Phương pháp trồng cây trong dung dịch áp dụng cho những cây

Vì sao trồng cây cảnh thủy canh ngày càng được yêu thích?

Trồng cây cảnh thủy canh phù hợp với rất nhiều loại cây trồng, có thể kể đến như: Cây bạch mã công tử, hoa hồng môn, cây đại phú, cây hoàng ngọc, cây kim tiền, cây phú quý, cây thanh xuân, cây vạn lộc, hoa thủy tiên, cây lan ý,… Kỹ thuật trồng cây thủy canh đang ngày càng được ưa chuộng bởi nó hội tụ nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Linh hoạt trong các vị trí xếp đặt, cây được trồng trong chậu thủy tinh trong suốt, tạo điểm nhấn ấn tượng, sang trọng cho không gian
  • Có thể quan sát sự phát triển tự nhiên của cây ngay trên bàn làm việc vì dễ dàng nhìn rõ thân cây, rễ cây qua làn nước trong
  • Nhờ được nuôi trồng với dung dịch thủy canh cùng nguồn nước lưu trữ trong bình, cây phát triển nhanh hơn, khỏe hơn, hạn chế sâu bệnh, ô nhiễm môi trường. Theo đó, tuổi thọ của cây cũng cao hơn.
  • Dễ chăm sóc: Công đoạn chăm sóc cũng rất dễ dàng, bởi bạn chỉ cần thay nước, cho thêm dung dịch thủy canh phù hợp với mỗi loại cây, mỗi tuần chỉ thao tác 1-2 lần.
  • Có thể linh hoạt chọn màu nước tạo sự khác biệt hoặc biến thể tạo điểm nhấn cho chậu cây trong nước bằng sỏi đá, viên bi màu hoặc đá màu,… tạo nên sự sinh động, đẹp mắt.

Hướng dẫn cách trồng cây cảnh thủy canh

  • Cách trồng cây cảnh thủy canh khá đơn giản. Để trồng cây bằng nước, bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu thủy tinh, một giỏ nhựa có kích cỡ phù hợp với cây trồng.
  • Tách cây từ chậu đất hoặc dùng các cây đã được nuôi lớn với giá thể. Dùng nước rửa sạch rễ cây. Cắt hết phần rễ bị hỏng, chỉ giữ lại rễ chính và rễ khỏe.
  • Đặt cây vào giỏ nhựa trong bình nước thủy tinh. Hòa một ít dung dịch dinh dưỡng thủy canh vào bình nước để cung cấp dưỡng chất cho cây phát triển.
  • Sau khoảng 15-20 ngày, khi bộ rễ đã phát triển đều, đẹp thì có thể bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng cho cây.

Chăm sóc cây cảnh thủy canh

Thay nước cho cây

Đây là công đoạn quan trọng để cây luôn phát triển xanh tốt, sinh trưởng đều. Chú ý cần cung cấp nguồn nước sạch cho cây để cây không bị nhiễm các chất độc hại. Nếu sử dụng nước máy thì cần để nước qua đêm hoặc mang ra phơi nắng để clo bay hơi hết. Sau đó sẽ thay nước cho cây

Vào mùa hè nắng nóng, khoảng 3-5 ngày thay nước cho cây 1 lần. Vào mùa mưa hay lạnh khoảng 7-10 ngày thay nước 1 lần.

Nếu phát hiện có rễ cây bị hỏng, bạn cần thay nước cho cây và cắt bỏ những rễ bị chết. Thay nước hàng ngày đến khi cây mọc rễ mới và phát triển bình thường.

Cắt tỉa cây

  • Rửa sạch rễ cây: điều này giúp rễ cây dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn. Bạn có thể dùng vòi nước xối lên rễ cây để rửa. Không dùng tay vò vì sẽ khiến rễ cây bị đứt.
  • Dùng kéo cắt hết những rễ cây bị hỏng, cắt tỉa những lá cây bị dập, bị vàng úa
  • Sau đó rửa nhẹ nhàng lá cây, tránh làm dập lá
  • Vệ sinh, rửa sạch chậu, bình thủy tinh

Cho cây vào bình, pha dung dịch dinh dưỡng thủy canh cùng nước theo nồng độ phù hợp. Mực nước dung dịch vừa đủ ngập cổ rễ cây, không cần đổ quá ngập vì có thể khiến rễ cây  bị ngạt thở, ngập úng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây.

Cung cấp dung dịch thủy canh cho cây

Công đoạn này được thực hiện sau khi thay nước và cắt tỉa cho cây. Trồng cây trong nước cần phải cung cấp dung dịch thủy canh để nuôi cây phát triển. Nên dùng loại chuyên dụng cho cây cảnh. Liều lượng pha theo hướng dẫn ghi trên chai dung dịch.

Trên đây là thông tin về cách trồng và chăm sóc cây cảnh thủy canh. Trồng cây cảnh thủy canh không quá phức tạp nên bạn có thể tham khảo và áp dụng trồng ngay tại nhà để sở hữu những bình cây xanh tươi, tạo điểm nhấn cho không gian phòng khách hay bên bàn làm việc nhỏ.

