chuyên môn của bản thân hoặc phù hợp với sở trường của sinh viên.

Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho bản thân sau khi thực hiện chương trình trình thực tập

  • Xác định những yêu cầu cần phải có [tư duy, kiến thức, kỹ năng và thái độ] để tham gia vào hoạt động dịch thuật tại các công ty/dịch vụ biên-phiên dịch;
  • Đánh giá bản thân: Đã học hỏi, rèn luyện được gì? Còn khiếm khuyết yếu kém gì? Cần khắc phục, bổ sung gì? [kiến thức, kỹ năng, thái độ];
  • Những đề xuất, kiến nghị [nếu có] cho các công ty/dịch vụ biên-phiên dịch và chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh trường Đại học Kinh tế – Tài chính.
  • Phần kết luận: Đưa ra một số nhận định tổng quát và hướng phát triển cho bản thân sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp.
  • Danh mục tài liệu tham khảo [Theo chuẩn APA]
  • Phụ lục [nếu có]

Xem thêm:  Bản cam kết mẫu mới nhất |Link tải GG drive

7.1. Chuyên viên hướng dẫn [do đơn vị thực tập cử] nhằm:

  • Hướng dẫn trực tiếp sinh viên trong suốt thời gian thực tập tại đơn vị nhằm đạt các mục tiêu của học phần;
  • Hướng dẫn sinh viên:
    • Tiếp cận các thông tin của trường học/trung tâm ngoại ngữ;
    • Hướng dẫn sinh viên quan sát để biết, hiểu và tham gia trực tiếp các quy trình nghiệp vụ thực tế;
    • Gợi ý những vấn đề thực tiễn có liên quan để sinh viên nghiên cứu, tư duy về cách giải quyết trên thực tế;
  • Theo dõi quá trình thực hiện công việc thực tập của từng cá nhân sinh viên [thái độ, kỹ năng chuyên môn, mức độ và kết quả tham gia công việc] tại đơn vị. Ký xác nhận vào Kế hoạch thực tập cá nhân, Nhật ký thực tập và xác nhận Báo cáo thực tập tốt nghiệp;

7.2. Giảng viên hướng dẫn [do Khoa phân công]:

  • Hướng dẫn sinh viên về mặt phương pháp tiếp cận trong việc thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp;
  • Giúp sinh viên củng cố những vấn đề chuyên môn có liên quan làm cơ sở để quan sát, mô tả và đánh giá một cách có hệ thống hoạt động của đơn vị;
  • Hướng dẫn trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp;
  • Đánh giá kết quả của học phần.
  1. Tài liệu phục vụ học phần
  • QĐ số 403/QĐ-UEF ngày 01/09/2018 của Hiệu Trưởng UEF;
  • QĐ số 295/QĐ-UEF ngày 27/6/2016 của Hiệu Trưởng UEF;
  • Hướng dẫn thực hiện học phần thực tập nghề nghiệp của Khoa chuyên ngành;
  • Các mẫu: Nhật ký thực tập, Kế hoạch thực tập chi tiết cá nhân;
  • Tài liệu thu thập tại đơn vị thực tập theo hướng dẫn chuyên viên của đơn vị.
Tuần Nội dung công việc Tài liệu tham chiếu
Trước khi đi thực tập –       Đăng ký học phần

–       Đăng ký đơn vị thực tập

–       [Nếu đơn vị thực tập tự liên hệ, cần cung cấp thông tin đơn vị theo mẫu và được Trung tâm quan hệ doanh nghiệp và Khoa chuyên ngành xét duyệt]

Kế hoạch thực tập nghề nghiệp của Phòng Đào tạo – Khảo thí và Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp
Tham dự chương trình:

–        Tuần “Hành trang thực tập”;

–        Các hội thảo chuyên ngành/ huấn luyện kỹ năng;

–       Kế hoạch thực tập chung

–       Hướng dẫn thực hiện học phần

–       Bảng phân công GVHD

–       Làm việc với khoa chuyên ngành về Kế hoạch thực tập nghề nghiệp [2 tiết];
Trong quá trình thực tập

[tối thiểu 8 tuần đối với SV cao đẳng, 12 tuần đối với SV đại học]

–       Thực tập tại đơn vị;

–       Làm việc với chuyên viên hướng dẫn;

–       Mẫu “Kế hoạch thực tập cá nhân”

–       Mẫu “Nhật ký thực tập”

Họp với GVHD: 1 tiết/tuần để:

–       Hướng dẫn viết đề cương Báo cáo thực tập;

–       Hướng dẫn lập danh mục tài liệu tham khảo

–       Hướng dẫn phương pháp thu thập và xử lý dữ tài liệu

–       Hướng dẫn trình bày báo cáo thực tập

–       Tham vấn các vấn đề chuyên môn có liên quan.

