Tại sao chó thích liếm chủ

For the best experience accessing Amazon Music we recommend using the latest version of Firefox, Chrome, Safari or Edge.

Bạn có biết tại sao đôi khi chó luôn thích liếm chân tay chủ nhân không?

Nếu bạn cũng nuôi chó và kết thân lâu ngày thì bạn cũng nên hiểu về loài chó hơn, trước hết, khứu giác của mỗi người là khác nhau, tuy chúng ta có thể không phát hiện ra nhưng loài chó có khứu giác rất nhạy. Nếu chúng thường xuyên vây quanh bạn, chúng sẽ ghi nhớ mùi của bạn bằng cách liếm tay và chân của bạn, và điểm dễ thấy nhất là nếu một con chó chạy qua liếm tay chân bạn sau khi bạn đã ăn thức ăn, nó thực sự thấy mùi đến từ tay của bạn.

Tất nhiên, khi chó liếm tay chân của bạn, chúng thực sự muốn nói với bạn rằng, chúng đang đói và muốn ăn, lúc này bạn không nên nổi nóng mà có thể cho chúng ăn một ít thức ăn dành cho chó. Nhưng đôi khi nếu chó đến liếm chân tay bạn sau khi bạn đánh và mắng thì chó chỉ muốn bày tỏ rằng bạn đã tha thứ cho nó, lúc này bạn có thể nói với nó rằng bạn không tức giận bằng cách chạm vào nó.

Điểm quan trọng nhất là sau khi làm thân với chó lâu ngày, chó liếm chân tay chủ, chính là thể hiện tình cảm của chúng đối với chủ. Tất nhiên, nếu bạn thực sự không thích một con chó liếm bạn, bạn có thể thể hiện sự từ chối khi nó liếm bạn lần đầu tiên.

Theo Công lý & xã hội

Khi chó liếm chủ hay người bất kỳ đó được coi là dấu hiệu của tình cảm và có nghĩa là chú chó cảm thấy thoải mái ở bên bạn. Tuy nhiên điều này chỉ đúng trong một số trường hợp.

Đây là lý do chó thích liếm chủ

Ý nghĩa của hành động liếm của chó có thể tùy thuộc vào cách chúng làm điều đó. Những cái hôn ướt át dài kèm theo lắc lư cơ thể và đuôi và biểu hiện của tình cảm.


Những cái hôn ướt át dài kèm theo lắc lư cơ thể và đuôi và biểu hiện của tình cảm.

Đôi khi những cái liếm nhẹ ở miệng chỉ là hành vi thân mật, giống như chó con liếm miệng của chó lớn. Nó đem lại cảm giác an toàn và thoải mái cho chó, giống như khi chó con được chó mẹ liếm. Hành động này cũng giúp chó làm quen với mùi.

Yêu cầu riêng tư

Đôi khi chó liếm bâng quơ một hai cái để nhắn nhủ nhẹ nhàng rằng chúng muốn được ở một mình. Điều này thường xảy ra khi bạn để mặt mình sát mặt chó quá khiến chúng khó chịu.

Một số chú chó vô tình học được hành vi liếm để tạo ra khoảng cách giữa mình và người. Điều này xảy ra khi chúng học được rằng chúng có thể khiến bạn lùi mặt lại khi thấy bạn làm như vậy khi chúng liếm.

Những chú chó cũng có thể liếm để thể hiện rằng mình không phải là kẻ thù, hay đôi khi chỉ đơn giản là một phản ứng vô điều kiện khi bạn đưa mặt lại gần.

Vậy làm sao để biết khi chó liếm chúng muốn nói với bạn điều gì?


Hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể và hành vi của chó để biết chúng muốn nói gì với bạn.

Cách tốt nhất là quan sát ngôn ngữ cơ thể và hành vi của chó. Nếu cơ thể chúng trông thư giãn và lắc lư, cố tiến gần tới bạn thì điều đó có nghĩa là chúng cảm thấy thoải mái. Còn nếu chúng liếm rồi lùi lại, hay cơ thể trông căng cứng thì có thể chúng đang yêu cầu một chút riêng tư.

Thèm muối hay thèm ăn

Ngoài ra, chó có thể liếm nhiều khi thèm vị mặn. Bởi con người toát mồ hôi có muối khi hoạt động, khi chó liếm bạn, chúng có thể đang thèm muối thay vì biểu hiện cảm xúc.

