Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 là chiến dịch

Chiến dịch phản công Việt Bắc Thu - Đông 1947 là chiến dịch đầu tiên, giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta, góp phần chuyển hóa thế và lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi. Qua đó, rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu về lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy và nghệ thuật quân sự, trong đó có nghệ thuật lập thế trận chiến dịch.

Trong Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947, nắm vững chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Bộ Tổng chỉ huy tập trung xây dựng phương án, kế hoạch tác chiến, tổ chức sử dụng lực lượng, bảo đảm tác chiến... Bộ Tổng chỉ huy chú trọng lập thế trận, tổ chức sử dụng lực lượng phù hợp với khả năng hiện có của ta lúc đó để tạo nên thế trận có lợi đánh địch; phá thế mạnh của địch là cơ động nhanh, hỏa lực mạnh và đánh tập trung; khoét sâu điểm yếu của địch là đánh ở chiến trường rừng núi xa lạ, tiếp tế khó khăn, không thể đánh kéo dài. Thời gian đầu, ta có bị bất ngờ do phán đoán chưa đúng hướng tiến công của quân Pháp, sau đó Bộ Tổng chỉ huy đánh giá lại tình hình và qua nghiên cứu tài liệu thu được của địch, kịp thời điều chỉnh kế hoạch tác chiến, lập thế trận trên ba mặt trận. Mặt trận Đường số 3 từ Bắc Kạn đến Cao Bằng do Trung đoàn 165 của Bộ và Trung đoàn 72 Chiến khu 1 đảm nhiệm. Mặt trận Đường số 4, địa bàn hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, do Trung đoàn 74 Cao Bằng và Trung đoàn 28 Lạng Sơn đảm nhiệm. Mặt trận Sông Lô - Đường số 2 do Trung đoàn 147 của Bộ và lực lượng của Chiến khu 10 đảm nhiệm. Bộ Tổng chỉ huy chủ trương kết hợp tiến hành chiến tranh du kích đánh rộng khắp, kìm giữ, tiêu hao, tiêu diệt địch với tập trung đánh địch vận động trên bộ, trên sông là chính, tiến tới bẻ gãy từng gọng kìm tiến công của địch.
 


Cán bộ ở Mặt trận Sông Lô nghiên cứu kế hoạch đánh địch tiến công lên Việt Bắc. Ảnh tư liệu 

  Về tổ chức, sử dụng lực lượng: Bộ Tổng chỉ huy đã chỉ đạo thực hiện "Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung", các trung đoàn bộ binh đều tổ chức từ 1 đến 2 tiểu đoàn phân tán thành các đại đội độc lập làm lực lượng nòng cốt cùng dân quân, du kích đánh rộng khắp. Đánh địch cả nơi chúng trú quân cũng như trên đường chúng cơ động; tích cực chiến đấu ngăn chặn, kìm giữ, tiêu hao, tiêu diệt quân nhảy dù ở Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn để bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến di chuyển an toàn. Từ ngày 8-10, các đại đội độc lập cùng du kích và nhân dân liên tiếp tập kích, quấy rối địch ở các vị trí: Chợ Đồn, Ngân Sơn, Chợ Rã, diệt hai trung đội Pháp. Tổ chức tiểu đoàn tập trung của các trung đoàn, được tăng cường các đơn vị hỏa lực của Bộ để tiêu diệt địch cơ động. Với cách lập thế trận, tổ chức sử dụng lực lượng phù hợp nên đã phát huy cách đánh sáng tạo, ta liên tục tiêu hao quân địch, đồng thời tiến hành nhiều trận đánh tập trung tiêu diệt gọn từng đơn vị địch. Trên Mặt trận Đường số 4, Tiểu đoàn 374 thuộc Trung đoàn 11 đánh trận phục kích trên đoạn Bản Sao - đèo Bông Lau [đêm 29 rạng ngày 30-10-1947] tiêu diệt 1 đoàn xe 28 chiếc, diệt và bắt hàng trăm quân địch… Trên Mặt trận Sông Lô - Đường số 2, tự vệ và Công an thị xã Tuyên Quang đánh 2 trận phục kích bằng địa lôi [22-10 và 19-11] ở ki-lô-mét số 7 và số 6 đường Tuyên Quang - Hà Giang, diệt hàng trăm tên địch. Lực lượng pháo binh Khu 10, có sự phối hợp của Trung đoàn 112 và dân quân du kích địa phương đánh một số trận phục kích tàu địch trên Sông Lô [24-10]. Lực lượng pháo binh tham gia không lớn [cấp trung đội], với những khẩu sơn pháo lạc hậu, nhưng ta đã tổ chức sử dụng, bố trí trận địa thích hợp, bí mật, bất ngờ, sát gần bờ sông trong tầm bắn hiệu quả, kết hợp với nghi binh [làm trận địa giả, tạo khói thu hút máy bay, dùng bưởi sơn đen giả làm thủy lôi trên sông lừa địch vào hướng đã định...]; vận dụng cách bắn ngắm trực tiếp của pháo binh đã phát huy hiệu quả hỏa lực. Nhất là trận diệt tàu địch tại Khe Lau [ngã ba Sông Gâm - Sông Lô] lúc 10 giờ ngày 10-11, Trung đội pháo binh 225 với 1 khẩu sơn pháo 75mm, bố trí trận địa bí mật, bất ngờ ở cự ly 150m, bắn chìm 2 tàu và bắn bị thương 1 tàu chở quân, diệt hàng trăm tên địch, góp phần bẻ gãy gọng kìm phía Tây trong cuộc tiến công chiến lược của Pháp vào Việt Bắc.