Sau khi kết thúc thực tập Nộp báo cáo thực tập –       Danh sách ký nộp
Chấm báo cáo thực tập. –       Danh sách GVHD [chấm quá trình];

–       Phân công tổ chấm [02 GV] do Khoa chuyên ngành phân công.

–       Các mẫu phiếu chấm.

Trả kết quả cho phòng ĐT&KT

Lưu trữ theo quy định

–       Danh sách điểm học phần

–       Các phiếu chấm

  1. Đánh giá: [Điều 4,QĐ 295 giao cho Khoa chuyên ngành quy định chi tiết biểu điểm]
    • Thang điểm chung: thang 10 [tính tròn đến 1 chữ số thập phân], là điểm bình quân gia quyền của điểm do giảng viên hướng dẫn chấm và điểm của tổ chấm do Khoa phân công được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng.

Trong đó:

  • Điểm sinh hoạt cuối khóa 10%: sinh viên tham dự và nộp bài thu hoạch chương trình Từ giảng đường đến khởi nghiệp do Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp đánh giá cho điểm;
  • Điểm quá trình thực tập 20%: do giảng viên hướng dẫn chuyên môn đánh giá đựa trên Nhật ký thực tập và công việc thực hiện theo kế hoạch và tiến độ thực tập, ghi vào Bảng điểm quá trình;
  • Điểm nội dung báo cáo thực tập 70%: căn cứ vào kết quả báo cáo thực tập do giảng viên hướng dẫn đánh giá, ghi vào Bảng điểm cuối kỳ.
    • Thang điểm chi tiết:
      • Điểm quá trình: [thang 10 tính tròn đến 1 chữ số thập phân]. Căn cứ vào:
  1. Đánh giá chuyên cần [2 điểm]: Căn cứ tình hình tham gia các hoạt động có liên quan và thái độ làm việc của sinh viên:

a1. Tình hình thực hiện kế hoạch gặp khoa chuyên ngành để hướng dẫn kế hoạch thực tập và gặp giảng viên hướng dẫn định kỳ;

a2. Tình hình thực hiện kế hoạch thực tập tại đơn vị [căn cứ Kế hoạch thực tập cá nhân và Nhật ký thực tập];

a3. Tình hình tham gia các buổi sinh hoạt khoa học do khoa chuyên ngành triệu tập.

a4. Ngoài ra, việc đánh giá quá trình còn dựa vào đánh giá kỹ năng làm việc, kỹ năng chuyên môn, mức độ và kết quả tham gia công việc chuyên môn tại đơn vị [do chuyên viên hướng dẫn cho nhận xét định kỳ vào nhật ký thực tập hoặc vào cuối kỳ thực tập].

  1. Đánh giá nội dung Báo cáo thực tập [7 điểm]: GVHD đánh giá theo các tiêu chí tương tự mục 10.2.2 dưới đây.
    • Điểm của tổ chấm: [thang 10 tính tròn đến 1 chữ số thập phân]. Căn cứ:
  • Hình thức trình bày;
  • Nội dung.
  • Ngôn ngữ trình bày: Tiếng Anh

Xem thêm:  Bản cam kết mẫu học sinh |Link tải GG drive

Cụ thể:

Tiêu chí Điểm
Hình thức trình bày theo đúng quy định, văn phong trang trọng, mạch lạc.

Độ dài: 10 trang + 10%

1
Phần mở đầu 0,5
Chương 1: Giới thiệu đơn vị thực tập 3,0
Chương 2: Mô tả quy trình nghiệp vụ/ dịch vụ tại đơn vị thực tập 3.0
Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho bản thân 2,0
Phần kết luận 0.5
Tổng điểm 10,0

KHOA NGOẠI NGỮ – VĂN HÓA QUỐC TẾ

Tải về Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành ngôn ngữ anh tại đây

Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành ngôn ngữ anh [Mẫu 2]

TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP BAO GỒM NHỮNG MỤC SAU ĐÂY:

