Hàng hóa nhập khẩu không dán tem phụ năm 2024

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh như lúa gạo, cà phê đã trở thành điểm sáng, đồng thời, nước ta cũng nhập khẩu nhiều loại hàng hóa từ nước khác như máy móc, thiết bị. Để đảm bảo tính minh bạch và cung cấp thông tin chi tiết cho người mua, các hàng hóa nhập khẩu cần được dán tem mác rõ ràng. Ngoài tem chính, còn có tem phụ hàng nhập khẩu – một phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm.

Tem phụ là loại tem được dán cố định trên hàng hóa và bao bì sản phẩm nhằm cung cấp các thông tin cần thiết về sản phẩm bằng tiếng Việt, đồng thời bổ sung nhãn nguyên gốc bằng tiến nước ngoài trước khi sản phẩm bày bán hoặc lưu thông trên thị trường.

Tem phụ mỹ phẩm

Chức năng của nhãn phụ là giúp cơ quan hải quan, công an và người tiêu dùng dễ dàng kiểm soát và phân biệt hàng hóa nhập lậu. Nhờ vào nhãn phụ, việc kiểm tra và xác nhận nguồn gốc, thành phần, hạn sử dụng và quy cách đóng gói của hàng hóa trở nên dễ dàng và minh bạch hơn.

Việc tuân thủ quy định về nhãn phụ là cực kỳ quan trọng nhằm cung cấp thông tin sản phẩm và để đảm bảo tính hợp pháp và an toàn cho người tiêu dùng. Đồng thời, nhãn phụ đóng góp vào việc ngăn chặn hàng hóa nhập lậu, giả mạo hoặc không đảm bảo chất lượng xuất hiện trên thị trường.

Hàng nhập khẩu là hàng gì?

Hàng nhập khẩu là thuật ngữ chỉ các sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài và nhập khẩu vào thị trường nội địa của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để được coi là hàng nhập khẩu, sản phẩm phải có xuất xứ từ nước ngoài, và đồng thời tuân thủ quy định pháp luật của quốc gia sản xuất. Quá trình nhập khẩu về Việt Nam cũng phải đảm bảo chất lượng và tuân thủ đúng quy định pháp luật về xuất nhập khẩu.

Tem phụ thực phẩm

Đáng lưu ý là trong một số trường hợp, mặc dù sản phẩm được sản xuất bởi người Việt Nam, sử dụng nguyên liệu và đầu tư vốn từ người Việt Nam, nhưng vẫn được coi là hàng nhập khẩu nếu quá trình sản xuất xảy ra ở nước ngoài.

Để tham gia hoạt động nhập khẩu, doanh nghiệp cần nắm rõ quy định pháp luật liên quan và đảm bảo tuân thủ mọi yêu cầu về xuất nhập khẩu để đảm bảo tính hợp pháp và chất lượng sản phẩm, đồng thời góp phần phát triển kinh tế và thị trường nội địa.

Quy định tem phụ hàng nhập khẩu cần tuân thủ

Thông tin chi tiết và chính xác trên tem phụ giúp người tiêu dùng nắm bắt đầy đủ về sản phẩm mà họ đã mua hoặc định mua, đồng thời đảm bảo tính minh bạch và an toàn trong giao dịch mua bán.

Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về tem phụ hàng nhập khẩu có quy định như sau:

Điều 7. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa…

3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định về nội dung của tem phụ hàng nhập khẩu như sau: Điều 8. Ghi nhãn phụ…

4. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.

Tem phụ hàng nhập khẩu mỹ phẩm

Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên tem phụ hàng nhập khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP: Điều 10. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa:

1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

  1. Tên hàng hóa;
  1. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  1. Xuất xứ hàng hóa;
  1. Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Theo quy định của pháp luật nhà nước Việt Nam, các sản phẩm nhập khẩu phải được trang bị tem nhãn phụ trước khi lưu thông trên thị trường. Dưới đây là các thông tin cần phải có trên tem phụ sản phẩm:

1. Tên sản phẩm: Xác định rõ tên gọi của sản phẩm.

2. Tên nước sản xuất: Chỉ ra nơi sản phẩm được sản xuất.

3. Tên cơ sở, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm pháp lý: Liệt kê đơn vị hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

4. Thành phần hóa học: Đưa ra các thành phần hóa học chính có trong sản phẩm.

5. Công dụng và cách dùng: Cung cấp thông tin về công dụng của sản phẩm và hướng dẫn sử dụng.

6. Định lượng bằng khối lượng và thể tích: Xác định trọng lượng hoặc thể tích của sản phẩm.

7. Số lô sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng: Cung cấp thông tin về số lô sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm.

8. Một số lưu ý khi sử dụng hoặc bảo quản: Các hướng dẫn, lưu ý, hoặc điều kiện cần thực hiện khi sử dụng hoặc bảo quản sản phẩm.

Tem phụ sản phẩm

Quy định về tên và địa chỉ chịu trách nhiệm trên tem phụ hàng nhập khẩu

– Tên và địa chỉ chịu trách nhiệm trên nhãn hàng hóa không được viết tắt.

– Đối với hàng hóa được sản xuất trong nước, nhãn hàng hóa phải ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân cơ sở sản xuất hàng hóa đó.

+ Nếu cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên của một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác, thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ của tổ chức đó trên nhãn, khi được các tổ chức này cho phép.

+ Trong trường hợp hàng hóa cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa phải được ghi trên nhãn hàng hóa, nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng do tổ chức, cá nhân đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa.

