Hay đau đầu là bệnh gì năm 2024

Đau đầu mệt mỏi là tình trạng phổ biến và có thể xảy ra với bất cứ người nào. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây mệt mỏi đau đầu là rất quan trọng để có cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây đau đầu mệt mỏi

Đau đầu mệt mỏi do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, các nguyên nhân dưới đây là thường gặp nhất.

Rối loạn giấc ngủ

Nếu bạn thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc thì cơ thể sẽ bị suy nhược, đau đầu và mệt mỏi. Tình trạng kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn diện cũng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Hay đau đầu là bệnh gì năm 2024

Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu mệt mỏi, suy nhược

Thiếu máu

Khi bị đau đầu mệt mỏi, bạn có thể nghĩ ngay đến tình trạng thiếu máu do cơ thể bị thiếu sắt, thiếu vitamin B1. Nghiêm trọng hơn, thiếu máu do các bệnh lý về thận, xuất huyết dạ dày, nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch,… sẽ khiến bạn bị đau đầu liên tục và ngày càng trầm trọng.

Tiếp xúc với thiết bị điện tử

Những người tiếp xúc và làm việc liên tục với các thiết bị điện tử như máy tính, laptop, điện thoại di động,… thì sẽ có nguy cơ cao bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Nguyên nhân là do ánh sáng từ màn hình của các thiết bị này tác động trực tiếp đến mắt, gây mỏi mắt, nhức đầu và uể oải.

Phụ nữ trong thai kỳ

Rất nhiều phụ nữ bị đau đầu mệt mỏi trong thai kỳ bởi lúc này, hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, những cơn ốm nghén khiến chị em chán ăn, mất ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Hay đau đầu là bệnh gì năm 2024

Đau đầu mệt mỏi thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, nhất là người bị ốm nghén

Đau đầu mệt mỏi do bệnh lý

Đau đầu mệt mỏi có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như:

  • Bệnh lý thần kinh: Người mắc các loại bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh sẽ thường xuyên gặp phải cảnh đau nhức đầu, thậm chí còn kèm theo các biểu hiện mắt mờ, nhận thức bị suy giảm.
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: Đây là bệnh tự miễn dịch gây viêm nhiễm khiến bạn bị mất nước, khô miệng, đau nhức đầu, đau nhức xương khớp,…
  • Bệnh trầm cảm: Lo âu, buồn rầu, căng thẳng, áp lực và các vấn đề về sức khỏe tinh thần khác có thể là nguyên nhân gây đau đầu mệt mỏi.
  • U não: Khi não có khối u thì cơ thể bạn sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, kèm theo đó là mắt mờ, tay chân run, tụt huyết áp, suy giảm trí nhớ,…

Hay đau đầu là bệnh gì năm 2024

Đau đầu mệt mỏi không loại trừ nguyên nhân do bệnh lý nguy hiểm

2. Cách điều trị đau đầu mệt mỏi

Đa số các trường hợp bị đau đầu mệt mỏi là không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng kéo dài và ngày càng trầm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là các biện pháp giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả.

  • Thay đổi thói quen sống bằng cách ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc và vận động mỗi ngày. Ngoài ra, bạn luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ, tránh xa áp lực và suy nghĩ tiêu cực.
  • Sử dụng các loại thuốc không kê đơn để làm giảm các cơn đau đầu như thuốc giảm đau ibuprofen, paracetamol,… Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ liều lượng sử dụng và tránh lạm dụng để không bị tác dụng phụ.
  • Điều trị dự phòng bằng cách không đến những nơi ồn ào, náo nhiệt, đông đúc; hoặc hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Nói chung, bạn cần tránh xa các yếu tố, tác nhân làm khởi phát cơn đau đầu.
  • Áp dụng các liệu pháp massage thư giãn, chườm lạnh lên trán, đặt tấm sưởi ấm ở vùng đầu bị đau,…
  • Đi thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở uy tín để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán, xác định nguyên nguyên và có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả.

