Vì sao chúa giê su bị đóng đinh

Giả thuyết ngất đi tin rằng Chúa Giêsu đã không thực sự chết lúc Ngài bị đóng đinh nhưng chỉ là bị bất tỉnh khi Ngài được đặt trong mộ và ở đó Ngài đã tỉnh lại.

Bạn đang xem: Vì sao chúa lại bị đóng đinh

Theo đó, sự xuất hiện của Ngài sau ba ngày trong ngôi mộ đơn thuần được xem là sự tỉnh lại. Có nhiều lý do tại sao giả thuyết này là không có căn cứ và có thể dễ dàng chứng minh là nó sai sự thật, và đã có ít nhất ba người hoặc các nhóm khác nhau tham gia vào việc đóng đinh Chúa Giêsu đều đảm bảo sự việc về sự chết của Ngài trên thập tự giá. Họ là những binh lính La Mã, Phi-lát, và Tòa Công Luận.Quân lính La Mã — Có hai nhóm lính La mã riêng biệt được giao nhiệm vụ bảo đảm cái chết của Chúa Giêsu: những kẻ hành quyết và những người bảo vệ ngôi mộ. Những người lính chịu trách nhiệm thi hành án là các chuyên gia về án tử hình, và đóng đinh là một trong những hình thức tàn bạo nhất trong lịch sử. Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá sau khi chịu đựng sự đánh đập khủng khiếp dưới bàn tay của những kẻ say mê cái chết chuyên nghiệp này, và những người bị chết bằng cách bị đóng đinh đều bị những người lính này xử lý. Công việc của họ là đảm bảo nhiệm vụ được hoàn thành. Chúa Jêsus không thể sống sót sau khi bị đóng đinh, và những người lính này đã chắc chắn rằng Chúa Jêsus đã chết trước khi thi thể của Ngài được phép lấy từ thập tự giá. Họ hoàn toàn bảo đảm rằng Chúa Giê Su đã thực sự chết. Nhóm lính thứ hai được giao nhiệm vụ bảo vệ ngôi mộ của Chúa Giêsu vì yêu cầu của Tòa Công luận. Ma-thi-ơ 27:62-66 nói với chúng ta, "Đến ngày mai [là ngày sau ngày sắm sửa], các thầy tế lễ cả và người Pha-ri-si cùng nhau đến Phi-lát, mà nói rằng: Thưa chúa, chúng tôi nhớ người gian dối nầy, khi còn sống, có nói rằng: Khỏi ba ngày thì ta sẽ sống lại. Vậy, xin hãy cắt người canh mả cẩn thận cho đến ngày thứ ba, kẻo môn đồ nó đến lấy trộm xác đi, rồi nói với dân chúng rằng: Ngài đã từ kẻ chết sống lại. Sự gian dối sau đó sẽ tệ hơn sự gian dối trước. Phi-lát nói với họ rằng: Các ngươi có lính canh; hãy đi canh giữ theo ý các ngươi. Vậy, họ đi, niêm phong mả Ngài lại, cắt lính canh giữ, lấy làm chắc chắn lắm." Những lính canh này đảm bảo rằng ngôi mộ được an toàn, và cuộc sống của họ phụ thuộc vào việc hoàn thành nhiệm vụ của họ. Chỉ có sự phục sinh của Con Đức Chúa Trời mới có thể ngăn chặn họ khỏi nhiệm vụ của mình.Phi-lát — Phi-lát ra lệnh cho đóng đinh Chúa Giêsu và nhiệm vụ này được giao cho tiến hành bởi một thầy đội La Mã, một chỉ huy tin cậy và đã được chứng minh bởi một trăm binh lính La Mã. Sau khi bị đóng đinh, một thỉnh cầu xin xác của Chúa Giê Su được thực hiện bởi Giô-sép ở thành Ma-ri-a-thê, để xác của Ngài có thể được đặt trong một phần mộ. Chỉ sau khi thầy đội đã xác nhận cái chết của Chúa Giêsu thì Phi-lát mới giao xác cho Giô-sép. Mác 15:42-45: "Bấy giờ là ngày sắm sửa, nghĩa là hôm trước ngày Sa-bát; khi đã chiều tối, có một người tên là Giô-sép, ở thành A-ri-ma-thê, là nghị viên tòa công luận có danh vọng, cũng trông đợi nước Đức Chúa Trời. Người bạo gan đến Phi-lát mà xin xác Đức Chúa Jêsus. Phi-lát lấy làm lạ về Ngài chết mau như vậy, bèn đòi thầy đội đến mà hỏi thử Ngài chết đã lâu chưa.