  1. Trang bìa in màu [ xem mẫu trang bìa đính kèm bên dưới]
  2. Trang lót in trắng đen
  3. Trang thông tin sinh viên [ xem mẫu trang thông tin đính kèm bên dưới]
  4. Trang cảm ơn [ACKNOWLEDGEMENT]
  5. Trang nhận xét và cho điểm của GV hướng dẫn [xem mẫu đính kèm bên dưới]
  6. Trang mục lục [Table of contents] [xem mẫu đính kèm bên dưới]
  7. CHAPTER 1: INTRODUCTION AND CONTEXT OF THE REPORT
  8. CHAPTER 2: THE INTERNSHIP ORGANIZATION
  9. CHAPTER 3: TRANSLATION AND INTERPRETATION PRACTICE
  10. CHAPTER 4: REFLECTION
  11. CHAPTER 5: CONCLUSION
  12. REFERENCES [APA STYLE]
  13. APPENDICES

HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHO TỪNG ĐỀ MỤC

– Trang bìa đã được thiết kế sẵn theo mẫu, SV chỉ việc điền thông tin cần thiết vào mẫu. Trang bìa phải được in màu trên bìa cứng. Việc thiết kế cho đẹp thêm tùy thuộc vào sinh viên. – SV cần chú ý khi ghi đúng tên và học vị của GV hướng dẫn.

VD:

SUPERVISOR: NGUYỄN XUÂN HỒNG M.A.

Nếu GV có học vị Cử Nhân thì ghi B.A. ở phía sau tên GV.

Nếu GV có học vị Thạc Sỹ thì ghi M.A. ở phía sau tên GV.

Nếu GV có học vị Tiến Sỹ thì ghi Ph.D. ở phía sau tên GV.

  1. Trang lót: trang lót là bản sao của trang bìa, in trắng đen, được đính kèm ngay sau trang bìa.
  2. Trang thông tin sinh viên: trang thông tin sinh viên được làm theo mẫu sau, chỉ ghi thông tin, không đóng khung.

                                           MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE            

INDUSTRIAL UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY

FACULTY OF FOREIGN LANGUAGES

Student’s name     : …………………………………………….

Student’s ID          : …………………………………………….

Class                    : …………………………………………….

Course                  : …………………………………………….

Student’s declaration: I declare that this internship report is my own work and does not involve in plagiarism or collusion. I accept heavy penalty for any cheating or plagiarism.

Date submitted     : ………………………

Signed                  : ……………………….

  1. Trang cảm ơn: [ACKNOWLEDGEMENT]

Sinh viên nên viết lời cảm ơn đến:

  • BGH Trường ĐHCN TP.HCM
  • BCN Khoa Ngoại Ngữ
  • GV hướng dẫn
  • Công ty thực tập
  • Người hướng dẫn thực tập tại công ty
  • Các thành viên trong nhóm thực tập
  • Các sinh viên trong lớp thực tập
  • Khác [tùy theo sinh viên]

Mẫu tham khảo để viết lời cảm ơn đính kèm bên dưới. Lưu ý SV đây chỉ là mẫu để tham khảo, không nên sao chép nguyên văn. SV nên tham khảo GVHD trước khi viết phần này.

ACKNOWLEDGEMENT

During the period of internship, I received a plenty of enthusiastic help and support that guide and encourage me to overcome all difficulties and finish this hard but meaningful time.

Firstly, I would like to express thanks to the School Board of the Industrial University of Ho Chi Minh City and the Faculty of Foreign Languages creating favorable conditions for me to take my internship.

Secondly, I sincerely thank to Mr./Mrs./Ms. ……………….. , my supervisor who gave me useful guidance and advice that help me to finish my internship successfully. From these advices, I can improve my English skills and strategies in translation and interpreting greatly.

Thirdly, I would like to express my gratitude and appreciation to …………………….  who gave me chances to ….

Besides, I would like to express my gratitude and appreciation to Mr./Mrs./Ms. ………………..  and Mr./Mrs./Ms. ………………………. who gave me chances to ………… . They/He/She also gave me professional guidance and insightful comments that considerably help me gain a lot of experiences in improving my skills and strategies in English translation and interpreting.

Furthermore, I would like to thank my group members, ……….., ………….., …………, …………. who often shared my feelings and gave me timely advice during the internship.

Last but not least, I am grateful to all of the lovely students of ………….. who contributed to help me overcome my internship.

In short, I really thank to all people helping me to finish this internship report.

  1. Trang nhận xét và cho điểm của GV hướng dẫn:

Sinh viên phải đưa cho GV hướng dẫn ghi nhận xét góp ý và ký tên đầy đủ vào trang này trước khi nộp báo cáo thực tập. Nếu không báo cáo thực tập sẽ bị trả lại.

