Giải bài tập tin lớp 10

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Tin học Bài 16: Định dạng văn bản lớp 10 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Tin học.

Soạn SGK Tin Học lớp 10 Bài 16: Định dạng văn bản

Giải bài tập Tin học 10 Bài 16

Bài 1 trang 114 Tin học 10: Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào?

Lời giải:

- Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản theo những thuộc tính văn bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp người đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản.

- Các lệnh định dạng được phân thành ba loại: định dạng kí tự, định dạ đoạn văn bản và đinh dạng trang.

Bài 2 trang 114 Tin học 10: Hãy kể những khả năng định dạng kí tự.

Lời giải:

Các thuộc tính định dạng kí tự cơ bản bao gồm phông chữ, kiểu chữ, cỡ chứ, màu sắc,… Ta có thể định dang kí tự để có văn bản mang tính thẩm mĩ cao và thống nhất chung.

Bài 3 trang 114 Tin học 10: Hãy kể những khả năng định dạng đoạn văn bản. Về nguyên tắc, có thể xóa một đoạn văn mà không cần chọn đoạn văn bản đó được không?

Lời giải:

- Trong các thuộc tính định dạng đoạn văn, chúng ta sẽ xét các thuộc tính căn bản như căn lề, vị trí lề đoạn văn [so với lề trang], khoảng cách đến đoạn văn trước hoặc sau, định dạng đầu tiên, khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.

- Có thể xóa một đoạn văn mà không cần chọn đoạn văn bản đó được. Chúng ta có thể dùng đặt con trỏ vào cuối đoạn văn muốn xóa và dùng phím Delete để xóa từng kí tự. Tuy nhiên rất lâu và tốn thời gian nếu đoạn văn dài.

Bài 4 trang 114 Tin học 10: Hãy phân biệt lề trang văn bản và lề đoạn văn bản.

Lời giải:

- Lề trang văn bản áp dụng cho toàn bộ trang

- Lề đoạn văn bản áp dụng cho từng đoạn văn bản và được tính tương đối với lề trang.

Bài 5 trang 114 Tin học 10: Trong bài thực hành 7, những chức năng định dạng văn bản nào đã được áp dụng?

Lời giải:

- Định dạng kí tự: chữ đậm, chữ nghiêng, kiểu chữ, cỡ chữ, loại chữ

- Định dạng đoạn văn bản: căn giữa, căn đều hai bên, khoảng cách thụt vào bên trái, khoảng cách thụt vào bên phải, khoảng cách giữa các đoạn, khoảng cách giữa các dòng trong đoạn…

Lý thuyết Tin học 10 Bài 16

• Khái niệm

Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp người đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản.

1. Định dạng kí tự

• Các bước định dạng kí tự:

   - B1: Chọn phần văn bản muốn định dạng

   - B2: Định dạng phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ.

• 2 cách định dạng các thuộc tính:

   - Cách 1: chọn Format → Font để mở hộp thoại Font

 - Cách 2: sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ

2. Định dạng đoạn văn bản

• Các bước định dạng đoạn văn bản:

   - B1: xác định đoạn văn bản cần định dạng

   - B2: thực hiện định dạng

• Các cách xác định đoạn văn cần định dạng

   - Cách 1: Đặt con trỏ văn bản vào trong đoạn văn bản;

   - Cách 2: Đánh dấu một phần đoạn văn bản;

   - Cách 3: Đánh dấu toàn bộ đoạn văn bản.

• Các cách thực hiện định dạng

   - Cách 1: Sử dụng lệnh Format → Paragraph để mở hộp thoại Paragraph

   - Cách 2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ

   - Cách 3: dùng thước ngang để điều chỉnh một số thuộc tính lề của đoạn văn.

3. Định dạng trang

- Là việc xác định 2 thuộc tính:

   + Kích thước các lề

   + Kích thước giấy

- Thưc hiện: chọn File → Page Setup để mở hộp thoại Page Setup

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Tin học Bài 16: Định dạng văn bản SGK lớp 10 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Với giải sách bài tập Tin học lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết đầy đủ chương trình sách mới sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách SBT Tin học 10.

