Diễn biến chiến dịch Tây Nguyên ngắn Gòn

Việt Nam trải qua rất nhiều các cuộc đấu tranh để giành độc lập tự do cho dân tộc. Trong đó phải kể đến chiến dịch Tây Nguyên có ý nghĩa quan trọng với đất nước. Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra thời cơ tổng tiến công chiến lược trên toàn miền nam để quân và dân ta tiếp tục thực hiện các đòn tiến công quân sự lớn, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn. Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch tây nguyên là gì là câu hỏi được quan tâm. Hãy theo dõi nội dung bài viết để có câu trả lời.

Hoàn cảnh lịch sử

Ngày 27-01-1973, Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được ký kết, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút hết Quân đội Mỹ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Mặc dù vậy, nhưng trên chiến trường vẫn không ngưng tiếng súng do Nguyễn Văn Thiệu đẩy mạnh thực hiện xua quân “tràn ngập lãnh thổ” trên toàn miền Nam.

Ngày 06-01-1975, Chiến dịch Đường số 14 – Phước Long “trận trinh sát chiến lược” của ta giành thắng lợi, tạo cơ sở vững chắc để Bộ Chính trị chính thức hạ quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam, xác định: Tây Nguyên là chiến trường chủ yếu. Quán triệt sâu sắc nhiệm vụ trên giao, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên đã trực tiếp chỉ đạo cơ quan, cùng đội ngũ cán bộ tác chiến khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị chiến trường, nhất là xây dựng và hoàn thành kế hoạch chiến dịch.

Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước xác định kế hoạch: Triển khai đường cơ động trên các hướng, các mũi chiến dịch; cơ động lực lượng; nghi binh chiến dịch; tập kết bộ đội; bảo đảm hậu cần kỹ thuật; tiếp nhận cơ sở vật chất, lực lượng tăng cường và bảo đảm tối đa hệ số kỹ thuật các phương tiện hiện có. Cùng với đó, lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần làm tốt công tác chính trị tư tưởng, nâng cao ý chí quyết tâm chiến đấu, phát huy sức mạnh tổng hợp, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nhiệm vụ cụ thể của chiến dịch Tây Nguyên là: Phải tiêu diệt 4 đến 5 trung đoàn bộ binh, 1 đến 2 trung đoàn thiết giáp; nhiều tiểu đoàn bảo an, trung đội dân vệ, cố gắng đánh quỵ hoặc tiêu diệt 1 sư đoàn, đánh thiệt hại Quân đoàn 2 của ngụy Sài Gòn. Giải phóng một phần tỉnh Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức gồm 3 thị xã Cheo Reo, Gia Nghĩa, Buôn Ma Thuột. Trọng điểm là tỉnh Đắc Lắc, mục tiêu then chốt là Buôn Ma Thuột, mục tiêu quan trọng là 3 quận lỵ: Đức Lập, Thuần Mẫn, Kiến Đức. Hướng Cheo Reo, Gia Nghĩa là hướng phát triển chủ yếu.

Diễn biến chiến dịch Tây Nguyên

Mùa Xuân năm 1975, ta chọn Nam Tây Nguyên làm hướng đột phá chiến lược cho cuộc tổng tiến công. Chiến dịch được mở ra với ý định ban đầu là giải phóng vùng Nam Tây Nguyên, trước hết là thị xã có ý nghĩa chiến lược Buôn Ma Thuột.

Sau các hoạt động nghi binh tích cực thu hút địch lên hướng bắc, từ ngày 4/3/1975, bộ đội ta bước vào tác chiến tạo thế, chặt đứt giao thông địch trên trục đường 19 và 21, chia cắt chiến lược các tập đoàn địch ở Tây Nguyên và đồng bằng. Ngày 8/3, Sư đoàn 302 diệt cứ điểm Cẩm Ga, chiếm giữ đường 14 ở khu vực này, chia cắt chiến dịch quân địch ở Bắc và Nam Tây Nguyên. Từ 9 đến 10/3, chính thức bước vào tác chiến chiến dịch, Sư đoàn 10 tiêu diệt căn cứ Đức Lập.

Ngày 10/3, Sư đoàn 316, Trung đoàn 95b, Trung đoàn 198 đặc công đồng loạt mở 5 mũi tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột, sau hơn một ngày chiến đấu quyết liệt đến trưa 11/3 ta giải phóng thị xã.

Từ 14 đến 18/3, Sư đoàn 10, Trung đoàn 25 tiến công lực lượng địch đổ bộ trực thăng trên đường 21, Đông Bắc thị xã Buôn Ma Thuột, tiêu diệt Sư đoàn 23 và Liên đoàn biệt động quân 21, đập tan ý đồ phản kích của địch.

Từ 18 đến 24/3, Sư đoàn 968, Trung đoàn 95a, và Trung đoàn 271 tiến vào giải phóng các thị xã Kon Tum, Plâyku, Gia Nghĩa.

Kết quả của chiến dịch Tây Nguyên

Qua 20 ngày đêm chiến đấu, đến ngày 24-3-1975, chiến dịch Tây Nguyên đã giành thắng lợi hoàn toàn. Quân, dân miền Nam đánh bại cuộc phản kích của Sư đoàn 23 Việt Nam cộng hòa, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng rút chạy trên đường số 7, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2, Quân khu II, giải phóng Tây Nguyên, nhanh chóng phát triển xuống các tỉnh ven biển miền Trung.