SUPERVISOR’S COMMENTS

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

SUPERVISOR: ……………………..

SIGNED: ……………………………

Sau khi thu báo cáo thực tập của SV, Tổ Bộ môn BPD sẽ phân công GV chấm báo cáo thực tập của sinh viên. GV chấm báo cáo thực tập sẽ cho điểm và ký tên vào trang này. Điểm số được ghi ở trang này sẽ được xem là điểm số sau cùng [thang điểm 10]. Tổ bộ môn BPD sẽ ghi điểm vào bảng điểm và nhập điểm vào hệ thống phần mềm.

MARKER’S COMMENTS

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Final grade awarded: ……………

MARKER: ……………………..

SIGNED: ……………………………

  1. Trang mục lục [Table of contents]:

Trang mục lục thống kê đầy đủ các mục và đánh số trang tương ứng.

TABLE OF CONTENTS

                                                                                                                           Page

Xem thêm:  Bản cam kết chất lượng sản phẩm mới nhất |Link tải GG drive

CHAPTER 1: INTRODUCTION AND CONTEXT OF THE INTERNSHIP REPORT      1

1.1. SELF-INTRODUCTION

1.2. SIGNIFICANCE OF THE INTERNSHIP

CHAPTER 2: THE INTERNSHIP ORGANIZATION

2.1. NAME, ADDRESS, HISTORY, VISION AND OBJECTIVES

2.2. ORGANIZATIONAL STRUCTURE

2.3. PRODUCTS AND/OR SERVICES

CHAPTER 3: TRANSLATION AND INTERPRETATION PRACTICE

  • JOB DESCRIPTION AND WORK ASSIGNMENTS
  • TRANSLATION AND INTERPRETATION PRACTICE

CHAPTER 4: REFLECTION

4.1. REFLECTION ON DEVELOPED WORKING AREAS AND SKILLS

4.2. REFLECTION ON PERSONAL DEVELOPMENT DURING THE INTERNSHIP

CHAPTER 5: CONCLUSION

  • INTERNSHIP EXPERIENCE SUMMARY
  • RECOMMENDATIONS OR SUGGESTIONS

REFERENCES [APA STYLE]

APPENDICES [EVIDENCE OF PERFORMED ACTIVITIES, TASKS, DUTIES AND ASSIGMENTS]

GỢI Ý VIẾT CÁC CHƯƠNG

CHAPTER 1: INTRODUCTION AND CONTEXT OF THE INTERNSHIP REPORT      1

1.1. SELF-INTRODUCTION

1.2. SIGNIFICANCE OF THE INTERNSHIP

Nêu cụ thể khoảng thời gian , mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc thực tập BPD đối với chuyên ngành đào tạo và định hướng nghề nghiệp tương lai.

CHAPTER 2: THE INTERNSHIP ORGANIZATION

2.1. NAME, ADDRESS, HISTORY, VISION AND OBJECTIVES

2.2. ORGANIZATIONAL STRUCTURE

2.3. PRODUCTS AND/OR SERVICES

CHAPTER 3: INTERSHIP DÉSCRIPTION AND EXPERIENCE

  • JOB DESCRIPTION AND WORK ASSIGNMENTS

Phần này báo cáo tóm tắt về nội dung công việc đã thực hiện tại cơ sở thực tập. Viết theo trình tự thời gian những việc đã làm từ khi đặt chân đến cơ quan cho đến khi kết thúc thực tập.

  • MAIN DUTIES AND RESPONSIBILITIES

Phần này báo cáo về lĩnh vực thực tập có liên quan tới kiến thức ngành Ngôn Ngữ Anh đã học và đã sử dụng trong công việc. Cần đưa ra dẫn chứng:  những tài liệu liên quan đến công việc chuyên ngành [biên/phiên dịch hoặc sủ dụng tiếng Anh mà cá nhân được giao thực tập. Ví dụ: đã được giao nhiệm vụ biên/phiên dịch những bài dịch nào cách thức tiếp cận để dịch tốt; phương pháp/kỹ thuật dịch thuật – phiên dịch nào được sử dụng để thực hiện công việc biên/phiên dịch được giao, v.v…]

Yêu cầu: sinh viên cần đưa ra minh chứng:

