Bụng dạ chịu nghĩa là gì

Bụng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [𩪌] mà âm Hán Việt là phụng vì thiết âm của nó là “phòng dụng thiết” [房用切], như đã cho trong Tập vận. Nhưng âm xưa [Cổ Hán Việt] của chữ phòng [房] là buồng nên theo đó âm xưa của [𩪌] lại là bụng vì “b[uồng]+[d]ụng = bụng. Hiện tượng “B xưa hơn PH” đã được Vương Lực chính thức chứng minh từ năm 1948 tại thiên Hán Việt ngữ nghiên cứu [in trong Hán ngữ sử luận văn tập, Khoa học xuất bản xã, Bắc Kinh, 1958, tr.209 - 406]. Còn nghĩa nữa của [𩪌] là “ngực” [hung dã [匈也]], như Ngọc thiên đã giảng [dẫn theo Hán ngữ đại tự điển]. Ngực liền với bụng nên việc chuyển nghĩa từ “ngực” sang “bụng” không phải là chuyện tối kiêng kỵ.

Làm thì có liên quan về nguồn gốc với chữ lãm [攬], mà nghĩa gốc quen thuộc là “cầm, nắm”. Hán ngữ đại tự điển [Thành Đô, 1993] đã ghi cho nó 7 cái nghĩa cụ thể nhưng riêng Văn Tân thì lại còn đối dịch nó là “làm” trong Từ điển Trung Việt [NXB Sự thật, 1956].

Dĩ nhiên Văn Tân có cái lý của ông vì cái nghĩa “làm” của lãm [攬] nằm ngay trong ngữ vị từ lãm công [攬工], thường được giảng là “tố trường công” [做長工], nghĩa là “làm thuê dài hạn”. Nếu có người bẻ rằng lãm công [攬工] chỉ thuộc về phương ngữ chứ không phải là một đơn vị từ vựng chung thì ta lại còn có một ngữ vị từ “chung” là lãm hoạt [攬活], có nghĩa là “làm công việc nặng nhọc [để mưu sinh]”. Đằng nào thì cái nghĩa “làm” cũng đã nằm trong hệ nghĩa của từ lãm [攬]. Nói tóm lại thì làm là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [攬], có âm Hán Việt là lãm, mà “làm” là cái nghĩa nằm trong một góc khuất.

Dạ bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ dã [也], hiện nay chỉ dùng theo lối giả tá như là một hư từ nhưng cái nghĩa cực kỳ cổ xưa của nó lại là “bộ phận sinh dục của đàn bà”, như Hứa Thận đã giảng trong Thuyết văn giải tự: “Nữ âm dã. Tượng hình” [女陰也。象形] Đi vào tiếng Việt, dạ có nghĩa rộng như có thể thấy trong dạ con, bụng dạ, lòng dạ...

Chịu bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [遂], mà âm Hán Việt hiện hành là toại, có nghĩa là “hài lòng, thỏa mãn; thuận theo”. Nhưng âm gốc của [遂] lại là tụy, vì đây là một chữ thuộc vận mục chí [至]. Thiết âm của nó trong Quảng vận là “từ túy thiết” [徐醉切]. T[ừ]+[t]úy = tụy [sở dĩ tụy thuộc dấu nặng vì chữ từ thuộc dấu huyền]. Tương quan T « CH giữa tụy và chịu còn có thể thấy qua: - tạc [笮], dây xoắn bằng lạt tre « chạc trong thừng chạc; - tán [饡], cho canh vào cơm « chan trong chan canh; - tiệm [漸] trong tiệm tiến « chậm trong chậm trễ; - tiên [煎], đun cho cạn « chiên trong chiên xào; - tiết [紲], buộc bằng dây « chít trong chít khăn; - tiệt[截], cắt đứt « chịt [làm cho tắc lại];... Về quan hệ I/Y « IU, ta có: - bỉ [鄙] trong khinh bỉ « bỉu trong dè bỉu;

- bị [被], mắc, dính « bịu trong bận bịu; - quỵ [跪], còn có âm khụy, quỳ gối « khuỵu trong khuỵu chân; - trì [持], cầm, giữ « trìu trong trìu mến; - trụy [墜], rơi xuống, sa xuống « trĩu trong nặng trĩu...

