Dạy học tích hợp liên môn là gì năm 2024

Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học khác xa với phương pháp truyền thống và hiện nay đã trở nên phổ biến vì tính ứng dụng và tính thực tiễn cao. Lớp học tích hợp đã và đang được tổ chức tại các cấp học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Vậy băn khoăn dạy học tích hợp là gì và có nên cho con học lớp tích hợp không sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết của Dewey Schools dưới đây, mời phụ huynh cùng theo dõi.

The Dewey Schools – Hệ thống trường quốc tế song ngữ tốt nhất tại Hà Nội

Dạy học tích hợp là gì?

Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở học sinh. Trong đó năng lực đặc biệt được chú trọng là vận dụng kiến thức vào giải quyết có hiệu quả những tình huống thực tiễn. Giáo viên sẽ lồng ghép những nội dung giáo dục vào các môn học có sẵn thông qua các hoạt động giảng dạy. Giáo viên trực tiếp hướng dẫn, qua đó học sinh biết cách thu thập, chọn lọc, xử lý thông tin và vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề liên quan trong quá trình học tập và thực tiễn cuộc sống.

Dạy học tích hợp là phương pháp giáo dục nổi bật hiện nay

Dạy học tích hợp làm cho việc học tập của học sinh có ý nghĩa hơn, phát triển được năng lực cần thiết, năng lực giải quyết vấn đề để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục. Mục tiêu cơ bản của phương pháp dạy học tích hợp là:

  • Xây dựng cho học sinh, sinh viên nền tảng phát triển năng lực toàn diện
  • Thống nhất mối quan hệ giữa các môn học, các lĩnh vực học tập khác nhau, các lĩnh vực khác nhau và áp dụng vào thực tiễn
  • Giúp học sinh, sinh viên có khả năng lĩnh hội các kiến thức rộng lớn của nhân loại
  • Hạn chế tình trạng trùng lặp nội dung kiến thức giữa các môn học khác nhau

Chương trình tích hợp là gì?

Chương trình tích hợp là sự kết hợp giữa chương trình giáo dục của nước ta và chương trình giáo dục quốc tế. Chương trình dạy học tích hợp có sự lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học, nội dung của chương trình quốc tế nằm ngoài chương trình chương trình giảng dạy của nước ta sẽ được bổ sung vào từng môn học.

Hiện nay phần lớn các chương trình dạy học tích hợp thường được áp dụng trong giảng dạy tại các trường song ngữ, trường quốc tế. Chương trình tích hợp kết hợp giữa chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong nước và chương trình của các nước phát triển nhằm phù hợp với học sinh, sinh viên Việt Nam.

Sự kết hợp luân phiên giữa chương trình quốc tế và trong nước bổ sung kiến thức và dựa trên nguyên tắc không trùng lặp. Theo học chương trình tích học học sinh có khả năng làm chủ ngoại ngữ, cập nhật kiến thức mới, không ngừng phát triển bản thân để phù hợp với thời kỳ hội nhập quốc tế.

Chương trình dạy học tích hợp

Đặc điểm đặc trưng của chương trình tích hợp bao gồm:

  • Phương thức giảng dạy mới: Người học được tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới, giáo án phong phú, thầy và trò cùng phát triển song song việc dạy và học
  • Học sinh được học song ngữ, phát triển ngoại ngữ
  • Chương trình tích hợp giảm tải kiến thức, tăng thời gian thực hành, người học thành thạo kiến thức và kỹ năng thực tế nhiều hơn. Từ đó giảm tải áp lực mang đến sự thoải mái cho người học.
  • Giáo viên người Việt và giáo viên người nước phải đủ tiêu chuẩn giảng dạy cho học sinh, sinh viên

Chương trình dạy học tích hợp gồm các nội dung sau:

  • Tích hợp nội môn: Chương trình tích hợp nội môn bao gồm nội dung và chủ đề được truyền đạt, thực hành phù hợp với thực tế. Giáo viên kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp, chủ đề kiến thức để giúp người học hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học. Ví dụ: Để giải bài tập tích phân của môn Toán học tính diện tích hình phẳng, người học có thể sử dụng kết hợp đạo hàm và đồ thị trong hình học hoặc đạo hàm, giải phương trình trong đại số…
  • Tích hợp đa môn: Chương trình tích hợp đa môn bao gồm nhiều chủ đề khác nhau trong nhiều môn học khác nhau để các học sinh thảo luận. Hình thức chương trình học này chú trọng vào yếu tố trải nghiệm, học tập, kiến thức theo chủ đề hoặc dự án. Ví dụ: Học bài thơ trong văn học, người học có thể liên hệ đến các sự kiện lịch sử có liên quan.
  • Tích hợp liên môn: Chương trình tích hợp liên môn học sinh được thực hành, tìm hiểu, nghiên cứu và xử lý các vấn đề phát sinh của môn học. Đây là hình thức kết hợp nhiều môn học khác nhau thông qua các vấn đề, chủ đề khái niệm chung trong một bài học. Đồng thời ứng dụng kiến thức từ môn học này sang môn học khác để giải bài tập hoặc thực hiện nội dung thực hành.
  • Tích hợp xuyên môn: Trong chương trình tích hợp xuyên môn những kỹ năng thực hành của môn học có chung tính chất có thể được học sinh ứng dụng ở mọi nơi. Đối với hình thức học này yêu cầu học sinh phải có kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học cùng lúc và áp dụng trong dự án học tập nhóm hoặc cá nhân.

Các hình thức dạy học tích hợp hiện nay

Các hình thức dạy học tích hợp phổ biến

Đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều quan điểm về hình thức dạy tích hợp đã được nghiên cứu và công bố. Hiện nay có 03 hình thức tích hợp thông dụng nhất trong dạy học gồm: lồng ghép/ liên hệ, vận dụng kiến thức liên môn và hòa trộn. Cụ thể nội dung của 3 hình thức như sau:

  • Lồng ghép/ liên hệ: Dạy học tích hợp là hình thức tích hợp đưa các nội dung và vấn đề liên quan đến thực tiễn và xã hội vào nội dung chủ đạo của môn học. Giáo viên có thể lồng ghép các nội dung, kiến thức của các môn học có liên quan để giảng dạy tạo sự hấp dẫn, thu hút học sinh.
  • Vận dụng kiến thức liên môn: đây là hình thức tích hợp đưa vào các hoạt động dạy học được tiến hành xung quanh các chủ đề giảng dạy đề học sinh phải vận dụng các kiến thức đã tiếp thu, tổng hợp từ nhiều môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề giáo viên đưa ra. Tuy nhiên, nội dung của từng môn học vẫn được dạy học riêng để đảm bảo tính hệ thống và quy định của giáo dục. Ở chủ đề hội tụ, các nội dung vẫn được tiến hành kết nối giữa các môn học bằng cách vận dụng kiến thức liên môn.
  • Hòa trộn: là hình thức dạy học tích hợp không môn học, nội dung kiến thức của bài học sẽ bao gồm nội dung của nhiều môn học khác nhau. Tuy nhiên, nội dung của chủ đề tích hợp sẽ không dạy ở những môn học riêng biệt. Hình thức dạy học tích hợp hòa trộn, giáo viên cần xây dựng nội dung học tập của các môn học qua các tình huống tích hợp, xoay quanh mục tiêu của các môn học để tạo thành chủ đề học tập phù hợp nhất.

Ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học tích hợp

Mỗi phương pháp dạy học đều có những thế mạnh và hạn chế riêng. Phương pháp dạy học tích hợp có những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm

Ưu điểm của hình thức dạy học tích hợp

  • Dạy học tích hợp phù hợp với nhiều đối tượng người học
  • Phương pháp dạy học tích hợp được nhiều trường học áp dụng trong chương trình giảng dạy bởi sở hữu nhiều ưu điểm:
  • Đối tượng áp dụng không giới hạn, phù hợp với tất cả các đối tượng học viên.
  • Kiến thức trên các nền tảng, linh hoạt và phù hợp với trình độ hiểu biết và khả năng tiếp thu của học viên.
  • Phương pháp dạy học tích hợp giúp học sinh nắm vững được những kiến thức trọng tâm, chắc lọc những nội dung giảng dạy, qua đó giảm tải nội dung chương trình học.
  • Rút ngắn quá trình tổng hợp các môn học, giúp học viên tổng hợp những kỹ năng và kiến thức cần thiết giúp ích cho quá trình học tập và làm việc sau này.