Tham khảo: Tổng hợp một số loại rau dễ trồng bằng phương pháp thủy canh

Bạn có thể tránh được côn trùng, sâu bệnh nếu không sử dụng môi trường đất. Nhiều loại cây trồng trong nhà có thể phát triển tốt trong một chiếc chậu đôi đơn giản [chậu 2 tầng] với một dung dịch nước đơn giản, đôi khi còn được gọi là thuỷ canh thụ động. Trong môi trường thuỷ canh, những viên đá cuội đặc biệt sẽ thay đất giữ thân và rễ cây đứng vững

Các bước thực hiện

1. Chuẩn bị thu thập tất cả vật dụng tại khu vực bồn rửa chán nhà bạn bao gồm:

  • Cây giống hoặc các cành đã được giâm
  • Đất sét đá cuội
  • Chậu trong với các khe
  • Dụng cụ xác định mực nước
  • Chậu ngoài

2. Rửa các viên đất sét đá cuội để loại bỏ bụi bẩn và các hạt sỏi nhỏ

3. Các cành giâm – Chuyển đến bước 5

4. Dời cây từ môi trường đất– di chuyển cây từ chậu cây trồng chứa đất ra ngoài

  • Giữ phần bên dưới cây [ phần gần đất ] và nhẹ nhàng đưa qua đưa lại để giúp cây ra khỏi đất
  • Vỗ nhẹ chậu cây có thể giúp bạn thực hiện việc này
  • Hãy lấy hết đất ra khỏi cây. Loại bỏ hết các khối đất
  • Giữ cây nhẹ nhàng dưới vòi nước ở nhiệt độ phòng để rửa sạch phần đất và bụi bẩn còn sót lại. Cắt bỏ các rễ chết hoặc rễ phụ.

5. Trồng cây

Cho khoảng 1 inch đất sét đá cuội vào chậu phía trong. Đặt cây trồng vào và trải rễ cây ra. Dùng một tay giữ cây tại vị trí đó, tay còn lại cho thêm đất sét đá cuội vào xung quanh rễ cây đến phần giữa thân cây.

Vỗ nhẹ vào chậu để cố định các viên đất sét này, sau đó rửa dưới vòi nước ở nhiệt độ phòng.

6. Kết thúc và chăm bón cho cây

Đặt chậu cây này vào một chậu chứa bên ngoài và đổ dung dịch dinh dưỡng thủy canh vào trong chậu đến khi máy xác định mực nước báo rằng lượng dung dịch đã đủ đầy.

7. Sau đó, đặt chúng trong phòng ở nhiệt độ 65-74 độ

Lời khuyên cho những người muốn trồng cây trong nước tại nhà

  • Nhiều cây trồng có thể phát triển tốt trong môi trường thủy canh, bao gồm xương rồng và những cây mọng nước. Vậy nên bạn đừng ngại thử nghiệm.
  • Các dòng cây leo khá dễ trồng, và cũng dễ giâm cành trong nước. Hãy bắt đầu với một cây Ráy leo. [Pothos là một chi thực vật có hoa trong họ Ráy. Tên gọi phổ biến trong tiếng Việt cho các loài có ở Việt Nam là ráy leo].
  • Khi chuyển cây ra ngoài từ chậu đất, cây khô sẽ dễ thực hiện hơn
  • Bạn có thể thực hiện gieo các cây trồng trong nhà bằng phương pháp thủy canh mà không cần phải xử lý chúng qua giai đoạn trồng trong đất. Hãy mua các loại cây đã được trồng sẵn từ trước hoặc trồng các cành đã được giâm trong nước.
  • Chạm vào rễ cây cũng không sao nhưng hãy nhẹ nhàng thôi
  • Các loại thực vật vốn hình thành từ môi trường nước  sẽ phát triển tốt trong môi trường thủy canh.
  • Hãy cân nhắc việc mua một cây thủy canh đã được trồng trước để làm mẫu trước khi bạn thực hiện di chuyển cây của mình sang môi trường thủy canh.
  • Bạn có thể dùng một chiếc chậu bên ngoài được trang trí phong phú hơn thay thế cho những chiếc chậu đơn giản vốn có trong bộ dụng cụ của mình, nhưng hãy đảm bảo rằng nó không to hơn nhiều so với chiếc chậu bên trong.

Xem thêm Cách trồng cây thủy canh hồi lưu

Cảnh báo về phương pháp thủy canh

  • Hãy giữ mực nước luôn cao để duy trì ở mức độ đầy đủ.
  • Nên sử dụng máy đo mực nước và đừng cố gắng đo lường bằng mắt. Bí quyết nuôi trồng thủy canh là nên sử dụng thiết bị đo lường này, bạn sẽ không lo nước bị thừa hoặc thiếu
  • Các chất dinh dưỡng cho cây không đặc biệt nguy hiểm nhưng hãy để xa tầm tay trẻ em.

Nguồn tham khảo: //www.wikihow.com/Grow-Houseplants-in-Water-%28Hydroculture%29

Tham khảo: Cách trồng rau thuỷ canh tại nhà 100% thành công cho người mới

Video liên quan

Chủ Đề