Hầm chứa nước sinh hoạt sâu bao nhiêu m

Việc thiết kế và xây dựng hầm tự hoại theo tiêu chuẩn là một khâu rất quan trọng để đảm bảo toàn bộ quá trình vận hành của bể. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại đạt chuẩn theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10334:2014

Hầm tự hoại đang là một trong những sự lựa chọn của nhiều hộ gia đình. Để xây dựng hầm tự hoại hiệu quả, tiết kiệm được chi phí, thời gian, bạn cần phải nắm rõ những yêu cầu về kĩ thuật khi thiết kế, xây dựng. Những tiêu chuẩn thiết kế hầm tự hoại đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN sẽ giúp bạn tối ưu hóa thời gian và hiệu quả sử dụng. Hãy cùng công ty rút hầm cầu quận 11 Bảo An tìm hiểu rõ hơn về những tiêu chuẩn này nhé.

Thiết kế hầm cầu tự hoại như thế nào mới đạt tiêu chuẩn

Dưới đây là một số

tiêu chuẩn thiết kế hầm cầu tự hoại

đạt tiêu chuẩn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn.

Tổng dung tích của hầm V (m3) được tính bằng tổng dung tích ướt (dung tích hữu ích) của hầm tự hoại VƯ, cộng với dung tích phần lưu không tính từ mặt nước lên tấm đan nắp hầm Vk:

V = Vư + Vk

Dung tích ướt của hầm cầu tự hoại bao gồm 4 vùng phân biệt, tính từ dưới lên trên:

- Vùng tích luỹ bùn cặn đã phân huỷ Vt.

- Vùng chứa cặn tươi, đang tham gia quá trình phân huỷ Vb.

- Vùng tách cặn (vùng lắng) Vn.

- Vùng tích luỹ váng - chất nổi Vv.

Hầm chứa nước sinh hoạt sâu bao nhiêu m
4 vùng phân bổ theo chiều sâu lớp nước trong hầm

Tiêu chuẩn dung tích lắng

Vư = Vn + Vb + Vt + Vv

Dung tích vùng lắng - tách cặn Vn: được xác định theo loại nước thải, thời gian lưu nước tn và lượng nước thải chảy vào hầm Q, có tính đến giá trị lưu lượng tức thời của dòng nước thải.

Tiêu chuẩn thời gian lưu nước tối thiểu

Dung tích cần thiết vùng tách cặn của hầm tự hoại Vn (m3) bằng:

Vn = Q.tn = N.qo.tn /1000

Trong đó:

- N - số người sử dụng hầm, người;

- qo - tiêu chuẩn thải nước, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và mức độ trang thiết bị vệ sinh của ngôi nhà. Có thể sơ bộ lấy qo cho hầm tự hoại chỉ tiếp nhận nước đen là 30 - 60 l/người.ngày, hỗn hợp nước đen và nước xám là 100 - 150 l/người.ngày.

Dung tích vùng phân huỷ cặn tươi Vb (m3)

Vb = 0,5.N.tb/1000

Tiêu chuẩn vùng lưu giữ bùn đã phân hủy Vt(m3)

Sau khi cặn phân huỷ, phần còn lại lắng xuống dưới đáy hầm và tích tụ ở đó làm thành lớp bùn. Dung tích bùn này phụ thuộc tải lượng đầu vào của nước thải, theo số người sử dụng, thành phần và tính chất của nước thải, nhiệt độ và thời gian lưu, được tính như sau:

Vt = r.N.T/1000

Với: r - lượng cặn đã phân huỷ tích luỹ của 1 người trong 1 năm.

- Với hầm tự hoại xử lý nước đen và nước xám: r = 40 l/(người.năm).

- Hầm tự hoại chỉ xử lý nước đen từ khu vệ sinh: r = 30 l/(người.năm).

- T - khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn, năm.

Tiêu chuẩn dung tích phần váng nối Vv

Dung tích phần váng nổi Vv thường được lấy bằng (0,4 - 0,5)Vt hay có thể lấy sơ bộ với chiều cao lớp váng bằng 0,2 - 0,3 m. Trong trường hợp hầm tự hoại tiếp nhận nước thải từ nhà bếp, nhà ăn, cần tăng dung tích vùng chứa bùn cặn và váng lên thêm 50%.

Dung tích phần lưu không trên mặt nước

Dung tích phần lưu không trên mặt nước của hầm tự hoại Vk được lấy bằng 20% dung tích ướt, hoặc theo cấu tạo hầm, với chiều cao phần lưu không (tính từ mặt nước đến nắp hầm) không nhỏ hơn 0,2 m. Phần lưu không giữa các ngăn của hầm tự hoại phải được thông với nhau và có ống thông hơi.

Tiêu chuẩn kích thước hầm tự hoại

Kích thước hầm tự hoại

nêu trong bảng là kích thước hữu ích tối thiểu, không kể tường và vách ngăn, được tính với tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt 150 lít/người.ngày, nhiệt độ trung bình của nước thải là 20oC, chu kỳ hút cặn 3 năm/lần.