Nhược điểm

Những điểm còn thiếu ở phương pháp dạy học tích hợp

Việc áp dụng phương pháp dạy học vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn do còn tồn tại một số nhược điểm:

  • Việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp vào thực tế gặp nhiều khó khăn bởi nhận thức, năng lực của học sinh khác nhau và cần phải phân loại cho từng lớp.
  • Giáo viên cần phải chủ động chuẩn bị nội dung và phương pháp giảng dạy. Vì phương pháp dạy học tích hợp phải cung cấp thông tin cho người học, đồng thời giáo viên còn đóng vai trò là người tổ chức kiểm tra, đánh giá và định hướng học tập cho học viên.
  • Giáo viên phải theo dõi và giám sát sự tiến bộ của học viên để đạt được tiêu chuẩn đầu ra về năng lực.

Áp dụng dạy học tích hợp mang đến điều gì?

Lợi ích khi áp dụng phương pháp dạy học tích hợp

Trên thực tế phương pháp dạy học tích hợp ngày càng được ứng dụng phổ biến và rộng rãi. Việc áp dụng dạy học tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên và học sinh như:

  • Tăng tính tương tác giữa các giáo viên: Thông qua phương pháp dạy học tích hợp, giáo viên chủ động phối hợp, tương tác và hỗ trợ trong giảng dạy nhằm mang đến hiệu quả giáo dục tốt nhất. Các giáo viên chủ động tổng hợp kiến thức, tinh giản nội dung, tập trung vào trọng tâm giảng dạy không trùng lặp, tăng khả năng chuyên môn.
  • Tăng tính tương tác giữa giáo viên và người học: Khi áp dụng phương pháp dạy học tích hợp, giáo viên và học sinh có nhiều thời gian tương tác để trải nghiệm, sáng tạo, trao đổi. Người học thoải mái đặt câu hỏi, trình bày vướng mắc để được giáo viên hỗ trợ kịp thời. Từ đó giáo viên giảm áp lực nghề nghiệp, thầy trò trở nên thân thiết, gần gũi.
  • Tập trung vào phương pháp tự học: Với phương pháp dạy học tích hợp thì giáo viên không còn phải đắn đo, suy nghĩ về phương pháp dạy học truyền thống như: giáo viên đọc cho học sinh chép, chỉ tay mà giáo viên tập trung vào phương pháp và hình thức tự học. Như vậy, học sinh sẽ tự tìm ra được phương pháp phù hợp nhất.
  • Ứng dụng theo phương pháp dạy học theo nhóm: Với phương pháp này, giáo viên phải biết cách phân chia nhóm để tự trao đổi và phối hợp với nhau tìm ra cách thức, phương pháp học tập tốt nhất.
  • Dạy học thông qua các hoạt động trên lớp: Xoay quanh các chủ đề, nội dung của môn học, giáo viên cần đưa ra những vấn đề và gợi ý , sau đó để học sinh tư duy, phát huy khả năng tìm tòi và thảo luận để đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề.
  • Tóm tắt lại những kiến thức trọng điểm đã học: Học sinh sẽ phải tóm tắt, tổng hợp lại các kiến thức trọng tâm vào cuối buổi học, giáo viên sẽ kiểm tra, giải thích những vấn đề học sinh còn thắc mắc.

Cách thức áp dụng dạy học tích hợp trong giáo dục THPT

Trong chương trình giáo dục phổ thông, việc dạy học tích hợp là một điểm mới, nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được đổi mới theo hướng tinh giản, tăng thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Giáo dục trung học phổ thông, vẫn có một số môn học bắt buộc, tuy nhiên học sinh được lựa chọn các môn học và khối học tập.

Áp dụng chương trình đào tạo tích hợp trong giáo dục THPT

Việc dạy học tích hợp giúp giảm kiến thức trùng lặp:

  • Khi giải quyết vấn đề trong thực tiễn thì học sinh phải có những kiến thức tổng hợp từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy giáo dục phổ thông cần có những giải pháp như dạy học tích hợp để giải quyết các vấn đề này.
  • Dạy học tích hợp đã được áp dụng ở các nước có nền giáo dục tiên tiến từ cách đây hàng chục năm nay. Đây được coi là giải pháp phù hợp với năng lực của học sinh, qua đó giảm tải chương trình học tập.