  • Đối với sinh viên chỉ làm công việc biên dịch: tối thiểu 07 bài dịch viết khoảng 250-300 từ/bài,
  • Đối với sinh viên làm công việc biên/phiên dịch: tối thiểu 05 bài dịch viết khoảng 250-300 từ/bài và 01 video bài dịch nói từ 15-20 phút,
  • Đối với sinh viên sử dụng tiếng Anh trong công việc:
    • tối thiểu 10 file audio/video ghi âm lại nội dung sử dụng tiếng Anh trong công việc ghi vào 01 CD, nếu thời lượng của mỗi file từ 05-10 phút, và 10 bức ảnh màu minh họa cho các công việc này. Mỗi công việc 1 bức ảnh.
    • tối thiểu 05 file audio/video ghi âm lại nội dung sử dụng tiếng Anh trong công việc ghi vào 01 CD, nếu thời lượng của mỗi file từ 15-20 phút  và 05 bức ảnh màu minh họa cho các công việc này. Mỗi công việc 1 bức ảnh.

Toàn bộ minh chứng đính kèm ở phần phụ lục. Sinh viên có thể lấy ví dụ ở phần minh chứng lồng ghép vào phần 3.2 để bài viết thêm phần sinh động và thuyết phục.

CHAPTER 4: REFLECTION

  • REFLECTION ON DEVELOPED WORKING AREA AND SKILLS

– Miêu tả các kỹ năng và kiến thức học được ở đại học và ứng dụng vào thực tế như thế nào.

– Những kỹ năng nào học được trong quá trình thực tập và tầm quan trọng của nó đối với công việc sau này.

– Thảo luận phương pháp và kỹ năng quản lý học được ở công ty [ví dụ về kinh nghiệm quản lý tài chính, con người, trang thiết bị, thời gian, v.v.].

– Nêu các vấn đề gặp phải trong quá trình thực tập. Nói rõ cách giải quyết vấn đề, những gì làm được và chưa làm được, lý do tại sao.

  • REFLECTION ON PERSONAL DEVELOPMENT DURING THE INTERNSHIP

– Nêu bài học kinh nghiệm học được trong quá trình thực tập, cả mặt tích cực và tiêu cực. Những kinh nghiệm này sẽ giúp công việc tương lai như thế nào.

CHAPTER 5: CONCLUSION

  • INTERNSHIP EXPERIENCE SUMMARY

Tổng kết vắn tắt lại những kinh nghiệm học được trong quá trình thực tập, liên hệ với định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

– Nêu những điểm mạnh và điểm yếu của chương trình học đại học khi áp dụng vào thực tế làm việc.

  • RECOMMENDATIONS OR SUGGESTIONS

Kiến nghị về kiến thức và kỹ năng gì cần chuẩn bị ở nhà trường cho nghề nghiệp tương lai [Có những kỹ năng/kiến thức nào không được trang bị mà thực tế rất cần để làm việc].

– Kỹ năng nào được trang bị nhưng chưa đầy đủ hoặc chưa phù hợp với thực tế.

– Gợi ý cho sinh viên thực tập trong tương lai cần chuẩn bị những gì trước khi đi thực tập./.

– Các gợi ý và đề xuất khác.

REFERENCES [APA STYLE]

APPENDICES [EVIDENCE OF PERFORMED ACTIVITIES, TASKS, DUTIES AND ASSIGMENTS]

Tất cả các mục trên được sắp xếp theo thứ tự, đóng lại thành báo cáo thực tập. Báo cáo thực tập có thể đóng bìa kiếng hoặc không tùy sinh viên.

Báo cáo Thực tập có độ dài tối thiểu 4000 từ [Không kể các phụ lục]

Layout:

Note: ALL ITEMS ABOVE MUST BE WRITTEN IN PROSE.

Spacing:      1.5

Font:           Times New Roman

Size:            12

Page setup:  Left: 3 cm

Right: 2 cm

Top: 2 cm

Bottom: 2 cm

Page numbering [right corner]

Header:       Student’s full name [left-hand corner]

Student ID: [right-hand corner]

EX:

Submitted by:  ………………….        ID number: ………………

Footer:        Supervisor’s name [left-hand corner]

Supervisor: ………………………       Page: ……………..

Submitted by Nguyễn Văn Anh                  ID number: 1112356

Supervisor: Nguyễn Xuân Hồng M.A.        Page: 1

  1. HCM, ngày 20 tháng 08 năm 2019

                                                                                    Tổ Biên Phiên Dịch

                                                                                                Tổ trưởng

Tải về Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành ngôn ngữ anh tại đây

Video liên quan

Chủ Đề