Các hiện tượng thời tiết cực đoan là gì

[TN&MT] - Các hiện tượng thời tiết cực đoan - từ nắng nóng gay gắt đến những trận mưa lớn bất thường đã gây ra nhiều biến động lớn trên thế giới trong năm nay, làm thiệt mạng hàng nghìn người và hàng triệu người khác phải di dời.

.jpg]Năm 2022 nhiều lũ lụt hơn do biến đổi khí hậu

Đáng chú ý, trong 3 tháng qua, mưa gió mùa đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở Bangladesh, trong khi những đợt nóng cao điểm phá hủy khu vực Nam Á và châu Âu. Đồng thời, hạn hán kéo dài đã đẩy hàng triệu người ở Đông Phi đến bờ vực của nạn đói. Theo các nhà khoa học, phần lớn các thảm họa này là do biến đổi khí hậu gây ra.

Hiểu biết còn hạn chế

Ngày 28/6, một nhóm các nhà khoa học khí hậu đã công bố một nghiên cứu trên Tạp chí Environmental Research: Climate, trong đó, tập trung xem xét kỹ lưỡng tác động của biến đổi khí hậu đối với những sự kiện thời tiết riêng lẻ trong hai thập kỷ qua. Nghiên cứu ghi nhận những cảnh báo về sự nóng lên toàn cầu sẽ thay đổi thế giới của chúng ta như thế nào và làm rõ những thông tin còn thiếu sót.

Nhà khoa học khí hậu Luke Harrington tại Đại học Victoria, Wellington [New Zealand], đồng tác giả nghiên cứu cho biết, đối với những đợt nắng nóng và mưa rất lớn, chúng ta ngày càng hiểu rõ về cường độ của những hiện tượng này đang thay đổi như thế nào do biến đổi khí hậu. Tuy vậy, mọi người lại ít hiểu biết hơn về việc biến đổi khí hậu ảnh hưởng thế nào đến cháy rừng và hạn hán.

Trong phần đánh giá, các nhà khoa học đã dựa trên hàng trăm nghiên cứu nhằm tính toán xem liệu biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến một sự kiện cực đoan, bằng cách sử dụng mô phỏng máy tính và quan sát thời tiết.

Hơn nữa, khoảng cách dữ liệu lớn giữa các nước thu nhập cao và các nước thu nhập trung bình, thấp khiến cho hiểu biết về những gì đang xảy ra ở những khu vực đó gặp nhiều khó khăn hơn.

Năm 2022 nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn do biến đổi khí hậu

Với sóng nhiệt, biến đổi khí hậu đang làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Theo nhà khoa học môi trường Ben Clarke tại Đại học Oxford [Anh], đồng tác giả nghiên cứu, khá nhiều đợt nắng nóng trên thế giới ngày càng dữ dội hơn và có nhiều khả năng do biến đổi khí hậu. Nếu trước đây, một đợt nắng nóng có 1/10 cơ hội xảy ra, hiện nay, khả năng này tăng lên gấp 3 lần và đạt đỉnh ở mức nhiệt độ cao hơn khoảng 1 độ C so với khi không có biến đổi khí hậu.

Tháng 6 này, những đợt nắng nóng trên khắp Bắc Bán cầu từ châu Âu đến Mỹ làm rõ tính chính xác của những vấn đề được đề cập trong bài nghiên cứu của các nhà khoa học, trong đó, có tần suất của các đợt nắng nóng tăng cao.

Tại châu Á, Nhật Bản đang trải qua đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong gần 150 năm qua. Ngày 28/6, nhiệt độ tại thủ đô Tokyo vượt mức 35 độ C trong ngày thứ 3 liên tiếp. Khoảng 76 người đã nhập viện do thời tiết cực đoan ở Tokyo. Đây là đợt nắng nóng tháng 6 tồi tệ nhất từng được ghi nhận kể từ năm 1875.