Ở nước ta hiện nay, việc áp dụng dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục dựa trên 3 định hướng cơ bản sau:

  • Tích hợp nhiều lĩnh vực, nhiều kiến thức khác nhau, rèn luyện kỹ năng, kiến thức trong một môn học để học viên dễ dàng tiếp thu.
  • Kiến thức các môn học có liên quan được tổng hợp lại với nhau một cách mật thiết.
  • Tích hợp các chủ đề và vấn đề xã hội vào chương trình dạy học.

Trọng tâm chính của dạy học tích hợp là phát triển năng lực của học sinh, mục đích đem lại hiệu quả cao nhất của phương pháp dạy học tích hợp của giáo viên có vai trò rất quan trọng. Điều kiện vận dụng các phương pháp dạy học tích hợp:

  • Đối với giáo viên: phải được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có chứng chỉ sư phạm đúng chuyên ngành, biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin vào giảng dạy. Đồng thời, xây dựng, xác định nội dung bài giảng, lập kế hoạch thực hiện nâng cao kiến thức để phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh, giáo viên soạn giáo án một cách khoa học, logic để tạo sự hấp dẫn và hứng thú cho học sinh.
  • Đối với học sinh: Phải chủ động, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm và cần có những phẩm chất, năng lực thích nghi với phương pháp học tập mới.
  • Giảm tải khối lượng kiến thức các môn học trong sách giáo khoa: Nhà trường có thể vận dụng linh hoạt để giảm bớt khối lượng kiến thức, giảm thiểu những ghi nhớ máy móc, tăng cường các bài toán về nhận thức.
  • Đổi mới trang thiết bị dạy học cho giáo viên và học sinh: Xây dựng phòng học đa năng, các phòng học cần được trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị để phục vụ cho quá trình thực nghiệm.
  • Đánh giá kết quả của học sinh: Giáo viên trực tiếp giảng dạy chịu trách nhiệm đánh giá kết quả của học sinh công bằng và chính xác nhất. Giáo viên đánh giá bằng cách qua bài trắc nghiệm, bài kiểm tra, các câu hỏi và trong suốt quá trình học tập như tính tự giác, chủ động qua các bài học.

Có nên cho con học lớp tích hợp không?

Việc giảng dạy áp dụng phương pháp dạy học tích hợp đem lại hiệu quả tốt hơn, học sinh hứng thú hơn khi nghe giáo viên giảng bài. Vì vậy, phụ huynh nên cho con học lớp tích hợp để con được tiếp cận với những phương pháp mới trong học tập.

Việc học lớp tích hợp giúp con hứng thú hơn

Ngoài ra, việc cho con học lớp tích hợp sẽ mang lại cho con những thuận lợi và hiệu quả cụ thể:

  • Khơi nguồn cảm hứng học tập cho học sinh: Với việc các nội dung dạy học tích hợp luôn bám sát với thực tiễn kết hợp với phương pháp trực quan. Vì vậy các bài giảng trở nên rất sinh động, có sức hút với với học sinh, laoij bỏ cảm giác buồn chán như áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống. Qua đó tạo cho học sinh tư duy, sáng tạo, có hứng thú và tập trong học tập.
  • Đáp ứng sở thích, phong cách học tập của học sinh: Mỗi học sinh đều có sở thích và phong cách học tập khác nhau, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh được tiếp cận, lựa chọn cách học phù hợp, tạo hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng đến các bạn cũng như tập thể.
  • Xóa bỏ được tình trạng học vẹt: Phương pháp này giúp học sinh dễ dàng tiếp thu và vận dụng những kiến thức được học để áp dụng và giải quyết vấn đề trong cuộc sống, qua đó học sinh sẽ hạn chế dduocj tình trạng học vẹt, học trước quên sau.
  • Thấy bản thân được quan tâm hơn: Ngược lại với phương pháp giảng dạy truyền thống là bài giảng hướng đến số đông học sinh, vô hình chung khiến số ít học sinh thấy bơ vơ, không được kèm cặp nên ngày càng không theo kịp các bạn và bài học trên lớp. Nhưng với dạy học tích hợp thì giáo viên sẽ có nhiều thời gian hơn để quan tâm và chỉ bảo cho từng học sinh, giúp các học sinh có sự phát triển đồng đều và có được sự tiến bộ nhất định.
  • Giúp học sinh trở nên tự tin hơn: Thông qua việc học tích hợp thì học sinh có thời gian chuẩn bị và luyện tập trước mỗi buổi học và ôn tập sau giờ học, sẽ giúp các em học sinh tự tin hơn khi trình bày trước đám đông.
  • Tiếp cận nguồn kiến thức dồi dào: Phương pháp tích hợp yêu cầu người học tiếp cận nguồn kiến thức dồi dào dựa theo yêu cầu của giáo viên. Vì vậy học sinh, sinh viên phát huy được khả năng tìm kiếm, tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của mình.
  • Khuyến khích học sinh phát triển khả năng tự chủ: Học sinh hiểu bài theo chiều sâu, được tiếp thu bài theo chiều rộng. Các kiến thức được liên kết một cách xuyên suốt, liền mạch hơn. Thông qua các kiến thức được học các em học sinh sẽ đến gần và biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Từ đó, hình thành cho con thói quen tự giác, chủ động sáng tạo, tìm tòi trong học tập và trong cuộc sống.