Tin liên quan

as you make your bed, so you must lie in it; as you brew,so you must drink

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "bụng làm dạ chịu", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ bụng làm dạ chịu, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ bụng làm dạ chịu trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Bụng làm dạ chịu.

Tìm hiểu câu chuyện nguồn gốc khi học một thành ngữ sẽ khiến bạn nhớ thành ngữ đó lâu hơn. Hôm nay hãy cùng ChineseRd tìm hiểu về thành ngữ ”作法自毙 [Bụng làm dạ chịu]“ cùng câu chuyện đằng sau nhé!

Xem thêm: Thành ngữ: Lạy ông tôi ở bụi này

Thành ngữ: Bụng làm dạ chịu

Nguồn gốc của thành ngữ: 

Thành ngữ có nguồn gốc từ chương “Thương Quân Liệt Truyện” của “Sử ký Tư Mã Thiên”.

Thương Ưởng [khoảng 390 TCN-338 TCN]

作法自毙

商鞅变法,首先取消了贵族的特权,规定重新按军功大小给予爵位。贵族由此失去了无功受禄的特权,对商独十分不满,但商鞅有秦孝公支持。贵族虽怀恨在心,仍然毫无办法。秦国经变法以后,很快强盛起来,生产率大大提高。国库充盈,将士作战勇猛。

商鞅因变法有功,受封商地十五邑,号商君,人们从此称公孙敬为商鞅。变法过程中,太子的老师触犯了法律,贵族和朝臣对这件事抱着幸祸态度。看商鞅怎样解决这个棘手的难题。商鞅为了新法能得以实施,请示孝公,依法严厉地作了公正处置。子曾为老师说情,但无济于事,太子对商鞅开始恨之入骨,必欲除之而手快。

孝公驾崩后

孝公驾崩,太子嗣位,史称惠文王。贵族们知道惠文王痛恨商鞅,便纷纷制造流言蜚语,有人甚至诬陷商鞅谋反。惠文王十分清楚商鞅没有谋反的动机,更没有谋反的可能,他只是为了出气,下令逮捕商鞅。商鞅自孝公死后,自知失去靠山,不敢久居京城,返回自己的封地。当他风闻有人诬告他谋反的消息后,情知早晚必罹杀身之祸,便只身逃出家中,打算潜往它国,躲灾避祸。

商鞅急于逃离秦境,匆匆赶路,来到关下,不想被守关军士拦住,声称“商君有令,黄昏后非公事不得出城。“他来到一家旅店,要求住宿.老板走出来说:“既是客人我们当然欢迎,请问您是谁,弄不清身份,我会被杀头的。这是商君的法令,违背不得呀。”商鞅当然不敢承认自己的身份,走出旅店,仰天长叹:“我这是作法自毙呀!”商鞅后来被车裂而死。那刑罚十分残忍。惠文王杀了商鞅,却继续执行商鞅的政策,秦国日益强盛,为赢政统一六国奠定了经济与军事基础。

Phiên âm: Zuòfǎzìbì

Shāngyāng biànfǎ, shǒuxiān qǔxiāole guìzú de tèquán, guīdìng chóngxīn àn jūngōng dàxiǎo jǐyǔ juéwèi. Guìzú yóu cǐ shīqù liǎo wú gōng shòu lù de tèquán, duì shāng dú shífēn bùmǎn, dàn shāngyāng yǒu qín xiàogōng zhīchí. Guìzú suī huáihèn zàixīn, réngrán háo wú bànfǎ. Qínguójīng biànfǎ yǐhòu, hěn kuài qiángshèng qǐlái, shēngchǎnlǜ dàdà tígāo. Guókù chōngyíng, jiàngshì zuòzhàn yǒngměng.