Trong khi đó, tuần trước, Trung Quốc đã trải qua trận lũ lụt trên diện rộng, sau khi hứng chịu những trận mưa lớn. Các đợt mưa lớn đang xuất hiện ngày càng phổ biến và dữ dội hơn do không khí ẩm hơn. Do đó, các đám mây bão cũng trở nên nặng hơn trước khi chúng vỡ ra thành nước và rơi xuống gây mưa. Tuy vậy, tác động không giống nhau giữa các khu vực, thậm chí có một số nơi không có đủ mưa.

Đối với hạn hán, các nhà khoa học lại gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm hiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với thiên tai này. Một số vùng đã trải qua thời gian khô hạn liên tục. Theo nghiên cứu, nhiệt độ ấm hơn ở Tây Mỹ đang làm lớp băng tuyết tan chảy nhanh hơn và gây ra tình trạng bốc hơi...

Bên cạnh nắng nóng, mưa, lũ lụt và hạn hán, cháy rừng cũng trở nên trầm trọng hơn do chính các đợt nắng nóng và điều kiện hạn hán gây ra. Đặc biệt, có những đám cháy lớn - những vụ cháy rừng với diện tích hơn 100.000 mẫu Anh.

Hồi tháng 4 vừa qua, ngọn lửa lớn đã bùng lên khắp bang New Mexico [Mỹ], sau một đám cháy nhỏ vốn có thể kiểm soát được, nhưng lại xảy ra trong điều kiện khô hạn hơn mức cho phép nên đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Các đám cháy đã thiêu rụi 341.000 mẫu Anh [tương đương khoảng 138.000 ha].

Liên quan đến biến đổi khí hậu, ngày 27/6, Anh và Tổ chức Y tế thế giới [WHO] đã thành lập Liên minh Hành động chuyển đổi về biến đổi khí hậu và sức khỏe [ATACH] nhằm giúp các quốc gia thực hiện cam kết tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc [COP26] năm 2021.

Bà Maria Neira, Giám đốc Cơ quan y tế, môi trường và biến đổi khí hậu của WHO nhấn mạnh: "Liên minh mới này nhằm duy trì động lực và thúc đẩy hành động về biến đổi khí hậu và y tế ở cấp quốc gia, ưu tiên hàng đầu việc giúp các nước thu hẹp khoảng cách giữa cam kết và thực thi”.

Ông Alvaro Silva, một chuyên gia về khí hậu của WMO cho biết, đây là điều “bình thường mới” và không có gì đáng ngạc nhiên, bởi tần suất và cường độ của nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, chẳng hạn như sóng nhiệt và lượng mưa cao bất thường, đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây.

“Nguyên nhân chính gây nên điều này là biến đổi khí hậu bắt nguồn từ khí thải nhà kính do hoạt động của con người gây ra. Chính điều này lại dẫn đến bối cảnh sự xuất hiện ngày càng tăng cùng mức độ ngày càng nghiêm trọng của các hiện tượng thời tiết cực đoan về lâu dài”, ông Silva cảnh báo.

Chuyên gia này cũng cho rằng, sự tuần hoàn của các luồng khí trong bầu khí quyển cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như sóng nhiệt xảy ra, khi không khí ấm hơn từ các vùng cận nhiệt đới lan ra các khu vực khác thông qua các luồng khí này.

Tuy nhiên, ông Silva cũng nhấn mạnh, cần có những nghiên cứu sâu hơn để hiểu đầy đủ và đưa ra lời giải thích thỏa đáng về những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra vào mùa hè này.

Trong khi đó, nắng nóng gay gắt tiếp tục được ghi nhận trên khắp thế giới trong tuần thứ ba của tháng 8, khi cảnh báo nắng nóng nghiêm trọng tiếp tục được đưa ra bởi một loạt cơ quan khí tượng quốc gia ở châu Âu, bao gồm Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Ba Lan, Croatia, Italia, Hy Lạp, Hungary, Áo và Litva.

Nền nhiệt ở châu Âu trong ngày 22/8/2023. [Nguồn: Trung tâm Dự báo thời tiết trung hạn châu Âu – ECMWF]

Trong đó, phần lớn Thụy Sĩ đang ở trong tình trạng báo động cấp ba hoặc báo động đỏ cấp cao nhất [như trường hợp của Geneva] cho đến ngày 24/8.

