Học trồng nấm rơm ở đâu

Hiện nay,  nghề trồng nấm là một  nghề mới, tạo thu nhập ổn định. Tuy nhiên, để có một địa chỉ học nghề ổn định thì không phải đâu cũng  đào tạo được. Không đơn giản là chỉ học kinh nghiệm,  hay nhìn cho biết. Trồng nấm hỏi kỹ thuật cao có người hướng dẫn cụ thể. Có đến hàng nghìn loại nấm trên thế giới, nhưng chỉ có vài trăm loại nấm ăn và sử dụng được. Học trồng nấm cần có một giáo trình cụ thể và tốt nhất là học tại một cơ sở dạy nghề đảm bảo tránh tiền mất tật mang.Vậy chúng ta học trồng nấm ở đâu.

Một số địa chỉ học nghề trồng nấm

Nếu có điều kiện các bạn nên sử dụng một khóa học của học viện Nông nghiệp Việt Nam để được học cụ thể hơn cách trồng và chăm sóc các loại nấm. Tuy nhiên khóa học này đòi hỏi thời gian khá dài và giá không hề rẻ.

Bạn có thể tìm đến các trung tâm dạy nghề.Tham khảo các tài liệu từ sách vở báo đài và Internet.

Bạn có thể đến trung tâm công nghệ sinh học thực vật. Tọa lạc trên đường Phạm Văn Đồng  thuộc quận Nam Từ Liêm Hà Nội. trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn.Nếu bạn ở Nam Định Bạn có thể đến trung tâm dạy nghề công lập Nghĩa Hưng. Ở thành phố Hồ Chí Minh trung tâm nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, con Đà Nẵng có trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đà Nẵng.  Hay trung tâm nuôi cấy mô thực vật Thanh Hóa.

Ở hầu hết các tỉnh thành đều có các trường hoặc trung tâm đào tạo nghề các bạn có thể đến để đăng ký học trồng nấm.

Giá trị kinh tế của trồng nấm

Trồng nấm đưa lại hiệu quả kinh tế cao, sử dụng nguyên liệu sẵn có, đầu tư thấp, nhân công ít, hồi vốn nhanh.

Trồng nấm xóa đói giảm nghèo làm giàu đất. Là một hướng đi mới cho nông thôn ngày nay.

Trồng nấm phù hợp với tất cả mọi mô hình,  từ hộ gia đình trồng nhỏ lẻ đến các trang trại nấm lớn.

Nguồn lợi từ nấm hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế, tận dụng các nguyên liệu sẵn có từ rơm rạ và các sản phẩm nông nghiệp cơ bản, không cần chăm sóc quá nhiều vẫn có hiệu quả cao.

      Mục tiêu: 

1. Về kiến thức: Trang bị kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi trồng nấm nhằm giúp học viên có khả năng tự thiết lập quy trình trồng cho một số loài nấm ăn và nấm dược liệu

2. Về kỹ năng: Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phục vụ trong nuôi trồng nấm, nắm vững kỹ thuật phân lập, tạo giống gốc, sản xuất giống nấm cấp 1, 2, 3 [meo giống], sản xuất bịch phôi, chăm sóc và thu hoạch nấm.

   Đối tượng:

Tiếp nhận học viên ở tất cả tỉnh thành trên cả nước, có sức khỏe tốt.

   Chương trình đào tạo

Chương trình tổng cộng 150 tiết  [45 phút/tiết], trong đó 50 tiết lý thuyết và 100 tiết thực hành trong thời gian 12 tuần. Học viên khi bắt đầu học sẽ được học các kĩ thuật cơ bản của trồng nấm ăn và dược liệu:

 Nội dung chính của lớp học như sau:

-       Kỹ thuật phân lập, giữ giống.

-       Kỹ thuật sản xuất meo giống hạt, meo giống cọng.

-       Kỹ thuật sản xuất bịch phôi trồng nấm.

-       Kỹ thuật xây dựng, thiết kế nhà xưởng, trang trại trồng nấm.

-       Kỹ thuật chăm sóc, thu hái, bảo quản và thương mại sản phẩm nấm.