Xem thêm: Thẻ Tích Điểm Tiếng Anh Là Gì, Những Lợi Ích Thẻ Tích Điểm Mang Lại

Vừa nghe tin thầy đội trình, thì giao xác cho Giô-sép." Phi-lát hoàn toàn chắc chắn rằng Chúa Giêsu đã thực sự chết.Tòa công luận — Tòa công luận là hội đồng cầm quyền của người Do thái, và họ yêu cầu các thi thể của những người bị đóng đinh, bao gồm cả Chúa Giêsu, phải hạ xuống khỏi thập tự giá sau khi họ chết vì ngày Sa-bát đến gần. Giăng 19:31-37: "Vì bấy giờ là ngày sắm sửa về ngày Sa-bát, mà Sa-bát nầy là rất trọng thể, nên dân Giu-đa ngại rằng những thây còn treo lại trên thập tự giá trong ngày Sa-bát chăng, bèn xin Phi-lát cho đánh gãy ống chân những người đó và cất xuống. Vậy, quân lính lại, đánh gãy chân người thứ nhứt, rồi đến người kia, tức là kẻ cùng bị đóng đinh với Ngài. Khi quân lính đến nơi Đức Chúa Jêsus, thấy Ngài đã chết rồi, thì không đánh gãy ống chân Ngài; nhưng có một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra. Kẻ đã thấy thì làm chứng về việc đó, [lời chứng của người là thật, và người vẫn biết mình nói thật vậy], hầu cho các ngươi cũng tin. Vì điều đó xảy ra, cho được ứng nghiệm lời Kinh thánh nầy: Chẳng một cái xương nào của Ngài sẽ bị gãy. Lại có lời Kinh thánh nầy nữa: "Chúng sẽ ngó thấy người mà mình đã đâm."" Những người Do Thái này đã yêu cầu Chúa Giêsu phải bị đóng đinh, thậm chí họ tiến xa hơn nữa khi khởi xướng một cuộc nổi dậy nếu Ngài không bị hành hạ, thì sẽ không bao giờ được phép lấy xác Chúa Jêsus xuống khỏi thập tự giá khi mà Ngài chưa chết. Những người này hoàn toàn chắc chắn rằng Chúa Giê Su đã thực sự chết.Có bằng chứng khác cho rằng giả thuyết ngất đi là không có giá trị, chẳng hạn như tình trạng thân thể của Chúa Giêsu sau khi phục sinh. Ở mỗi lần xuất hiện, thân thể của Chúa Giêsus được bày tỏ ra ở trong trạng thái vinh hiển, và chỉ những dấu đinh đóng còn lại là bằng chứng về sự đóng đinh của Ngài. Ngài đã đề nghị Thô-mát chạm vào như là sự kiểm chứng Ngài là ai. Bất cứ ai đã trải nghiệm những gì như Chúa Giê-xu đã trải qua sẽ cần nhiều tháng để phục hồi thể chất. Thân thể Chúa Giêsus chỉ mang những lỗ đinh trên tay và chân Ngài. Cách thức xác Chúa Giêsu được chuẩn bị sau khi đóng đinh là bằng chứng thêm nữa để bác bỏ giả thuyết. Nếu Chúa Giêsus chỉ bất tỉnh, những tấm vải mà Ngài được bọc vào sẽ không thể nào để Ngài thoát khỏi nếu Ngài chỉ đơn thuần là một con người. Cách thức những người đàn bà đến thăm xác Chúa Giêsu là bằng chứng thêm nữa về cái chết của Ngài. Họ đến ngôi mộ vào ngày thứ nhất của tuần để xức thêm dầu lên xác của Ngài với dầu thơm ướp xác khi mà họ có ít thời gian để chuẩn bị xác của Ngài trước khi ngày Sa-bát bắt đầu. Nếu Chúa Giêsu chỉ đơn thuần là ngất đi như giả thuyết đã nói, thì những người đàn bà sẽ mang những dụng cụ y tế để hỗ trợ trong việc hồi sức cho Ngài.Mục đích cho giả thuyết ngất đi không phải là để tranh cãi về cái chết của Chúa Giêsu, nhưng đúng hơn, nó tìm cách bác bỏ sự phục sinh của Ngài. Nếu Chúa Giê-su không sống lại, thì Ngài không phải là Đức Chúa Trời. Nếu Chúa Giê-su thật sự chết và sống lại từ kẻ chết, quyền năng của Ngài qua sự chết đã chứng minh rằng Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Bằng chứng đòi hỏi phán quyết: Chúa Giêsu thực sự đã chết trên thập tự giá, và Chúa Giêsu thực sự đã sống lại từ cõi chết.EnglishTrở lại trang chủ tiếng ViệtGiả thuyết ngất đi là gì? Có phải Chúa Giêsu vẫn còn sống sau khi bị đóng đinh?


NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CÁI CHẾT CỦA ĐỨC GIÊSU

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

WHĐ [18.03.2021] - Trong Tuần Thánh, chúng ta đứng trước biến cố Đức Giêsu chịu chết. Đó là đỉnh cao của mầu nhiệm cứu độ. Thiên Chúa đã chọn cách “liều lĩnh”[1]: Con Một của Người phải chịu chết để cứu độ con người. Một vài câu hỏi có thể đặt ra: vì sao Đức Giêsu bị đóng đinh vào thập giá? Tại sao Ngài phải đi vào con đường đau thương ấy? Ý nghĩa của Cuộc thương khó là gì? v.v.

1. Nguyên nhân chính trị

Nếu sống ở thời Đức Giêsu, chúng ta cũng có thể nhận thấy nhiều lần Ngài bị chính thế lực chính trị để mắt đến. Phần vì mức độ nổi tiếng của Đức Giêsu quy tụ đám đông, phần vì những lời giảng của Ngài ít nhiều đụng chạm đến vài chính khách[2] [ví dụ Hêrôđê và Philatô]. Họ buộc phải để tâm đến đường đi nước bước của Đức Giêsu.

Hẳn nhiên Đức Giêsu đến thế gian không để làm chính trị. Vì giới thiệu Tin Mừng Nước Trời, Ngài sẵn sàng lên án những luật lệ vô lối của người đương thời. Ngài muốn công bằng xã hội, muốn người ta tôn trọng phẩm giá con người, v.v... Có lẽ những lý do ấy khiến giới lãnh đạo dân sự phải vào cuộc.

2. Lãnh đạo tôn giáo

Trong Bài Thương Khó, chúng ta thấy chính giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái đã bắt Đức Giêsu. Số là suốt ba năm công khai rao giảng Tin Mừng, Đức Giêsu đã trực tiếp hoặc gián tiếp công kích các lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ. Ngài đến để kiện toàn lề luật[3] và đưa con người về với luật lệ của yêu thương. Thậm chí, Đức Giêsu không chỉ phê phán, lên án nhiều lãnh đạo tôn giáo, mà Ngài còn đòi họ phải đổi thay. Nói chung giữa họ và Đức Giêsu là hai phương trời cách biệt, mỗi lúc một lớn.

Đây dường như là nguyên nhân trên dễ thấy để dẫn đến cái chết của Đức Giêsu. Biên bản thượng hội đồng Do thái ghi rõ: “Thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” [Ga 11,45-57]. Liền sau đó, họ truy bắt Đức Giêsu. Dĩ nhiên họ không có quyền kết án tử hình bất kỳ ai, nên họ mới dẫn Đức Giêsu đến Philatô để tố cáo. Bài Thương Khó đã ghi lại tình tiết của phiên tòa này. Kết quả là giới lãnh đạo tôn giáo đã thành công để loại trừ Đức Giêsu.

3. Đức Giêsu tự nguyện chịu chết

Bài Tin Mừng Chúa Nhật 5 Mùa Chay hôm nay cho chúng ta câu trả lời rõ hơn: “Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh!” Nghĩa là Đức Giêsu biết giờ chết của Ngài sắp tới. Trước đó, chính Ngài đã tiên báo đến ba lần về thời khắc đau thương này. Hơn ai hết, Đức Giêsu ý thức rất rõ về sứ mạng của Ngài trên trần gian. Ngài đến để dùng chính mạng sống mình làm giá chuộc muôn người. Do đó trước cái chết, Ngài không trốn tránh, nhưng tự nguyện đi vào con đường thập giá [Lc 9,51]. Tất cả là vì yêu thương con người. Hoặc nói như Đức Bênêđictô XVI: “Đức Giêsu đón nhận cái chết tự nội tâm Người và biến nó thành một cử chỉ yêu thương. Xem bề ngoài đó là chuyện tàn bạo dữ dội – việc đóng đinh vào thập giá – nhưng bên trong là hành vi yêu thương tận hiến toàn vẹn.” [Youcat 210].