Do chủ động lập thế trận vững chắc, tổ chức sử dụng, bố trí lực lượng phù hợp đã phát huy được cách đánh, sở trường của các lực lượng. Địch cơ động đến đâu, địa bàn nào cũng bị ta chặn đánh, tiêu hao, tiêu diệt. Ta phát huy sự kết hợp đánh tập trung của lực lượng chủ lực với đánh du kích rộng khắp; thực hiện “vườn không, nhà trống” triệt nguồn tiếp tế tại chỗ của địch. Kìm giữ, tiêu hao, tiêu diệt quân nhảy dù; ngăn chặn, bẻ gãy hai gọng kìm tiến công của hai binh đoàn phía Đông và phía Tây, địch ngày càng bị thất bại, sa lầy; ta càng đánh càng mạnh và giành thắng lợi.

Đại tá PGS, TS ĐỖ VĂN ĐƠ
Viện trưởng Viện Khoa học Nghệ thuật Quân sự, Học viện Quốc phòng

Nguồn: qdnd.vn

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 thể hiện cách đánh nào của ta?"cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 12 do Toplời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 thể hiện cách đánh nào của ta?

A. Đánh du kích ngắn ngày.

B. Đánh điểm diệt viện.

C. Đánh công kiên.

D. Đánh công đồn.

Trả lời:

Đáp án đúng:A. Đánh du kích ngắn ngày.

Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 thể hiện cách đánh du kích ngắn ngày

Giải thích: Trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947, Bộ chỉ huy chỉ đạo các khu phải phát động rộng rãi chiến tranh du kích, bất ngờ đánh những trận nhỏ dọc theo đội hình, tiêu hao lực lượng để phân tán, kìm chân và gây tâm lý hoang mang cho địch. Đồng thời, ta điều chỉnh lực lượng, kết hợp chặt chẽ giữa bộ đội, dân quân, du kích làm nhiệm vụ tại chỗ với các tiểu đoàn cơ động của Chiến dịch, tổ chức các trận tác chiến tập trung; dùng hình thức phục kích là chính, với quy mô nhỏ, nhằm vào các đơn vị nhỏ của địch đang vận động làm mục tiêu chủ yếu. Đặc biệt nhất là hai trận phục kích tại Đèo Bông Lau và trận Đoan Hùng, Khe Lau.

Kiến thức tham khảo về chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông [1947]

1. Khái quát về chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông [1947]

Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947là chiến dịch phản công của lực lượng vũ trang nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòatrướcCuộc hành quân Léadoquân đội Phápthực hiện tại phía Bắc Việt Nam trongChiến tranh Đông Dương.

Quân Pháp thu được một số thành công chiến thuật [chiếm giữ được một số khu vực tại biên giới giáp Trung Quốc], nhưng về chiến lược tổng thể thì đây là một thất bại của quân Pháp, vì không thể tiêu diệt đầu não chính phủ kháng chiến và quân chủ lực của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ý đồ "đánh nhanh thắng nhanh" nhằm kết thúc sớmviệc xâm chiến Việt Nam lần thứ 2của Pháp đã thất bại sau chiến dịch này

2. Bối cảnh của chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông [1947]

- Thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn do thiếu quân và chiến tranh kéo dài sau khi chiếm các đô thị cũng như các tuyến giao thông quan trọng của nước ta.