  • Chủ đề A: Máy tính và xã hội tri thức
  • Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin
  • Bài 2: Sự ưu việt của máy tính và những thành tựu của tin học
  • Bài 3: Thực hành sử dụng thiết bị số
  • Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội
  • Chủ đề B: Mạng máy tính và internet
  • Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống
  • Bài 2: Điện toán đám mây và internet vạn vật
  • Bài 3: Thực hành một số ứng dụng của mạng máy tính
  • Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số
  • Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số
  • Bài 2: Thực hành vận dụng một số điều luật về chia sẻ thông tin trong môi trường số
  • Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
  • Bài 1: Làm quen với ngôn ngữ lập trình bậc cao
  • Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học
  • Bài 3: Thực hành làm quen và khám phá python
  • Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào - ra đơn giản
  • Bài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản
  • Bài 6,7: Câu lệnh rẽ nhánh - Thực hành câu lệnh rẽ nhánh
  • Bài 8, 9: Câu lệnh lặp thực hành câu lệnh lặp
  • Bài 10, 11: Chương trình con và thư viện chương trình con có sẵn - Thực hành lập trình với hàm và thư viện
  • Bài 12, 13: Kiểu dữ liệu xâu kí tự - xử lí xâu kí tự - Thực hành dữ liệu kiểu xâu
  • Bài 14, 15: Kiểu dữ liệu danh sách - xử lí danh sách - Thực hành với kiểu dữ liệu danh sách
  • Bài 16: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
  • Bài 17, 18: Thực hành lập trình giải bài toán trên máy tính
  • Chủ đề G: Hướng nghiệp với tin học
  • Bài 1, 2: Nhóm nghề thiết kế và lập trình - Dự án nhỏ: Tìm hiểu về nghề lập trình web, lập trình trò chơi và lập trình cho thiết bị di động
  • Chủ đề ACS: Máy tính và xã hội tri thức
  • Bài 1: Hệ nhị phân và ứng dụng - Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân
  • Bài 3: Số hóa văn bản
  • Bài 4: Số hoá hình ảnh và số hoá âm thanh
  • Chủ đề EICT: Ứng dụng tin học
  • Bài 1: Tạo văn bản, tô màu và ghép ảnh
  • Bài 2: Một số kĩ thuật thiết kế sử dụng vùng chọn, đường dẫn và các lớp ảnh
  • Bài 3: Tách ảnh và thiết kế đồ hoạ với kênh alpha
  • Bài 4: Thực hành tổng hợp

Giải bài tập tin học lớp 10 đầy đủ kiến thức và bài tập thực hành tin học 10 giúp để học tốt môn tin 10


Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của tin học

  • Bài 1: Tin học là một ngành khoa học
  • Bài 2: Thông tin và dữ liệu
  • Bài tập và thực hành 1: Làm quen với thông tin và mã hóa thông tin
  • Bài 3: Giới thiệu về máy tính
  • Bài tập và thực hành 2: Làm quen với máy tính
  • Bài 4: Bài toán và thuật toán
  • Bài 5: Ngôn ngữ lập trình
  • Bài 6: Giải bài toán trên máy tính
  • Bài 7: Phần mềm máy tính
  • Bài 8: Những ứng dụng của tin học
  • Bài 9: Tin học và xã hội

Chương 2: Hệ điều hành

  • Bài 10: Khái niệm về hệ điều hành
  • Bài 11: Tệp và quản lí tệp
  • Bài 12: Giao tiếp với hệ điều hành
  • Bài tập và thực hành 3: Làm quen với hệ điều hành
  • Bài tập và thực hành 4: Giao tiếp với hệ điều hành Windows
  • Bài tập và thực hành 5: Thao tác với tệp và thư mục
  • Bài 13: Một số hệ điều hành thông dụng

Chương 3: Soạn thảo văn bản

  • Bài 14: Một số khái niệm cơ bản
  • Bài 15: Làm quen với Microsoft Word
  • Bài tập và thực hành 6: Làm quen với Word
  • Bài 16: Định dạng văn bản
  • Bài tập và thực hành 7: Định dạng đoạn văn bản
  • Bài 17: Một số chức năng khác
  • Bài 18: Các công cụ trợ giúp soạn thảo
  • Bài tập và thực hành 8: Sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo
  • Bài 19: Tạo và làm việc với bảng
  • Bài tập và thực hành 9: Bài tập và thực hành tổng hợp

Chương 4: Mạng máy tính và Internet

  • Bài 20: Mạng máy tính
  • Bài 21: Mạng máy tính toàn cầu Internet
  • Bài 22: Một số dịch vụ cơ bản của Internet
  • Bài tập và thực hành 10: Sử dụng trình duyệt Internet Explorer
  • Bài tập và thực hành 11: Thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin

Video liên quan

Chủ Đề