Giảng viên phụ trách lớp học:

-       Thầy Nguyễn Minh Quang

Email: ; ĐT: 0908388407

-       Thầy Phan Hữu Tín

   Đăng ký nhập học:

         Hồ sơ đăng ký gồm có:

-       2 ảnh 3x4

-       Bản sao chứng minh nhân dân

-       Giấy đăng ký học 

Học phí : 5.000.000 đồng/1 học viên [bao gồm hóa chất, nguyên vật liệu thực hành, tài liệu tham khảo]

Số lượng học viên : Mở lớp thường xuyên với tối đa 10 học viên /1 lớp [có mở lớp vào thứ 7 và chủ nhật nếu học viên có yêu cầu ]

·      Đăng ký  theo học tại Viện Nghiên cứu Công  nghệ  Sinh học và Môi trường – Trường Đại Học Nông  Lâm - Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

·      Điện thoại: 08 37220294. Hotline: 0168 9604 889 [Phan Hữu Tín]

·      Website: //ribe.hcmuaf.edu.vn. Email : ;  

Số lần xem trang: 14164
Điều chỉnh lần cuối: 10-10-2017


Với trang trại trồng nấm rộng 6.000 m2, mỗi tháng anh Chăm cung cấp ra thị trường 2 tấn nấm, thu lãi 100 triệu đồng

Trang trại trồng nấm rơm rộng 6.000 m2 của anh Chăm không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế lớn mà còn mang lại hướng phát triển mới cho vùng quê này.

Học nghề  Năm 2008, do kinh tế gia đình khó khăn nên anh Chăm quyết định đi Đài Loan để tìm cơ hội đổi đời. Vốn có nghề cơ khí, chế tạo máy móc nên anh nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với mức thu nhập khá. Sau một thời gian ổn định, anh làm thêm cho một trang trại trồng nấm rơm vào cuối tuần để kiếm thêm thu nhập. Công việc đơn giản chỉ là thu hái nấm, đóng gói và xuất xưởng nhưng lại cuốn hút anh. Anh nhanh chóng làm quen với công việc và nhiều lần được ông chủ khen thưởng, động viên do làm tốt. Trong thời gian làm việc tại đây, anh thấy nghề trồng nấm rơm không khó, chỉ cần nắm vững kỹ thuật là có thể thành công. Quan trọng nhất là sau khi về Việt Nam anh có thể xây dựng mô hình trồng nấm rơm của riêng mình. Với suy nghĩ đó, anh ra sức học hỏi, tìm tòi các kỹ thuật liên quan đến trồng nấm. Mọi công việc được giao ở xưởng nấm anh đều hoàn thành tốt nên được ông chủ tin tưởng giao cho làm trưởng nhóm sản xuất. Anh còn được chủ trang trại cho mượn một nhà trồng nấm để thử nghiệm. Được ông chủ tận tình hướng dẫn cách lựa chọn nguyên liệu, vào bông, cấy phôi nấm... nên anh học rất nhanh. Tất cả các kỹ thuật đều được anh ghi nhớ và làm một cách thuần thục. Chỉ sau một tháng, những cây nấm đầu tiên do chính tay anh trồng được đánh giá chất lượng tốt, tỷ lệ nấm mọc cao, mẫu mã đẹp.  Anh Chăm theo đuổi đến cùng kỹ thuật trồng nấm trong nhà. Bởi theo anh, trồng nấm trong nhà tận dụng được nguồn phế phẩm nông nghiệp, công nghiệp gồm rơm, bông, sợi thải loại. Trồng nấm rơm trong nhà không bị phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết, đồng thời lại kiểm soát được bệnh nấm mà không cần dùng thuốc hóa học, tạo ra sản phẩm sạch cho người tiêu dùng. "May mắn lớn nhất của tôi khi làm việc ở Đài Loan là gặp được ông chủ tốt bụng, nhiệt tình. Chính ông là người đã tạo điều kiện và truyền dạy nghề trồng nấm rơm cho tôi", anh Chăm chia sẻ.