Đoạn Tin Mừng hôm nay cho thấy có mấy người Hy Lạp mộ mến muốn gặp Đức Giêsu. Thay vì gặp những người này, Đức Giêsu muốn dành giờ trò chuyện, hàn huyên với các môn đệ. Là con người, Đức Giêsu cũng sợ chết, bàng hoàng với những gì sắp diễn ra [Ga 12,27]. Ngài cần các môn đệ lúc này! Bên cạnh đó, để chúng ta có thể gặp được Đức Giêsu, để được cứu độ, chính Ngài phải chịu chết, phải được tôn vinh. Thiên Chúa sẽ giải thoát, chữa lành và đưa các tín hữu đến đời sống mới trong ân sủng nhờ Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô. Do đó cả đoạn Tin Mừng này, chúng ta nghe thấy Đức Giêsu dùng nhiều từ liên quan đến cái chết: giờ, tôn vinh, sinh hoa trái, yêu và ghét sự sống, sự sống đời đời, đi theo Đức Giêsu, xét xử thế gian, v.v.

Như vậy, vì cứu độ con người, Đức Giêsu đã tự nguyện hiến mạng sống mình. Đó là cách thế duy nhất Thiên Chúa dành cho Con Một của Người. Vì yêu mến và vâng phục, Đức Giêsu đã bước vào con đường khổ giá. Ngài cũng mời gọi các môn đệ bước theo sau. Với Đức Giêsu, chết là mở ra một chân trời vinh quang. Nơi đó, với cái chết và sự phục sinh, Đức Giêsu sẽ quy tụ dân Do Thái và dân ngoại thành cộng đoàn đông đảo những người được cứu độ. Hai từ “cứu độ” là nguyên nhân chính để Đức Giêsu chịu chết. Do vậy những ai muốn bước theo Đức Giêsu, muốn phục vụ Ngài, con đường chông gai ấy cũng chờ họ phía trước.

4. Đức Giêsu chết vì bạn và vì tôi

Nhiều người cho rằng cái chết của Đức Giêsu đã đi vào quên lãng. Đó là biến cố xảy ra cách đây 2000 năm, chẳng liên quan gì đến tôi và bạn. Nếu Đức Giêsu không sống lại, thì đúng là cái chết của Ngài chẳng liên hệ gì đến tôi. Hoặc nói như thánh Phaolô: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, chúng ta là những người khốn khổ nhất trong mọi người.” [1Cor 15,19]. Thực tế là Đức Giêsu đã phục sinh để cứu độ con người. Bạn nghĩ sao khi hôm nay: Đức Giêsu vẫn đang chọn con đường hiến mạng sống mình để cứu bạn và tôi?

Chúng ta vẫn tuyên xưng rằng: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta! Mỗi khi phạm tội, chúng ta cũng góp phần vào cái chết của Đức Giêsu trên thập giá. Là tội nhân, chúng ta cần cái chết của Đức Giêsu để chuộc hết mọi lỗi lầm cho ta. Khi nói với người trẻ, Giáo hội chia sẻ rằng: Để chúng ta, là những con cái của tội lỗi và sự chết, được cứu sống, Cha trên trời của Đấng vô tội đã “làm cho Con của Ngài thành tội nhân, vì chúng ta.” [2 Cr 5,21]. Vì yêu tôi mà Con Thiên Chúa phải chết; vì yêu bạn mà Đức Giêsu sẵn lòng chịu đóng đinh. Có lần thánh Phanxicô Assisi chia sẻ rằng: “Không phải ma quỷ đã đóng đinh Chúa Giêsu mà là chính bạn cùng với ma quỷ đã đóng đinh Người và còn đóng đinh Người bằng cách ham thích thói xấu và tội lỗi.” [Youcat 97]. Dù ý thức hay không, đây cũng là nguyên do dẫn đến cái chết của Đức Giêsu: “Khi bàn tay Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, Người đã đóng đinh cả tội lỗi ta vào thập giá nữa.” - thánh Bernard de Clairvaux.

Để kết thúc, với những lý do trên đây, hy vọng chúng ta không ngại ngùng nói về cái chết của Đức Giêsu. Nơi đó có sự sống, có tình yêu và có Thiên Đàng. Như thế chúng ta hoan hỉ với lời này của Đức Giêsu: “Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.” [Ga 12,24]


Để cứu ta khỏi chết, Thiên Chúa đã thực hiện một sứ mệnh nguy hiểm: Người đã đem vào thế giới sự chết của ta “một thứ thuốc bất tử.” [Thánh Inhaxiô Antiôkia].

Vua Hêrôđê từng có ý định giết Đức Giêsu: “Xin ông đi khỏi đây, vì vua Hêrôđê đang muốn giết ông.” [Lc 13,31]

Chẳng hạn chúng ta thường nghe: “Luật xưa dạy rằng… còn Thầy, Thầy bảo thật anh em….”[Mt 5, 21- 48]. Rõ ràng điều này nói lên tính đối kháng giữa luật Môsê và lề luật của Đấng Messia.

Video liên quan

Chủ Đề