Nhiệt độ ở phần lớn nửa phía nam nước Pháp được dự báo sẽ ở mức trên 37 độ C trong 2 ngày 22 và 23/8, đạt mức cao nhất từ 40 đến 42 độ C ở vùng Drome.

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng trải qua nắng nóng khắc nghiệt, gây ra nguy cơ hỏa hoạn cực kỳ nghiêm trọng. Tính đến ngày 17/8, cháy rừng ở Tenerife tiếp tục ngoài tầm kiểm soát, với hơn 2.600ha diện tích rừng bị cháy.

Lính cứu hỏa nỗ lực dập tắt đám cháy rừng Tijarafe trên đảo Canary, La Palma, Tây Ban Nha, ngày 17/7/2023. [Ảnh: Reuters]

Còn tại Na Uy, nơi đang hứng chịu mưa lớn kéo dài gây lũ lụt và sạt lở đất, quốc gia này một lần nữa đặt trong tình trạng báo động đỏ cấp cao nhất liên quan mưa lớn ở miền nam đất nước.

Ở châu Phi, Morocco đã thiết lập kỷ lục mới về nhiệt độ với mức nhiệt 50,4 độ C tại Agadir vào ngày 11/8, khi nhiệt độ lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 50 độ C ở quốc gia này.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng báo cáo kỷ lục nhiệt độ mới là 49,5 độ C vào ngày 15/8, vượt qua kỷ lục trước đó là 49,1 độ C được thiết lập vào tháng 7/2021. Nhiều khu vực ở Trung Đông cũng có nền nhiệt độ trên 50 độ C.

Hồ Sawa tại thành phố Samawa, Iraq cạn khô do hạn hán, tháng 5/2022. [Ảnh: Reuters]

Ở châu Á, theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, nước này cũng vừa phải hứng chịu một đợt nắng nóng kéo dài, với nhiều kỷ lục nhiệt độ bị phá vỡ.

Tại Bắc Mỹ, mùa cháy rừng chưa từng có ở Canada vẫn tiếp tục diễn ra, với hơn 660 vụ cháy rừng đã nằm ngoài tầm kiểm soát tính đến ngày 22/8. Tổng cộng có hơn 1.000 đám cháy đang diễn ra, trong đó có 265 đám cháy ở vùng lãnh thổ tây bắc gần Vòng Bắc Cực.

Trung tâm chữa cháy rừng liên ngành Canada cho biết, tính đến nay, đã có 15,3 triệu ha rừng bị cháy, khiến đây là mùa cháy rừng tồi tệ nhất từng được ghi nhận ở Canada.

Ảnh vệ tinh vị trí các đám cháy rừng ở lãnh thổ tây bắc của Canada. [Nguồn: Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ - NOAA]

Tại Mỹ, Cơ quan Thời tiết quốc gia nước này cho biết, nắng nóng dữ dội và nguy hiểm tiếp tục bao trùm vùng đồng bằng và phần lớn miền trung và đông nam đất nước, với nhiệt độ tối đa được dự báo trên 38 độ C ở nhiều nơi.

Chạm ngưỡng tăng 1,5 độ C

Nhiều chuyên gia cho rằng, diễn biến từ những đợt nắng nóng gay gắt vừa qua cùng cháy rừng lan rộng là hệ quả của việc ngưỡng nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên tới ngưỡng giới hạn chính là 1,5 độ C so thời kỳ tiền công nghiệp, như mục tiêu được đặt ra trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.

Giới khoa học cũng đưa ra nhận định, người dân ở châu Âu, Bắc Cực, phần lớn châu Phi, Bắc Mỹ, Trung Đông, châu Á và một phần Nam Mỹ trong những năm gần đây đã phải đối mặt với nền nhiệt độ khu vực vượt quá trần 1,5 độ C, đồng thời chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các đợt nắng nóng ngày càng tàn khốc, cũng như hạn hán, lũ lụt, bão và cháy rừng do nhiệt độ trên ngưỡng 1,5 độ C gây ra.