Cơ bản là chúng nghĩ bạn rất ngon. Ở tuổi nhỏ, các loài chó hoang dã thường liếm mặt mẹ khi chó mẹ đi săn về. Điều này cũng giống như khi chó liếm mặt bạn sau khi bạn vừa ăn xong.

Tại sao liếm nhiều có thể có hại?

Khi chó liếm người quá nhiều, tự liếm mình hay một vật bất kỳ, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn hành vi, bao gồm rối loạn nhận thức ở chó già.


Khi chó liếm người quá nhiều, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn hành vi.

Hành vi liếm liên tục có thể là dấu hiệu của chứng ám ảnh hành vi cưỡng chế và có thể bao gồm nhiều hành vi đa dạng cũng như nhiều nguyên nhân khác nhau.

Khi chó cảm thấy khó chịu, mâu thuẫn hay căng thẳng chúng có thể thể hiện các hành vi này và sau nhiều lần chúng trở thành thói quen ám ảnh cưỡng chế.

Ví dụ, nếu chó đột nhiên tự liếm mình khi chủ gọi tên, đó có thể là dấu hiệu của căng thẳng kinh niên do không rõ mình đang được gọi hay sắp bị trừng phạt. Chúng thể hiện sự lo lắng này bằng cách liếm lông, liếm môi, ngáp hay ngửi đất.

Thông thường phải sử dụng thuốc để chữa trị các rối loạn hành vi ám ảnh. Nhưng nếu bạn có thể phát hiện nguồn gốc các hành vi này sớm để giảm thiểu hay loại bỏ thì có thể chó của bạn không cần dùng thuốc.

Cập nhật: 29/07/2021 Theo Tổ Quốc

Mỗi gia đình nuôi chó đều nhận ra rõ một điều, cún nhà mình cứ thấy chủ về là mừng rỡ vẫy đuôi, thậm chí là liếm mặt, vậy liệu bạn có hiểu được thông điệp của chúng? Cùng Blogchomeo.com giải mã hành vi của chúng nhé

Tại sao chó lại liếm mặt chủ

Chó có một sở thích rất kì lạ, đó là chó nhảy chồm lên liếm lấy liếm để mặt con người. Điều này gây ra một sự khó chịu đối với cả chủ của chúng và những người khác. Nhưng theo một nghiên cứu của Viện hành vi động vật học Cambridge, tập quán này của loài chó ẩn chứa khá nhiều ý nghĩa.

Thể hiện cảm giác an toàn

Trước hết, hành động này là cách loài chó thể hiện sự thân thiện và mong muốn mang đến sự bình yên, cảm giác an toàn cho con người và cả bản thân chúng nữa. Đây cũng được cho là cách chó “cho phép” con người trở thành bạn của chúng.

Liếm là cách loài chó thể hiện sự thân thiện và mong muốn mang đến sự bình yên, cảm giác an toàn cho con người và cả bản thân chúng.

Hành vi này của loài chó có thể bắt nguồn từ trong giai đoạn sơ sinh và “dậy thì”. Vào giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, chó con có xu hướng liếm tất cả mọi thứ như một cách để thu thập thông tin về thế giới xung quanh. Việc liếm mặt người có thể cung cấp cho chúng một số thông tin như chúng ta là ai, chúng ta cảm thấy thế nào. Ngoài ra, chó con cũng thường hay liếm nhau như một cách xoa dịu và chăm sóc cho nhau.

Xem Thêm  Cho Poodle ăn gì để đẹp Mã

Sự quan tâm và chăm sóc

Chó liếm nhau như một cách thể hiện sự quan tâm và chăm sóc.

Khi chó con lớn hơn một chút và bắt đầu ăn thức ăn rắn, chúng cũng bắt đầu thói quen liếm, một hành vi giúp cho lượng thức ăn chúng vừa hấp thụ vào trào ngược trở lại. Mặc dù những đặc tính hoang dã từ thời tổ tiên không còn mạnh mẽ như trước đây nhưng triệu chứng trào ngược này vẫn còn đối với giống chó nhà ngày nay trong điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc bình thường.