Hay đau đầu là bệnh gì năm 2024

Liệu pháp massage giúp đau đầu và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

3. Cách phòng tránh đau đầu mệt mỏi

Nếu đau đau mệt mỏi không phải do bệnh lý thì bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bằng các biện pháp sau.

  • Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt, bạn cần dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để vận động, tập luyện, vừa giúp tăng cường lưu thông máu, vừa giảm căng thẳng.
  • Kiểm soát các vấn đề gây mệt mỏi, áp lực. Nếu cảm thấy xuống tinh thần, bạn có thể nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách xem phim, nghe nhạc, dạo phố, mua sắm, gặp gỡ bạn bè,…
  • Sử dụng thiết bị điện tử theo nguyên tắc 20:20, tức là cứ 20 phút sử dụng thì ngừng trong khoảng 20 giây. Đặc biệt, không nên dùng máy tính, điện thoại trước lúc đi ngủ để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia hay lạm dụng các loại thuốc giảm đau trong thời gian dài.

Hay đau đầu là bệnh gì năm 2024

Luyện tập mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau đầu hiệu quả

4. Đau đầu mệt mỏi - khi nào cần đi khám?

Như đã nói ở trên, đau đầu mệt mỏi không loại trừ do các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu các cơn đau đầu xảy ra như bên dưới thì bạn cần nhanh chóng đi khám.

  • Đau đầu xảy ra đột ngột nhưng nghiêm trọng, khiến bạn choáng váng, mất thăng bằng, đau nhức người, kèm theo cảm giác buồn nôn, sợ ánh sáng.
  • Đau đầu kéo dài và liên tục mà không thuyên giảm dù bạn đã thay đổi thói quen sinh hoạt và sử dụng thuốc giảm đau.
  • Đau đầu kèm theo khó thở, suy giảm thị lực, mất trí nhớ,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày.
  • Đau đầu không rõ nguyên nhân và không thể giải thích được, cứ lặp đi lặp lại liên tục.
  • Bản thân mắc các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường,… khi bị đau đầu mệt mỏi thường xuyên thì bạn cần đi khám “ngay và luôn”.

Chuyên khoa Thần kinh của Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ khám và điều trị hiệu quả các cơn đau đầu mệt mỏi. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa giỏi cùng sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại, đảm bảo quá trình thăm khám nhanh chóng và chính xác.

Để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ cũng như hỗ trợ đặt lịch khám trước, bạn có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 ngay từ hôm nay.

Thường xuyên đau đầu là triệu chứng của bệnh gì?

Đau đầu là một trong những triệu chứng phổ biến mà hầu hết mọi người đều trải qua ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, nhức đầu kéo dài nhiều ngày có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm não, viêm màng não, đột quỵ, khối u não hoặc tăng áp lực sọ não.

Hay bị đau đầu thì nên ăn gì?

Bị đau đầu nên ăn gì?.

Quả bơ Quả bơ là một nguồn cung cấp chất béo tốt, đặc biệt là chất béo không bão hòa đơn, giúp bảo vệ não bộ. ... .

Cá hồi. Đau đầu nên ăn gì? ... .

Khoai lang. ... .

Dưa hấu. ... .

Quả sung. ... .

Cải bó xôi. ... .

Bông cải xanh. ... .

Socola đen..

Hay bị đau đầu thì nên làm gì?

Chườm nóng hoặc chườm lạnh..

Cách trị đau đầu bằng xông lá.

Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc là cách hết đau đầu đơn giản..

Uống đủ nước..

Tắm hoặc ngâm chân trong nước nóng..

Đau đầu nên làm gì? Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử.

Cách trị đau đầu từ gừng..

Cách chữa đau đầu kéo dài bằng xoa bóp, bấm huyệt..

Hay bị đau đầu nên uống thuốc bổ gì?

Một số nghiên cứu cho biết sử dụng vitamin B2, magie, vitamin D, coenzyme Q10 và melatonin sẽ giúp giảm chứng đau đầu. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thử một số thực phẩm bổ sung thì hãy trao đổi với bác sĩ về liều lượng và tác dụng của thuốc để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.