Chuyên gia Robert Rohde, nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận Berkeley Earth của Mỹ cho biết, nhiều người đang sống ở những khu vực đã nóng lên hơn mức 1,5 độ C, và lý do chính dẫn đến điều này là đất liền ấm lên nhanh hơn đại dương.

Với nhiệt độ thay đổi tự nhiên từ ngày này sang ngày khác, khó có thể nhận thấy sự thay đổi cục bộ lâu dài ở mức 1,5 độ C. Nhưng sự gia tăng ngày càng lớn của nhiệt độ khu vực trên đất liền - nơi chỉ chiếm 30% bề mặt hành tinh - đang gây ra tình trạng thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn, và ngày càng có nhiều người phải đối mặt với tình trạng nóng lên toàn cầu ở mức từ 1,5 độ C trở lên quanh năm.

Francesco Tubiello, nhà thống kê cấp cao tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc [FAO] cho biết, gần 3 tỷ người trên thế giới đã phải đối mặt với sự nóng lên toàn cầu ở mức hơn 1,5 độ C trong năm 2022.

Đây là một con số đáng phải để tâm khi so sánh năm 2022 với nền nhiệt độ mát hơn trong giai đoạn 1951-1980, thời điểm nền nhiệt toàn cầu đã tăng thêm khoảng 0,3 độ C kể từ thời kỳ tiền công nghiệp.

Người dân giải nhiệt dưới máy phun sương trong bối cảnh nhà chức trách Mỹ phát cảnh báo nhiệt độ tăng cao ở Las Vegas, Nevada, ngày 17/7/2023. [Ảnh: Reuters]

Theo ước tính của WMO, có 66% khả năng nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ cao hơn ngưỡng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp trong ít nhất 1 năm trọn vẹn trong giai đoạn từ 2023- 2027. Trong khi đó, hiện tượng El Nino ở Thái Bình Dương đang góp phần làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu trong năm nay.

Bà Samantha Burgess, Phó Giám đốc Cơ quan Giám sát khí quyển Copernicus của Liên minh châu Âu cho biết, ngưỡng 1,5 độ C đã tới và nhiều khả năng mốc này sẽ bị vượt vào đầu những năm 2030.

Thách thức lớn mà các quốc gia đang phải đối mặt là lượng khí thải toàn cầu tiếp tục tăng lên mức cao mới, trong khi cam kết cắt giảm để duy trì nền nhiệt toàn cầu ở mức dưới 1,5 độ C của hầu hết các nước "chỉ là lời nói trên giấy... chứ không phải là những thay đổi trong chính sách", bà Burgess nhấn mạnh.

Thời tiết cực đoan do đâu?

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân sâu xa nhất gây nên các tình hình thời tiết cực đoan trên Trái đất. Những tác động của con người như phá rừng, khai thác khoáng sản, mở rộng khu dân cư,... gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính,... đều khiến nhiệt độ Trái đất tăng cao, làm ấm tầng khí quyển, nước biển dâng.

Kể tên các hiện tượng thời tiết cực đoan biểu hiện và hậu quả của nó là gì?

Ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt bao gồm [không giới hạn]: Mưa quá nhiều [mưa lớn], gây lũ lụt và sạt lở đất. Nhiệt độ cao và không có mưa [sóng nóng] gây ra hạn hán và cháy rừng. Gió mạnh, chẳng hạn như bão và lốc xoáy, gây thiệt hại cho các công trình nhân tạo và môi trường sống của động vật.

Cực đoan có nghĩa là gì?

Chủ nghĩa cực đoan là trạng thái ủng hộ một sự vật, sự việc, phe phái,… một cách thái quá dẫn tới vi phạm tiêu chuẩn đạo đức xã hội.

Thời tiết cực đoan thường xảy ra ở Gia Lai là gì?

“Giai đoạn giao mùa [từ tháng 4 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 11], tại Tây Nguyên rất dễ xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. Đặc biệt, các cơn mưa trong giai đoạn này thường xuất hiện ngắn hơn nhưng với cường độ lớn, nước không thoát kịp dễ gây ra hiện tượng lũ quét.

Chủ Đề