Chó mẹ liếm chó con không chỉ để làm vệ sinh mà còn kích thích một số quá trình sinh lí như đi tiểu, đi ngoài và thậm chí thúc đẩy quá trình tiêu hóa. [Ảnh: Internet]

Hành vi an ủi nói chung là hành vi thực hiện các chức năng cần thiết liên quan đến sự tồn tại và sống khỏe mạnh của mỗi chú chó, để rồi về sau hình thành được phản xạ có điều kiện có ích cho cơ thể của chó ở các bộ phận khác nhau và với những kết quả khác nhau: liếm kích thích sự trào ngược, liếm như cách thể hiện sự thân thiện

Bạn không sợ bị lây bệnh qua đường miệng khi hôn, vậy thì tại sao phải sợ nụ hôn đặc biệt từ những người bạn bốn chân này chứ?

Vì vậy, nếu lần sau chú chó liếm mặt chủ, đừng né tránh hay tỏ ra khó chịu nhé. Chỉ cần nhắm mắt, ngáp và quay đầu đi. Hành động này, trong ngôn ngữ của chó, chính là bạn đã chấp nhận “yêu cầu kết bạn” của chúng rồi đấy. Cũng đừng lo lắng rằng việc liếm này sẽ lây những mầm bệnh từ chú chó sang cho bạn, vì hành động liếm của chó cũng như hành động hôn của người. Bạn không sợ bị lây bệnh qua đường miệng khi hôn, vậy thì tại sao phải sợ nụ hôn đặc biệt từ những người bạn bốn chân này chứ?

Xem Thêm  Chó bị ghẻ - Cách nhận biết nhanh nhất, chữa trị hiệu quả nhất

 Đọc xong rồi bạn có hài lòng hơn mỗi khi cún nhà mình “liếm” mình không ? 

Tại sao chó lại nhảy lên khi gặp chủ

Chó nhảy lên người bạn là vì nó muốn chào hỏi bạn. Trong thế giới của cún, khi chúng gặp đồng loại, chúng sẽ chào hỏi bằng cách chạm mũi vào nhau. Tất nhiên là mũi của bạn quá cao, bởi vậy thú cưng chỉ có thể nhảy chồm lên người bạn.

Sẽ thật phiền toái nếu bộ quần áo bạn vừa thay lại bị dây vết bẩn vì chính chú chó nhà mình. Bị Pet nhảy lên người tưởng như là một lời chào hỏi đáng yêu nhưng theo thời gian điều này có thể gây khó chịu cho chính bạn và khách đến nhà.

Nhưng đừng lo lắng vì thói quen này của thú cưng vẫn có thể bỏ được bằng cách áp dụng phương pháp huấn luyện.

Đa phần cún con đều nghĩ rằng khi mình nhảy lên người khác mình sẽ được bế lên và vuốt ve. Bởi vậy bạn hãy làm ngược lại với những gì chúng nghĩ để ngăn chặn thói quen này càng sớm càng tốt. Bạn hãy sử dụng nguyên tắc không nhìn, không chạm, không nói, không nghe với cún cưng của mình cho đến khi cún bình tĩnh lại và dần ngồi xuống. Thái độ của bạn sẽ khiến cún hiểu rằng hành vi của mình là không được chấp nhận và cún sẽ nhanh chóng chào hỏi bằng cách như bạn mong muốn.

Xem Thêm  Có nên "Đánh Răng" cho cún không?

Cún càng nhỏ càng dễ dạy bảo. Các sen hãy tranh thủ ngăn chặn kiểu chào hỏi này càng sớm càng tốt. Và khi cún đã ngoan ngoãn ngồi xuống bạn có thể khen thưởng cún bằng một cái vuốt ve hay xoa đầu.

Phương pháp huấn luyện này cần một thời gian mới có thể thành công. Bởi vậy bạn phải thật kiên trì và cần lặp lại các hành động một cách liên tục. Không chỉ bạn mà cả những người xung quanh khi tiếp xúc với Pet cũng cần tham gia vào quá trình huấn luyện. Đôi khi chỉ một ánh mắt khích lệ cũng có thể khiến Pet hiểu nhầm và quá trình huấn luyện phải bắt đầu lại từ đầu.

Cũng như bất kỳ phương pháp huấn luyện nào sự kiên trì chính là chìa khóa thành công. Huấn luyện cún bằng sự kiên trì, dịu dàng và tử tế bạn sẽ sớm được chào đón bởi một chú Pet vui vẻ với bốn chân trên sàn.

Video liên quan

Chủ Đề