Huyết áp 140 90 là gì năm 2024

Nếu bạn chưa biết huyết áp 140/90 có cao không? Thì câu trả lời là CÓ, nếu huyết áp bạn đo được là 140/90 mmHg thì được xem là bị cao huyết áp. Tuy nhiên tùy vào độ tuổi mà quyết định mức huyết áp của mỗi lứa tuổi sẽ khác nhau, theo bảng huyết áp chuẩn của khí công y đạo Việt Nam. Nếu bạn chưa tới 65 tuổi thì với mức huyết áp 140/90 là nằm ở giai đoạn cao huyết áp, còn nếu bạn trên 65 tuổi thì mức huyết áp như vậy là ở mức bình thường.

Tuy nhiên, để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không người ta cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Do đó phải đo huyết áp thường xuyên, theo dõi trong nhiều ngày và mỗi ngày nhiều lần. Ở một số người, huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng… chẳng hạn.

Huyết áp 140/90 được xem là cao huyết áp

Xem thêm:

  • Huyết Áp 120/70 Là Bình Thường Không?
  • Huyết Áp Bình Thường Là Bao Nhiêu? Các Chỉ Số Cần Biết

Làm sao để biết huyết áp cao hay thấp

Để đánh giá huyết áp như thế nào là bình thường người ta dựa vào 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trường. Bên cạnh đó còn phải căn cứ vào khoảng cách giữa 2 chỉ số. Khoảng cách này càng rộng, chứng tỏ mức huyết áp càng an toàn cho người bệnh. Ngược lại, khoảng cách càng hẹp thì nguy cơ biến chứng càng trầm trọng hơn.

Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng huyết áp có thể lên xuống không ổn định tùy vào những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy để xác định chắc chắn một người có bị cao huyết áp hay không cần tiến hành đo nhiều lần trong ngày, thậm chí trong tháng.

Để đảm bảo kết quả đo huyết áp được chính xác và là cơ sở tin cậy cho việc đánh giá tình trạng sức khỏe, người bệnh cần tuân thủ những yêu cầu như không hút thuốc lá, không uống cà phê trước khi tiến hành đo từ 15-30 phút, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, hồi hộp,… Ngoài ra, phương pháp đo huyết áp của bác sĩ cũng quyết định kết quả đo có chính xác hay không.

  • Huyết áp bình thường của con người [người trưởng thành]: Huyết áp tâm thu là 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
  • Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì được chẩn đoán là cao huyết áp.
  • Tiền cao huyết áp: Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và huyết áp cao [Huyết áp tối đa từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu từ 80-89 mmHg] thì được gọi là tiền huyết áp cao

Bảng chỉ số huyết áp. [Ảnh: Internet]

Làm gì khi huyết áp 140/90

Huyết áp 140/90 có nguy hiểm không? Khi huyết áp của bạn đo có chỉ số 140/90 thì được xem là bị cao huyết áp. Khi đó bạn cần đến các cơ sở y tế để chuẩn đoán chính xác nhất hoặc theo dõi tình hình trong một khoảng thời gian bằng máy đo huyết áp tại nhà. Đồng thời xây dựng một chế độ ăn uống, tập luyện, ngủ nghỉ khoa học nhất.

Vậy huyết áp 140/90 có phải uống thuốc không? Câu trả lời là CÓ. Nếu bạn đo chỉ số huyết áp ≥ 140/90 mmHg và được các bác sĩ chuẩn đoán là cao huyết áp, thì bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc uống ổn định huyết áp. Lúc này bạn cần phải uống thuốc đúng giờ, theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra bạn cần lưu ý một số điểm sau trong chế độ sinh hoạt mỗi ngày để kiểm soát chỉ số huyết áp tốt nhất:

  • Về dinh dưỡng: Nên ăn nhạt hơn so với những người bình thường. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Uống nhiều nước, đảm bảo được lượng nước cho cơ thể, hạn chế rượu bia, các đồ uống kích thích và đồ uống chứa cồn.

