Con của thủ tướng nguyễn tấn dũng là ai

Với số phiếu tán thành cao, Quốc hội đã bầu ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII. HNMO xin trân trọng giới thiệu Tiểu sử tóm tắt ông Nguyễn Tấn Dũng.
 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.


TIỂU SỬ TÓM TẮT Họ và tên khai sinh: NGUYỄN TẤN DŨNG. Họ và tên thường gọi: Nguyễn Tấn Dũng [Ba Dũng]. Sinh ngày 17 tháng 11 năm 1949. Thành phần gia đình: Cán bộ kháng chiến. Quê quán: Thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau. Nơi ở hiện nay: Số 55 Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Trình độ học vấn: Đại học. Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật. Lý luận chính trị Cao cấp. Nghề nghiệp, chức vụ: Thủ tướng Chính phủ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ. Nơi làm việc: Văn phòng Chính phủ. Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 10/6/1967; ngày chính thức: 10/3/1968. Tình trạng sức khoẻ: Bình thường; có 4 lần bị thương, Thương binh hạng 2/4. Khen thưởng: Huân chương Kháng chiến hạng I. 02 Huân chương Chiến công hạng III . 06 danh hiệu Dũng sỹ . Huân chương Chiến sỹ giải phóng hạng I, II, III . Huân chương Hữu nghị hạng Đặc biệt của Nhà nước - Hoàng gia Cam-pu-chia . Huân chương ISALA và Huân chương Vàng quốc gia của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Kỷ luật: Không Đại biểu Quốc hội khóa: X, XI, XII, XIII. Ủy viên Trung ương Đảng khóa: VI, VII, VIII, IX, X, XI. Ủy viên Bộ Chính trị khóa: VIII, IX, X, XI.

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- Từ tháng 11/1961 đến tháng 9/1981: Tham gia Quân đội, làm văn thư, liên lạc, cứu thương, Y tá, Y sỹ và Bổ túc chương trình Phẫu thuật ngoại khoa của Bác sỹ Quân y . Đã qua các cấp bậc và chức vụ : Tiểu đội bậc trưởng ; Trung đội bậc trưởng ; Đại đội bậc phó và Đại đội bậc trưởng - Đội trưởng Đội phẫu thuật ; Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y [Bí thư Chi bộ Đảng] thuộc Tỉnh đội Rạch Giá . Học khóa Sỹ quan chỉ huy cấp Tiểu đoàn - Trung đoàn và đảm nhiệm các nhiệm vụ : Thượng úy - Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207 [Bí thư Đảng ủy Tiểu đoàn] ; Đại úy - Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152 [Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Trung đoàn] chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp bạn Cam-pu-chia ; Thiếu tá - Trưởng Ban cán bộ [Phó Bí thư Đảng ủy Phòng Chính trị] thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang . - Từ tháng 10/1981 đến tháng 12/1994 : Học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc [Hà Nội] . Tỉnh ủy viên - Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang . Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang - Bí thư Huyện ủy Hà Tiên . Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang . Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh . Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang - Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh, Đảng ủy viên Đảng ủy Quân khu 9. - Từ tháng 01/1995 đến tháng 5/1996 : Thứ trưởng Bộ Công an, Đảng ủy viên - Đảng ủy Công an Trung ương. - Từ tháng 6/1996 đến tháng 8/1997 : Uỷ viên Bộ Chính trị và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị . Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng và phụ trách công tác Tài chính của Đảng. - Từ tháng 9/1997 đến tháng 6/2006 : Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ . Kiêm nhiệm các chức vụ : Chủ tịch Hội đồng Tài chính tiền tệ Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Đổi mới Doanh nghiệp nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về các công trình trọng điểm Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tội phạm; Chủ tịch Hội đồng đặc xá Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo một số công tác khác. Năm 1998 - 1999, kiêm nhiệm nhiệm vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Bí thư Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước.

- Từ tháng 7/2006 đến nay : Thủ tướng Chính phủ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ . Kiêm nhiệm các chức vụ : Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Giáo dục; Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng; Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng Tiểu ban xây dựng Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm [2011 - 2020].

Con trai cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là thành viên trẻ nhất trong nội các mới của chính phủ Việt Nam

Nguyễn Thanh Nghị được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng hôm 8/4, ở tuổi 45. Theo truyền thông trong nước, con trai của cựu Thủ tướng Dũng là bộ trưởng trẻ nhất trong bộ máy Chính phủ vừa được kiện toàn do tân Thủ tướng Phạm Minh Chính đứng đầu.

Ông Nghị trở thành người đứng đầu Bộ Xây dựng sau khi giữ chức thứ trưởng bộ này từ tháng 10 năm ngoái. Lúc đó ông được bổ nhiệm quay trở lại chức vụ này sau khi làm bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang giữa lúc Bộ Chính trị Việt Nam đang chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng 13 vừa kết thúc hôm 1/2.

Nhận định về việc bổ nhiệm con trai cựu Thủ tướng Dũng, từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á IASEAS Yusof-Ishak có trụ sở ở Singapore cho rằng việc này đã nằm trong “quy hoạch” về nhân sự từ trước.

“Trường hợp của ông [Nghị], cũng như nhiều trường hợp khác, đã được quy hoạch từ lâu rồi. Không có bất ngờ gì cả,” TS Hợp nói.

Trước khi được “điều động” trở lại Hà Nội làm công việc mà trước đó ông đã đảm nhận – thứ trưởng Bộ Xây dựng – động thái mà truyền thông trong nước khi đó gọi là “thuyên chuyển công tác”, ông Nghị đã bị kỷ luật “kiểm điểm rút kinh nghiệm” do những sai phạm đất đai theo kết luật của Thanh tra Chính phủ hồi cuối tháng 8 năm ngoái.