Tem phụ sản phẩm

– Đối với hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam, nhãn hàng hóa phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất, cũng như tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

– Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam, nhãn hàng hóa phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất kèm theo xuất xứ, và ghi tên và địa chỉ của chủ sở hữu số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế.

– Nếu hàng hóa là của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, nhãn hàng hóa phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất, cũng như tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hóa đó.

– Nếu hàng hóa được một tổ chức, cá nhân nhượng quyền về nhãn hàng hóa, ngoài việc thực hiện theo quy định ở các khoản trên, nhãn hàng hóa còn phải ghi thêm tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền.

– Trong trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai, nhãn hàng hóa phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai đó, cùng với tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai, khi được cho phép bởi các tổ chức, cá nhân này.

Tem phụ sản phẩm

Quy định về ngày sản xuất và hạn sử dụng hàng hóa

Theo Điều 14 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, các quy định về Ngày sản xuất và hạn sử dụng hàng hóa như sau:

1. Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.

2. Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.

3. Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.

4. Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.

5. “ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.

6. Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng.

7. Đối với hàng hóa được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc.

8. Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng được quy định cụ thể tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định này.

Hàng hóa có cách ghi mốc thời gian khác với quy định tại khoản 1 Điều này quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định này.

Tem phụ sản phẩm

TẠI SAO CẦN SỬ DỤNG TEM PHỤ HÀNG NHẬP KHẨU?

Tem nhãn phụ dán sản phẩm đóng vai trò quan trọng đối với cơ quan chức năng, doanh nghiệp, người tiêu dùng và việc quảng bá liên hệ mở rộng đơn vị nhập khẩu mới. Cụ thể:

1. Đối với cơ quan pháp luật nhà nước: Quy định về tem nhãn phụ cho hàng nhập khẩu giúp cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát, phân biệt hàng hóa nhập lậu với hàng hóa hợp pháp.

2. Đối với doanh nghiệp: Tem nhãn phụ là kênh thông tin quan trọng về sản phẩm giúp thúc đẩy thương hiệu doanh nghiệp, tạo sự cạnh tranh trên thị trường và tăng khả năng bán hàng. Nó cũng thể hiện chất lượng và chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

3. Đối với người tiêu dùng: Tem nhãn phụ cung cấp thông tin về sản phẩm, thương hiệu, xuất xứ rõ ràng giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm, đảm bảo tính minh bạch, an toàn và hiệu quả trong sử dụng.

4. Quảng bá liên hệ mở rộng đơn vị nhập khẩu mới: Tem nhãn phụ cho phép những người có nhu cầu trở thành đại lý dễ dàng liên hệ với nhà sản xuất và nhập khẩu thông qua thông tin trên tem như địa chỉ, số điện thoại, email, website.

5. Tuân thủ quy định về hàng hóa nhập khẩu: In tem nhãn phụ theo quy định của Nghị định số 43/NĐ-CP của Chính phủ giúp tuân thủ quy định về hàng hóa nhập khẩu của nước ta, đảm bảo Hải quan, công an và đội thị trường kiểm soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm.

Tem phụ sản phẩm

In tem phụ hàng nhập khẩu ở đâu chất lượng, uy tín?

Với cam kết đem đến chất lượng in tem nhãn decal tuyệt vời, Giayinnhiet.vn là địa chỉ tin cậy cho nhu cầu in decal, tem, nhãn theo yêu cầu của bạn. Chúng tôi sử dụng công nghệ và máy móc in hiện đại, nhập khẩu từ các thương hiệu công nghệ hàng đầu như Nhật Bản, Đài Loan,…để đảm bảo sản phẩm chất lượng cao.

Đặc biệt, công nghệ chồng màu tự động của chúng tôi cho phép in ấn tem nhãn với tới 12 màu sắc tươi sáng, tạo nên sự sắc nét và bắt mắt cho sản phẩm của bạn.

Đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp của Giayinnhiet.vn luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng suốt 24/24. Chúng tôi cam kết không chỉ đảm bảo không cung cấp hàng giả, hàng nhái hoặc hàng kém chất lượng, mà còn mang đến sự tin tưởng và an tâm tuyệt đối cho bạn.

Ngoài chất lượng, chúng tôi cũng đảm bảo giá thành cạnh tranh trên thị trường. Chúng tôi không áp đặt bất kỳ chi phí trung gian nào, đồng nghĩa với việc bạn được hưởng giá trị tốt nhất và không phải lo lắng về chi phí không cần thiết.

In tem phụ sản phẩm

Quy trình in tem phụ hàng nhập khẩu của Giayinnhiet.vn

1. Thiết kế tem: Bước đầu tiên là thiết kế tem phụ hàng nhập khẩu với các thông tin cần thiết và hình ảnh hấp dẫn.

2. Chế bản: Sau khi hoàn thành thiết kế, tiến hành chế bản để chuẩn bị in tem.

3. Dán bản: Bản chế đã được dán lên bề mặt máy in Flexo để chuẩn bị in tem.

4. In tem nhãn bằng máy in Flexo: Tiến hành in tem nhãn bằng máy in Flexo để tạo ra những tem có chất lượng tốt.

5. Bế tem theo yêu cầu: Sau khi in xong, tiến hành bế tem theo kích thước và yêu cầu cụ thể của sản phẩm.

6. Xẻ cuộn: Cắt bỏ phần tem thừa và chia cuộn tem thành từng sản phẩm riêng lẻ.

7. Kiểm tem: Tiến hành kiểm tra số lượng tem thành phẩm để đảm bảo chất lượng. Các tem có lỗi sẽ được loại bỏ và chỉ xuất phẩm đạt tiêu chuẩn.

Chủ Đề