- Tháng 3 năm 1947, Bolae được Chính phủ Pháp cử sang làm Cao ủy Pháp tại Đông Dương. Đồng chí đã vạch ra kế hoạch xúc tiến việc thành lập chính phủ bù nhìn của Bảo Đại và chuẩn bị tấn công vào căn cứ địa Việt Bắc của ta. Mục đích:

+ Tiêu diệt bộ đội chủ lực của Việt Minh

+ Đánh bại trụ sở chính của tôi

+ Quản lý đồng thời khóa biên giới Việt – Trung.

- Khi giành thắng lợi, thực dân Pháp sẽ đẩy nhanh việc thành lập chính phủ bù nhìn và kết thúc chiến tranh.

Lược đồ chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947

3. Diễn biến của chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông [1947]

* Về phía Pháp:

- Pháp huy động 12.000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương tiến công Việt Bắc.

- Sáng ngày 07/10/1947:

+ Quân dù Pháp [Sôvanhắc chỉ huy] chiếm Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn …

+ Binh đoàn bộ binh [Bôphơrê chỉ huy] từ Lạng Sơn theo đường số 4 lên Cao Bằng, rồi vòng xuống Bắc Cạn; theo đường số 3, bao vây phía đông và bắc Việt Bắc.

- Ngày 09/10/1947, quân bộ và lính thủy đánh bộ Pháp từ Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, rồi Chiêm Hóa, đánh Đài Thị, bao vây phía tây Việt Bắc

* Về phía ta:

- Đảng chỉ thị:“Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” [15/10/1947].

- Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu đẩy lui địch:

+ Ta chủ động bao vây, tiến công địch buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã... cuối tháng 11 - 1947.

+ Mặt trận hướng Đông, đường số 4, ta phục kích ở đèo Bông Lau [30/10/1947]. Đường số 4 trở thành “con đường chết”,thu nhiều vũ khí, quân trang của địch.

+ Mặt trận hướng Tây, sông Lô, ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, canô địch.

- Ngày 19/12/1947, đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.

- Ở các mặt trận khác phối hợp với Việt Bắc: quân dân ta ở Hà Nội đã kiềm chế, không cho địch tập trung binh lực vào các chiến trường chính.

4. Kết quả và ý nghĩa củachiến dịch Việt Bắc Thu - Đông [1947]

- Sau hơn hai tháng chiến đấu bền bỉ đầy anh dũng, đại bộ phận thực dân Pháp đã rút khỏi Việt Bắc đến ngày 19 tháng 12 năm 1947

- Hơn 6000 tên lính Pháp và tay sai người Việt bị tiêu diệt, bắt hơn 270 tên lính, hạ 16 tàu chiến, 38 ca nô, 18 máy bay chuyên dụng và 255 xe các loại. Quân Việt Minh đã hoàn thành được mục tiêu đã đề ra là bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc và phá tan cuộc tấn công của thực dân Pháp.

- Binh lính Pháp hoang mang cực độ, tinh thần lo sợ, dư luận Pháp dậy sóng

- Cuộc chiến đấu thất bại buộc quân Pháp kết thúc sớm cuộc chiến ở Đông Dương, buộc phải chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” sang đánh lâu dài “dùng người Việt để đánh người Việt”.

- Lực lượng chiến đấu dần thay đổi theo hướng có lợi cho quân Việt Minh.

- Đây là chiến dịch đầu tiên giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược củalực lượng vũ trang nhân dân Việt Namtrong cuộc kháng chiến chống Pháp, tạo ra bước ngoặt quan trọng, góp phần đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta phát triển sang một thời kỳ mới.

- Với thắng lợi này, căn cứ địa Việt Bắc đã trở thành biểu tượng của niềm tin, của chiến thắng. Hai tiếngViệt Bắcthân yêu trở thành tên gọi của chiến công, đi vào lòng người, đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc, cổ vũ toàn dân, toàn quân ta trên mọi nẻo đường kháng chiến.

Video liên quan

Chủ Đề