Dạy học tích hợp được coi là khái niệm khá mới với một số đơn vị giáo dục. Song trên thực tế đây là hướng đổi mới trong giáo dục đã áp dụng và mang đến nhiều hiệu quả tại nhiều cơ sở giáo dục trên khắp cả nước. The Dewey Schools là 1 trong những hệ thống giáo dục áp dụng hiệu quả dạy học tích hợp trong đào tạo.

The Dewey Schools là hệ thống trường quốc tế hàng đầu Việt Nam được đầu tư bài bản về cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy, chương trình giáo dục, đội ngũ giáo viên… theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo đó chương trình đào tạo của trường đạt chuẩn Hoa Kỳ được thiết kế tích hợp và liên kết với trường Mount Vernon School – Mỹ tiên tiến trên thế giới.

The dewey Schools là một trong những trường dạy học tích hợp nổi bật nhất hiện nay

Theo đuổi triết lý giáo dục thực nghiệm của John Dewey, The Dewey Schools thông qua các hoạt động học tập đa dạng rèn luyện, phát triển kỹ năng thiết yếu tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội chuyển tiếp sang các trường học danh tiếng tại Việt Nam và trên thế giới ở các cấp học sau. Tương lai trẻ sở hữu các kỹ năng của thế kỷ 21 để trở thành công dân toàn cầu.

Hệ thống trường quốc tế liên cấp The Dewey Schools có chương trình đào tạo liên cấp từ bậc Tiểu học đến THPT. Nhà trường thiết kế 04 chương trình đào tạo dựa trên mục tiêu học tập của học sinh, phụ huynh hoàn toàn có thể chọn lựa chương trình phù hợp với trẻ:

  • Chương trình Tích hợp Explore: Chương trình tích hợp Explore là chương trình tích hợp kết hợp hài hòa các môn học theo khung chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo và 7 môn học theo chương trình từ trường Mount Vernon School quốc tế [Hoa Kỳ]
  • Chương tình Tích hợp Discover: Chương trình tích hợp Discover là chương trình giảng dạy song ngữ Anh Việt, kết hợp hài hòa các môn học theo khung chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo và 7 môn học theo chương trình từ trường Mount Vernon School quốc tế [Hoa Kỳ]
  • Chương trình Quốc tế Adventure: Chương trình quốc tế Adventure là chương trình giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Anh, chuyển giao từ trường đối tác Mount Vernon School quốc tế [Hoa Kỳ], tốt nghiệp chương trình học này học sinh nhận song bằng tốt nghiệp THPT của Việt Nam và Mỹ.
  • Chương trình Quốc tế Journey: Chương trình Quốc tế Journey là chương trình chuyển giao nguyên bản từ trường Mount Vernon School quốc tế [Hoa Kỳ], tốt nghiệp học sinh được nhận bằng Tú tài Mỹ có giá trị công nhận toàn cầu.

\=> Tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo của Dewey Schools tại đây

Trên đây là tổng hợp các thông tin giúp chúng ta trả lời câu dạy học tích hợp là gì và có nên cho con học lớp tích hợp không? Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp cho các phụ huynh có lựa chọn thích hợp chương trình giảng dạy cũng như trường học phù hợp cho con em mình.

Chủ Đề