Ăn nhiều rau củ quả không chỉ giúp bổ sung vitamin mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh huyết áp. [Ảnh: Internet]

Chỉ số huyết áp 140/80 có cao không? Chỉ số huyết áp là con số được thể hiện áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp và giãn ra. Có hai loại chỉ số đo huyết áp là Huyết áp tâm thu và Huyết áp tâm trương.

Với một người bình thường, chỉ số huyết áp sẽ duy trì ở mức 120/80 [đơn vị mmHg]. Số đầu tiên là áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co lại [Huyết áp tâm thu] và số thứ hai là áp lực của máu khi tác động lên thành động mạch khi tim thư giãn giữa các nhịp [Huyết áp tâm trương].

Chỉ số huyết áp thể hiện áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp và giãn ra

Ở một người bình thường, chỉ số huyết áp ban ngày thường cao hơn ban đêm. Huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng, lên cao lúc 9-10h sáng. Khi cơ thể vận động hay căng thẳng thần kinh đều có thể khiến huyết áp tăng cao.

Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận,…Các biến chứng tim mạch đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay, độ tuổi bị tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa do sự biến đổi trong lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh gây nên.

Chỉ số huyết áp 140/80 có cao không?

Dựa trên nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], đã phân chia tình trạng nguy hiểm của sự gia tăng chỉ số huyết áp thành 5 loại:

  • Tiền tăng huyết áp: huyết áp tâm thu từ 130-139 mmHg và huyết áp tâm trương 85-90 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 1: huyết áp tâm thu từ 140-159 mmHg và huyết áp tâm trương 90-99mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 2: huyết áp tâm thu từ 160-179 mmHg và huyết áp tâm trương 100-109 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 3: huyết áp tâm thu hơn 180 mmHg và huyết áp tâm trương hơn 110 mmHg.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: đây là trường hợp mà huyết áp tâm thu tăng hơn 140 mmHg nhưng huyết áp tâm trương vẫn nằm trong khoảng cho phép [dưới 90 mmHg].
    Chỉ số huyết áp 140/80 có cao không? Chỉ số huyết áp 140/80 khá nguy hiểm

Khi huyết áp đạt đến mức 140/80 mmHg thì giá trị tâm thu tăng cao tương đương với Tăng huyết áp độ 1. Tuy nhiên, chỉ số huyết áp thay đổi trong ngày và vì một số nguyên nhân tác động như đo không đúng cách, cường độ vận động, thời gian đo trong ngày,…cũng tác động đến việc gia tăng chỉ số huyết áp. Thế nhưng, đây vẫn là một mức chỉ số huyết áp nguy hiểm cần có biện pháp theo dõi và điều trị phù hợp. Vậy nên, qua đây chắc hẳn bạn đã có đáp án cho thắc mắc chỉ số huyết áp 140/80 có cao không.

Huyết áp 140/80 cần lưu ý điều gì?

Nếu đo được chỉ số huyết áp là 140/80, bạn cần phải đến bệnh viện để bác sĩ xác định xem có bị huyết áp cao hay không và cũng hạn chế được nhiều rủi ro không đáng có. Phụ nữ đang mang thai và những người bị rối loạn nhịp tim thì chỉ số huyết áp thường xuyên xuất hiện ở mức 140/80.

Để có thể giảm chỉ số huyết áp cần tham khảo những giải pháp như sau:

  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống, đồng thời ung cấp chất xơ cho cơ thể.
  • Luyện tập yoga và thiền định để năng cao sức khỏe tinh thần.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích.
  • Theo dõi những chuyển biến trong cơ thể để kiểm soát được các mầm bệnh tiềm ẩn.
    Theo dõi chế độ ăn uống để giảm chỉ số huyết áp

Kiểm soát cao huyết áp là những việc quan trọng cần làm và nếu như bạn mong muốn có một sức khỏe trọn vẹn thì đừng bỏ qua các phương pháp hỗ trợ từ bên trong bằng cách cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và hỗ trợ kiểm soát những mầm bệnh.

*Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, mọi chẩn đoán hoặc điều trị y khoa phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Chủ Đề