Shāngyāng yīn biànfǎ yǒugōng, shòu fēng shāng de shíwǔ yì, hào shāng jūn, rénmen cóngcǐ chēng gōngsūn jìng wèi shāngyāng. Biànfǎ guòchéng zhōng, tàizǐ de lǎoshī chùfànle fǎlǜ, guìzú hé cháochén duì zhè jiàn shì bàozhe xìng huò tàidù. Kàn shāngyāng zěnyàng jiějué zhège jíshǒu de nántí. Shāngyāng wèile xīnfǎ néng déyǐ shíshī, qǐngshì xiàogōng, yīfǎ yánlì dì zuòle gōngzhèng chǔzhì. Zi céng wèi lǎoshī shuō qíng, dàn wújìyúshì, tàizǐ duì shāngyāng kāishǐ hèn zhī rùgǔ, bì yù chú zhī ér shǒukuài.

Xiàogōng jià bēng hòu

Xiàogōng jià bēng, tàizǐ sìwèi, shǐ chēng huì wénwáng. Guìzúmen zhīdào huì wénwáng tònghèn shāngyāng, biàn fēnfēn zhìzào liúyán fēiyǔ, yǒurén shènzhì wúxiàn shāngyāng móufǎn. Huì wénwáng shífēn qīngchǔ shāngyāng méiyǒu móufǎn de dòngjī, gèng méiyǒu móufǎn de kěnéng, tā zhǐshì wèile chūqì, xiàlìng dàibǔ shāngyāng. Shāngyāng zì xiàogōng sǐ hòu, zì zhī shī qù kàoshān, bù gǎn jiǔjū jīngchéng, fǎnhuí zìjǐ de fēngdì. Dāng tā fēngwén yǒurén wúgào tā móufǎn de xiāoxī hòu, qíng zhī zǎowǎn bì lí shāshēn zhī huò, biàn zhīshēn táo chū jiāzhōng, dǎsuàn qián wǎng tā guó, duǒ zāi bì huò.

Shāngyāng jíyú táolí qín jìng, cōngcōng gǎnlù, lái dào guān xià, bùxiǎng bèi shǒu guān jūnshì lánzhù, shēngchēng “shāng jūn yǒu lìng, huánghūn hòu fēi gōngshì bùdé chūchéng.” Shāngyāng zhè cái yìshí dào bìxū tóusù zhù diàn. Tā lái dào yījiā lǚdiàn, yāoqiú zhùsù. Lǎobǎn zǒuchūlái shuō “jìshì kèrén wǒmen dāngrán huānyíng, qǐngwèn nín shì shéi, nòng bù qīng shēnfèn, wǒ huì bèi shā tóu de. Zhè shì shāng jūn de fǎlìng, wéibèi bu dé ya.” Shāngyāng dāngrán bù gǎn chéngrèn zìjǐ de shēnfèn, zǒu chū lǚdiàn, yǎngtiān chángtàn:“Wǒ zhè shì zuòfǎ zì bì ya!” Shāngyāng hòulái bèi chēliè ér sǐ. Nà xíngfá shífēn cánrěn. Huì wénwáng shāle shāngyāng, què jìxù zhíxíng shāngyāng de zhèngcè, qín guó rìyì qiángshèng, wèi yíng zhèng tǒng yīliù guó diàndìngle jīngjì yǔ jūnshì jīchǔ.

Bụng làm dạ chịu

Trong cải cách chính trị, Thương Ưởng đã bãi bỏ đăc quyền của giới quý tộc. quy định lại các tước vị phải được xếp theo công trạng. Điều đó dẫn đến sự bất mãn của giới quý tộc do không còn nhận được đặc ân. Nhưng chính sách của Thương Ưởng lại nhận được sự ủng hộ từ Tần Hiếu công. Các quý tộc tuy rất căm phẫn nhưng cũng không làm gì được. Sau khi cải cách, nước Tần phát triển mạnh mẽ, tỉ lệ sinh trưởng không ngừng tăng cao, quốc khố dồi dào, tướng sĩ hùng dũng.