Chiến dịch Tây Nguyên nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch giải phóng các tỉnh Nam Tây Nguyên, tạo thế chia cắt chiến lược thực hiện chiến lược giải phóng miền Nam [1975].

Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã tạo ra sự thay đổi căn bản về so sánh lực lượng và thế chiến lược có lợi cho ta, còn địch bị động, bị suy sụp và tan rã về chiến lược, dẫn đến co cụm và bị động đối phó trên các chiến trường.

Đặc biệt chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 còn nổi bật ở nghệ thuật phát triển tiến công. Nắm thời cơ có địch rút chạy, ta đã kịp thời và kiên quyết truy kích tiêu diệt chúng, đưa địch đến thất bại chưa từng có, nó đã làm rung chuyển chiến lược của địch, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ vào bước ngoặt quyết định. Có thể thấy đây là ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch tây nguyên.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch tây nguyên. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Trình bày tóm tắt Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 qua ba chiến dịch: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 được diễn ra trong gần hai tháng, trải qua 3 chiến dịch lớn là Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh, với phương châm: thần tốc, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng.

* Chiến dịch Tây Nguyên [từ ngày 4-3 đến ngày 24-3-1975]


+ Thực hiện kế hoạch của Bộ Chính trị, quân ta tập trung chủ lực mạnh và vũ khí kĩ thuật hiện đại, mở chiến dịch quy mô lớn đánh vào Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của địch. Ngày 10-3-1975, ta đánh trận mở màn ở Buôn Ma Thuộc và giành thắng lợi nhanh chóng, giải phóng hoàn toàn thị xã.

+ Ngày 12-3-1975, địch cho quân phản công chiếm lại Buôn Ma Thuộc nhưng không thành, hệ thống phòng thủ của chúng ở Tây Nguyên bị rung chuyến, quân địch hoảng loạn và bỏ hàng ngũ tháo chạy về duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy, chúng lại bị quân ta truy kích tiêu diệt.

Kết quả, đến ngày 24-3-1975 ta kết thúc chiến dịch Tây Nguyên thắn lợi, giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên với 60 vạn dân.

* Chiến dịch Huế - Đà Nẵng [từ ngày 21-3 đến ngày 29-3-1975]


+ Chớp thời cơ chiến lược sau chiến thắng ở Tây Nguyên, Bộ Chính trị kịp thời đưa ra kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước hết là giải phóng Huế - Đà Nẵng.
Ngày 19-3-1975, quân ta tiến công và giải phóng Quảng Trị, buộc địch phải bỏ chạy và co cụm vào Huế- Đà Nẵng.

+ Phát hiện địch co cụm ở Huế, ngày 21-3-1975, quân ta đánh thẳng vào căn cứ của địch. Ngày 25-3, quân ta tiến vào cô đô Huế, đến hôm sau [26-3] thì giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.

+ Cùng thời gian này, quân ta tiến hành giải phóng thị xã Tam Kì, Quảng Ngãi, Chu Lai và hình thành thế bao vây, uy hiếp Đà Nẵng. Đà Nẵng trở thành thành phố lớn thứ hai ở miền Nam bị rơi vào thế cô lập với hơn 10 vạn tên địch, chúng trở nên hỗn loạn, mất tinh thần chiến đấu. Lúc này, Mĩ phải dùng máy bay trực thăng để di tản cố vấn Mỹ và một phần lực lượng ngụy quyền.

Ngày 29-3-1975, quân ta từ 3 phía Bắc, Tây và Nam đồng loạt tiế thẳng vào thành phôi Đến 3 giờ chiều, thành phố Đà Nẵng hoàn toàn được giải phóng.

* Chiến dịch Hồ Chí Minh [từ ngày 26-4 đến ngày 30-4-1975]


+ Sau chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Cả nước đều ra quân với khí thế chiến thắng và tư tưởng “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.

Chiến dịch được bắt đầu bằng đợt tiến công của quân ta vào Xuân Lộ và Phan Rang. Đây là những căn cứ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông. Nhiều cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, nội bộ của Mĩ - ngụ ngày càng trở nên hoảng loạn. Trước tình hình đó, ngày 18-4-1975 Tổng thống Mĩ phải ra lệnh di tản người Mĩ ra khỏi Sài Gòn. Ngày 21-4, Nguyễn Văn Thiệu phải tuyên bố từ chức Tổng thống.

+ Đúng 17h chiều ngày 26-4, quân ta từ 5 hướng được lệnh đồng loạt nổ súng tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. L0h 45 ngày 30-4-1975, xe tăng của ta húc đổ cánh cổng sắt Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ Chính quyền Trung ương Sài Gòn. Dương Văn Minh vừa lên giữ chức Tổng thống Sài Gòn [thay cho Nguyễn Vãn Thiệu ngày 28-4] phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đúng llh 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng giải phóng bay trên tòa nhà Phủ Tổng thống ngụy, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử .

+ Thừa thắng, lực lượng vũ trang của nhân dân các tỉnh còn lại cũng đứng lên giải phóng theo phương thức “xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh”.

Đến ngày 2 - 5 - 1975, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng của miền Nam nước ta được giải phóng.

Video liên quan

Chủ Đề