Hầm chứa nước sinh hoạt sâu bao nhiêu m

Kích thước tối thiểu của hầm tự hoại xử lý nước đen

Kích thước hầm tự hoại nêu trong bảng là kích thước hữu ích tối thiểu, không kể tường và vách ngăn, được tính với lượng nước đen từ khu vệ sinh chảy vào hầm tự hoại 60 lít/người.ngày, nhiệt độ trung bình của nước thải là 20 độ C, chu kỳ hút cặn 3 năm/lần.

Kết quả tính toán cũng cho ta thấy rằng dung tích hầm không tăng đáng kể khi dẫn cả nước xám vào hầm tự hoại, nhất là khi số người sử dụng tăng. Điều này càng cho thấy sự cần thiết và cái lợi của việc xử lý cả nước đen và nước xám trong hầm tự hoại, thay vì cho xử lý chỉ nước đen từ nhà vệ sinh như hiện nay.

Để tránh lớp váng nổi trên mặt nước, phải bố trí tấm chắn hướng dòng hay tê dẫn nước vào, ra ngập dưới mặt nước không ít hơn 0,4 m (đảm bảo cách mặt dưới lớp váng cặn không dưới 0,15 m). Đồng thời, để tránh sục cặn, bùn từ đáy hầm, miệng tê dẫn nước vào và ra phải cách lớp bùn cao nhất không dưới 0,3 m. Đầu trên của Tê cao hơn mặt nước không ít hơn 0,15 m. Không dẫn nước vào hầm qua ống đứng thoát nước để tránh xáo trộn và sục bùn, cặn trong hầm. Cốt đáy ống vào cao hơn đáy ống ra ít nhất 0,05 m. Để đảm bảo chế độ tự chảy và tránh ngập cục bộ, đáy ống ra phải cao hơn mực nước cao nhất trong cống tiếp nhận nước thải sau hầm tự hoại và mực nước ngầm cao nhất. Các ống dẫn nước vào, ra và giữa các ngăn phải được đặt so le nhau để quãng đường nước chảy trong hầm dài nhất, tránh hiện tượng chảy tắt. Trên các vách ngăn trong hầm có cửa thông nước hoặc cút dẫn nước. Khoảng cách mép trên cửa thông nước đến mặt nước không dưới 0,3 m để tránh váng cặn tràn sang ngăn sau.

\>> Xem thêm: Nên gọi xe hút hầm cầu công suất cao hay công suất thấp

Tiêu chuẩn dung tích ướt tối thiểu

Dung tích ướt tối thiểu của

hầm tự hoại

xử lý nước đen và nước xám lấy bằng 3m3. Dung tích tối thiểu hầm tự hoại xử lý nước đen lấy bằng 1,5 m3. Trên thực tế, khi có điều kiện về diện tích và kinh phí, người ta thường xây dựng hầm tự hoại có kích thước lớn hơn kích thước tối thiểu, để tăng độ an toàn khi sử dụng và kéo dài chu kỳ hút bùn. Nghiên cứu của Harada trên 750 hầm tự hoại ở nội thành Hà Nội (2006) cho thấy dung tích trung bình của các hầm tự hoại hộ gia đình ở khu vực nội thành Hà Nội (chủ yếu chỉ tiếp nhận nước đen) bằng 5,4m3.

Hầm chứa nước sinh hoạt sâu bao nhiêu m
Thời gian cần thiết để phân huỷ cặn theo nhiệt độ

Tiêu chuẩn chiều sâu tối thiểu của lớp nước

Chiều sâu tối thiểu của lớp nước trong hầm tự hoại Hư , tính từ đáy hầm đến mặt nước, để đảm bảo quá trình tách cặn diễn ra và tránh được sự xáo trộn nước thải với bùn, cặn lắng và váng nổi, là 1,2 m. Chiều sâu ngăn chứa có thể lớn hơn ngăn lắng. Để thuận tiện cho việc thi công xây dựng và quản lý, chiều rộng hay đường kính hầm không được dưới 0,7 m. Để tránh hiện tượng chảy tắt trong hầm và tiện cho việc xây dựng, hầm thường có dạng hình chữ nhật trên mặt bằng với tỷ lệ dài: rộng = 3 : 1, với độ sâu từ 1,2 - 2,5m.

Tiêu chuẩn ống thông hơi

Hầm cầu phải có ống thông hơi, đường kính không dưới 60mm, dẫn lên cao trên mái nhà ít nhất 0,7 m để tránh mùi, khí độc hại. Trên đây là toàn bộ những thông tin về tiêu chuẩn thiết kế hầm tự hoại đạt chuẩn theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10334:2014.

Hi vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho quý khách hàng về tiêu chuẩn thiết kế hầm cầu tự hoại cho gia đình bạn. Ngoài ra, quý khách hàng nào có nhu cầu tiến hành hút hầm cầu quận 11 có thể truy cập website: ruthamcauquan11.net để tìm hiểu chi tiết về dịch vụ của chúng tôi nhé.

Hãy giữ mã giảm giá này khi sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi quý khách đưa mã giảm giá này cho nhân viên sẽ được giảm giá