Do có công nên Thương Ưởng được phong 15 huyện, hiệu Thương Quân. Từ đó mọi người gọi Công Tôn Kính là Thương Ưởng. Trong quá trình thi hành chính sách, thầy giáo của thái tử phạm luật, quan triều thần và giới quý tộc chờ đợi xem Thương Ưởng giải quyết thế nào. Để luật mới được thực thi, Thương Ưởng đã xin chỉ thị của Hiếu công và xử lý nghiêm minh. Tử Tằng nói giúp thầy nhưng cũng vô ích. Thái tử bắt đầu căm hận và có ý muốn loại bỏ Thương Ưởng.

Sau khi Hiếu công qua đời

Sau khi Hiếu công qua đời, thái tử lên ngôi. Sử gọi là Huệ Văn vương. Giới quý tộc biết được Huệ Văn vương căm ghét Thương Ưởng nên đã tạo ra rất nhiều lời đồn. Có người còn vu khống Thương Ưởng mưu phản. Huệ Văn vương biết rõ Thương Ưởng không có động cơ cũng như khả năng mưu phản. Nhưng vì trút giận nên đã ra lệnh bắt ông. Sau khi Hiếu công mất, Thương Ưởng biết mình đã mất đi chỗ dựa nên trở về thái ấp của mình, không dám ở lại kinh thành. Khi nghe tin có người vu oan cho mình tội mưu phản, biết sớm muộn gì cũng bị giết nên ông một mình đi trốn, định sang nước khác để tránh tai họa.

Thương Ưởng vội vàng trốn khỏi nước Tần. Khi đến cửa thành bị thị vệ ngăn lại, nói: “Thương Quân có lệnh, nếu như không có việc công sau hoàng hôn thì không được rời thành.” Sau đó, ông đến một quán trọ. Chủ quán bước ra và nói: “Nếu là khách chúng tôi sẵn sàng chào đón nhưng cho hỏi danh tính của ngài. Nếu không làm rõ thân phận thì tôi sẽ bị xử trảm mất. Đây là lệnh của Thương Quân, không được làm trái.” Thương Ưởng đương nhiên không dám tiết lộ thân phận của mình. Bước ra khỏi quán trọ, ông ngẩng mặt lên trời than: “Đây là bụng làm dạ chịu.” Sau này, Thương Ưởng bị ngũ mã phanh thây một cách rất tàn bạo. Huệ Văn vương giết Thương Ưởng nhưng vẫn tiếp tục sử dụng chính sách của ông. Nước Tần ngày càng giàu mạnh, đặt nền tảng kinh tế và quân sự cho sự thống nhất sáu nước.

Ngụ ý của thành ngữ

Câu thành ngữ “作法自毙 [Bụng làm dạ chịu]” chỉ tự mình ra luật, ngược lại khiến mình phải chịu hình phạt, phiếm chỉ tự làm tự chịu. Trong cuộc sống hằng ngày cũng vậy, trước khi làm một việc gì cũng nên suy nghĩ thật kĩ, không sẽ trở thành tự mình hại mình.

Mong rằng thông tin trên có thể giúp ích cho bạn! Chúc các bạn có khoảng thời gian học tiếng Trung vui vẻ và bổ ích!

Học tiếng Trung cùng ChineseRd 

Để tìm hiểu kỹ hơn về du học Trung Quốc cũng như học tiếng Trung, rất vui được chào đón các bạn gia nhập đại gia đình ChineseRd.

ChineseRd Việt Nam cam kết cung cấp một nền tảng học tiếng Trung Quốc trực tuyến mới, chất lượng, dễ dàng sử dụng cho người Việt học tiếng Trung Quốc và toàn cầu.

Phương thức liên hệ với ChineseRd

Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà Sao Mai, 19 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội.

Số điện thoại: 02456789520 [Hà Nội – Việt Nam]

hoặc 0906340177 [Hà Nội – Việt Nam]

hoặc 86 755-82559237 [Thâm Quyến – Trung Quốc]

Email:  Email: 

Facebook: //www.facebook.com/TiengTrungGiaoTiepTrucTuyen

Instagram: #tiengtrungchineserd

Video liên quan

Chủ Đề