Vượt khó để thành công

Năm 2017, anh trở về quê và bắt đầu ý tưởng xây dựng trang trại nấm rơm của riêng mình. Dốc toàn bộ số tiền tích lũy được từ những năm làm ăn xa cộng với vay mượn thêm bên ngoài, anh gom được 2 tỷ đồng để mua 4.000 m2 ruộng xây dựng trang trại trồng nấm. Ban đầu, anh chỉ thử nghiệm 6 nhà trồng nấm với tổng diện tích 1.000 m2. Khác với các loại nấm khác, nấm rơm khó trồng hơn do đòi hỏi nhiệt độ thích hợp từ 28 - 32 độ C, độ ẩm khoảng 80%. Trong khi đó, miền Bắc có mùa đông lạnh giá không phù hợp với sinh trưởng và phát triển của loại nấm này. Mặc dù được trồng trong nhà nhưng việc kiểm soát nhiệt độ vẫn là trở ngại lớn. Để giữ được độ ẩm phải tưới nước thường xuyên bằng hệ thống phun sương, nhà xưởng phải được bịt kín, trần mát và cách nhiệt tốt, nếu không nấm rất dễ thối, hỏng. Ngoài ra, công đoạn xử lý nguyên liệu đầu vào cũng cần xử lý triệt để bằng việc luộc chín nguyên liệu trong vòng 24 giờ để tránh nấm mốc và tạo chất dinh dưỡng. Sau 1 tháng trồng, những cây nấm đầu tiên bắt đầu cho thu hoạch. Do chủ quan và nóng vội nên khi về nước anh đã không để ý đến việc tìm hiểu nhu cầu của thị trường mà chỉ tập trung xây dựng mô hình trồng nấm. Hậu quả là nấm sản xuất ra khó tiêu thụ do thị trường miền Bắc chưa quen với sản phẩm này. Vợ chồng anh Chăm phải mang nấm đi bán rong tại chợ Sao Đỏ và một số khu vực lân cận với giá chỉ 10.000 - 40.000 đồng/kg, chấp nhận lỗ để tìm kiếm thị trường. Dần dà nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm của gia đình anh nên lượng khách đặt mua tăng cao, sản phẩm làm ra không đủ bán. Nhận thấy việc nhập meo giống từ miền Nam ra Bắc không phù hợp nên tỷ lệ nấm lên thấp, anh Chăm lại tự mình tìm hiểu quá trình phân lập nấm rơm. Chịu khó tìm tòi, học hỏi từ thực tế lẫn sách báo nên chỉ trong thời gian ngắn anh đã phân lập thành công meo nấm với tỷ lệ mọc cao. Hiện nay, trang trại đã chủ động được nguồn giống nấm đạt chất lượng cao, không phải nhập từ bên ngoài. Nấm được trồng quanh năm, nhưng thời điểm thuận lợi nhất cho nấm rơm phát triển là vào khoảng thời gian các tháng 2-3 và 9-10 hằng năm. Bởi vậy vào mùa hè cần phải có hệ thống làm mát cho nấm, còn mùa đông phải làm nhà kín và xông hơi nóng để bảo đảm tạo độ ẩm thích hợp. "Do nấm rơm không thể sử dụng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón vô cơ nào nên hoàn toàn là nấm sạch và thỏa mãn yêu cầu khắt khe về chất lượng của người tiêu dùng, giá bán cao hơn", anh Chăm chia sẻ.

Hiện anh Chăm đã xây dựng được trang trại trồng nấm rơm lớn nhất tỉnh với diện tích 6.000 m2, sản lượng gần 2 tấn/tháng. Nấm rơm có thời gian thu hoạch ngắn, giá lại cao nhất trong các loại nấm. Với giá bán khoảng 100.000 đồng/kg cho thương lái ở Hà Nội, anh thu lãi khoảng 100 triệu đồng/tháng. Ngoài cơ sở sản xuất nấm rơm ở Nam Tân, anh đang xây dựng thêm cơ sở trồng nấm ở huyện Cẩm Giàng với diện tích 1.000 m2. Dự kiến đầu năm 2021, cơ sở này sẽ hoàn thiện và đi vào sản xuất. Sau khi ổn định sản xuất, anh Chăm sẽ đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm. 

TRẦN HIỀN

Video liên quan

Chủ Đề