Hay chảy máu cam là bị bệnh gì

Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, chảy máu cam là tình trạng xuất huyết ở mũi. Đôi khi do thời tiết nắng nóng hoặc do gặp phải một số triệu chứng bệnh lý đường hô hấp cũng dẫn đến tình trạng mao mạch trong mũi bị tổn thương và chảy máu.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chảy máu cam thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý, trong đó có cả ung thư:

Khối u, u xơ lành tính

Khi bị chảy máu cam thường xuyên, bạn có thể nghĩ đến việc mình mắc phải u xơ lành tính trong vòm họng hoặc vòm mũi.

Khối u lớn lên chèn vào dây thần kinh vận nhãn nên khiến mạch máu tổn thương và chảy máu. Cùng với đó là các dấu hiệu kèm theo như mờ mắt, mệt mỏi, da xanh tái...

Trong nhiều trường hợp, chảy máu cam thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý, trong đó có cả ung thư [Ảnh: Internet].

Ung thư vòm họng

Chảy máu cam thường xuyên và chảy nhiều máu cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng. Kèm theo là triệu chứng lở loét và viêm nhiễm vòm họng.

Nếu thấy tình trạng chảy máu cam xuất hiện thường xuyên kèm theo những dấu hiệu trên thì có thể là bệnh đã tiến triển đến mức độ nặng và khó chữa trị. Tốt nhất là bạn hãy đến bệnh viện ngay lập tức khi có những dấu hiệu này.

Một số bệnh lý đường hô hấp

- Khô mũi: Tình trạng khô mũi do thời tiết hoặc do viêm mũi dị ứng khiến cho các mao mạch trong mũi bị khô, căng, tổn thương và nứt vỡ chảy máu.

- Viêm mũi: Tình trạng viêm mũi xoang lâu ngày khiến cho mao mạch bị tổn thương. Nhất là khi bị sổ mũi dài ngày, xì mũi mạnh hoặc quá nhiều cũng khiến mũi bị chảy máu cam thường xuyên.

Khoang mũi bị chấn thương

Các va đập do ngã, tai nạn khiến phần khoang mũi bị chấn thương, mao mạch yếu đi nên dễ bị chảy máu mũi dài ngày. Có thể không nhiều nhưng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Hoặc chấn thương khoang mũi do bệnh lý vùng đầu, cổ. Chấn thương do áp lực chênh lệch áp suất đi máy bay, lặn biển... cũng khiến mũi bị chảy máu.

Cao huyết áp

Những bệnh nhân bị cao huyết áp thường hay bị chảy máu cam. Nguyên nhân là do huyết áp trong cơ thể tăng đột biến sẽ dẫn đến tình trạng vỡ mạch máu ở mũi và chảy máu. Nhất là với những người đang bị cao huyết áp cộng với xơ cứng động mạch thì tình trạng chảy máu cam thường xuyên hơn và số lượng máu nhiều hơn.

Người bị bệnh lý về máu

Những bệnh nhân rối loạn chức năng đông máu, rối loạn tiểu cầu, phản ứng phụ của thuốc chống đông máu... sẽ gây ra tình trạng chảy máu mũi thường xuyên.

Bên cạnh đó, tình trạng thường xuyên bị chảy máu cam cũng cảnh báo dấu hiệu một số bệnh lý khác về gan, ung thư máu hoặc bệnh thấp khớp, suy thận... Việc suy đoán nguyên nhân sẽ không thể chính xác. Do đó, cách tốt nhất là cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể khi gặp triệu chứng bất thường này.

Chảy máu mũi là cấp cứu hay gặp nhất trong chuyên ngành tai mũi họng. Tùy vào triệu chứng và tình trạng bệnh, ta sẽ có những cách xử trí khác nhau. Chảy máu mũi gồm tất cả các trường hợp chảy máu từ lỗ mũi ra ngoài hay chảy xuống họng. Chảy máu mũi là triệu chứng của 1 bệnh hay nhiều bệnh kết hợp, hay gặp nhất là chảy máu mũi do tăng huyết áp.