Ông Nghị là người duy nhất trong số 5 bí thư tỉnh Kiên Giang bị uỷ ban Kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề nghị xem xét kỷ luật vì liên đới về trách nhiệm đối với các sai phạm trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường ở tỉnh này từ năm 2011 đến 2017, gây thất thoát hơn 2.300 tỷ đồng.

“Kỷ luật của ông [Nghị] ở Kiên Giang vừa rồi là rất nhẹ, đó là kỷ luật phê bình – mức thấp nhất so với khiển trách và cảnh cáo rồi khai trừ khỏi Đảng,” theo TS Hợp. “Theo quy định về kỷ luật thì phê bình về mặt chính quyền không bị ghi vào lý lịch cá nhân và Đảng viên. Người ta không coi đấy là một hình thức kỷ luật nặng cho nên đây chỉ như một lời nhắc nhở và không ảnh hưởng gì để [người bị kỷ luật] không làm gì khác được nữa.”

Trong tiểu sử tóm tắt tân Bộ trưởng Xây dựng mà VTV đăng tải, phần kỷ luật được ghi là “Không.”

So sánh với việc kỷ luật của ông Trương Tấn Sang, người lúc đó là uỷ viên Bộ Chính trị và trưởng ban Kinh tế Trung ương bị “khiển trách” vì thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo điều tra, ngăn chặn những hoạt động tội phạm của Trương Văn Cam, thường được biết là vụ án “Năm Cam”, thì TS Hợp cho rằng việc kỷ luật của ông Nghị ở mức nhẹ hơn. Ông Sang sau đó tiếp tục thăng tiến trở thành chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2011-2016.

Khi con trai cựu Thử tướng Dũng bị kỷ luật kiểm điểm, đã có những nhận định từ giới quan sát chính trường Việt Nam cho rằng có khả năng chính phủ Hà Nội, với chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc đó đang kiêm nhiệm chức Chủ tịch nước, sẽ đụng đến sai phạm của ông Dũng – còn được biết là ‘đồng chí X’ – lúc còn đương nhiệm.

Trong thời gian con trai ông bị kỷ luật, ông Dũng bất ngờ xuất hiện trở lại khi trả lời phỏng vấn VTV nhân dịp ngày truyền thống của Ban Kinh tế Trung ương mà ông từng giữ chức trưởng ban để ca ngợi “cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng,” và theo giới quan sát đó có thể là “tín hiệu gì đó về thế cân bằng” quyền lực trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 13 được tổ chức trong vài tháng sau đó.

Chiến dịch chống tham nhũng, được truyền thông trong nước gọi là “đốt lò” của ông Trọng – người thâu tóm đuợc nhiều quyền lực trong tay hơn khi kiêm nhiệm chức Chủ tịch vào tháng 10/2018 sau khi ông Trần Đại Quang qua đời, trong vài năm qua được giới quan sát cho là nhắm vào ông Dũng thông qua một loạt các ‘đại án’ liên quan tới nhiều quan chức chính phủ, lãnh đạo các ngân hàng, và cả ngành công an, dẫn tới việc cựu Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng, và cựu quan chức ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh bị kết án tù.

Thăng tiến sau kỷ luật

Sau khi được luân chuyển trở về đảm nhiệm chức thứ trưởng Bộ Xây dựng lần thứ 2, ông Nghị tiếp tục thăng tiến lên chức bộ trưởng.

Ông Nghị lần đầu tiên được bổ nhiệm chức thứ trưởng Bộ Xây dựng vào năm 2011, khi bố ông đang làm thủ tướng, và lúc đó ông mới có 35 tuổi. Sau đó ông trở thành người đứng đầu tỉnh Kiên Giang, nơi xuất thân của ông Dũng, từ 2015-2020. Theo truyền thông trong nước, con trai ông Dũng là bí thư Tỉnh uỷ trẻ nhất Việt Nam tại thời điểm được bầu.

“Chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng là khá phù hợp với nghề mà ông [Nghị] có kinh nghiệm và được học,” TS Hợp nói. “Ông ấy học cả thạc sỹ và tiến sỹ một cách xuất sắc ở một trường đại học có tiếng của Mỹ và đúng ngành xây dựng.”

Theo lý lịch của ông Nghị được VTV đăng tải, tân Bộ trưởng Xây dựng có trình độ chuyên môn là Tiến sỹ Khoa học ngành Kỹ thuật xây dựng và từng có thời gian công tác tại trường Đại học Kiến trúc TPHCM với vai trò là giảng viên và sau đó là phó hiệu trưởng. Ông có bằng thạc sỹ và tiến sỹ tại Đại học George Washington của Mỹ.

Theo nhận định của TS Hợp, với việc ông Nghị được đưa vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và ra ứng cử Quốc hội thì giờ đây con trai cả của Thủ tướng Dũng đã trở thành một chính khách với con đường sự nghiệp chính trị rộng mở phía trước.

“Tôi nghĩ rằng với đà này và ông [Nghị] giữ được nhịp độ làm việc có hiệu quả thì ông ấy còn lên nữa,” TS Hợp nói và nhận định rằng ông Nghị ít nhất có thể “lên đến chức phó thủ tướng.”

TS Hợp hy vọng rằng, với việc ông Nghị trở thành bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong nội các mới của Việt Nam, một chính phủ mới ở Hà Nội đang hướng tới việc thu hút tài năng mà không phải vì họ là “con quan” hay có bệ đỡ từ gia đình.

Video liên quan

Chủ Đề