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHẢY MÁU MŨI

1. Toàn thân

- Bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp, dị dạng mạch máu…

- Bệnh lý về máu: Suy tủy, rối loạn chức năng đông cầm máu, suy tủy…

- Bệnh lý mạn tính: Xơ gan, suy thận

- Do dùng thuốc: Thuốc chống đông máu, dùng Corticoid kéo dài

- Nguyên nhân khác: Suy giảm miễn dịch, ngộ độc, các bệnh lý di truyền

2. Tại chỗ

- Viêm nhiễm: Viêm mũi xoang cấp, viêm mũi xoang dị ứng đợt bội nhiễm…

- Chấn thương: Ngoáy mũi, va đập, tai nạn, sau phẫu thuật mũi xoang…

- Do khối U: U mao mạch, U hốc mũi, Ung thư vòm mũi họng, ung thư sàng hàm…

- Do dị vật: Thường gặp ở trẻ em, để lâu dẫn đến viêm loét hoại tử…

- Giải phẫu bất thường: dị dạng mạch máu, phình mạch…

- Nhiễm độc: Hít phải các hóa chất độc hại như acid, kim loại nặng…

3. Chảy máu mũi vô căn: không do các nguyên nhân kể trên.

* Khi gặp chảy máu mũi thì nguyên tắc đầu tiên là phải dùng mọi biện pháp để cầm máu, sau đó mới đi tìm nguyên nhân, tránh để tình trạng chảy máu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Tại Bệnh viện TƯQĐ 108, chúng tôi có đầy đủ các trang thiết bị cũng như kinh nghiệm xử trí chảy máu từ các biện pháp cơ bản như:

- Nhét meche: gồm nhét meche mũi trước đối với những trường hợp chảy máu nhẹ và vừa

Nhét meche mũi sau với các trường hợp chảy máu nặng

- Đặt bóng kép

- Đốt cầm máu bằng Bipolar đối với các trường hợp chảy máu nhẹ và vừa và tiến hành dưới quan sát qua nội soi khi xác định được nguồn chảy máu.

Đối với các trường hợp chảy máu nặng, kéo dài và phức tạp, chúng tôi có những kỹ thuật chuyên sâu như: đốt động mạch bướm khẩu cái dưới nội soi hay can thiệt nút mạch đối với những trường hợp chảy máu nặng khó cầm. Đây là những kỹ thuật chuyên sâu không phải tuyến bệnh viện nào cũng làm được.

* CÁCH XỬ TRÍ ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN KHI CHẢY TẠI NHÀ CHƯA ĐẾN ĐƯỢC VIỆN:

1. Bệnh nhân phải ở tư thế ngồi, tuyệt đối không nằm, đầu hơi cúi ra trước, không được ngửa đầu ra sau để tránh máu chảy xuống họng, không được nuốt máu xuống dạ dày sẽ gây kích thích nôn. Dùng ngón tay ép chặt cánh mũi bên chảy từ 5 đến 10 phút.

2. Nếu sau đó vẫn chảy tiếp tục ép chặt cánh mũi 2 bên và đến ngay cơ sở y tế gần nhất [ Không được nhét bông hay các dụng cụ khác vào mũi vì các thành phần của bông hay dụng cụ khác có thể làm kích thích chảy máu thêm].

3. Quá trình di chuyển phải có người nhà đi theo để có thể xử trí các tình huống bất thường có thể xảy ra trên quá trình di chuyển đến bệnh viện cũng như quá trình điều trị tại bệnh viện.

Chảy máu cam khi nào là nguy hiểm?

Trong mọi trường hợp, nếu bị chảy máu cam nhiều lần trong ngày, liên tục nhiều ngày, khó cầm máu hoặc kèm theo chảy máu nướu răng, chảy nhiều máu do vết cắt nhỏ thì bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Tại sao lại hay bị chảy máu cam?

Chảy máu mũi, hay còn gọi là chảy máu cam, xảy ra khi các mạch máu nhỏ bên trong mũi bị vỡ do tổn thương. Tình trạng chảy máu cam được chia thành hai loại: Chảy máu mũi trước: Máu chảy từ niêm mạc mũi ra mũi trước do màng nhầy trở nên quá khô, hoặc có một tác động lực trực tiếp vào mũi.

Chảy máu cam do thiếu vitamin gì?

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi. Đây là tình trạng lớp niêm mạc mũi bị tổn thương, mạch máu bị đứt gãy, dẫn đến chảy máu bên trong mũi. Chảy máu cam thường xảy ra ở trẻ nhỏ, hầu hết các trường hợp là do thiếu chất, đặc biệt là vitamin C.

Nóng trọng người hay chảy máu cam nên uống gì?

Nước củ cải trắng: củ cải trắng 50g rửa sạch giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy nước đặc chia 3 lần uống trong ngày, trước khi uống nhỏ 3 giọt nước củ cải vào mũi bên chảy máu. Làm liền 3 ngày.

Chủ Đề