Tiêm vaccine covid bao lâu thì bị sốt

Nhiều người quan niệm nếu không sốt sau tiêm vaccine COVID-19 nghĩa là vaccine mình đã tiêm không mang lại hiệu quả, điều này thực hư thế nào?

Sốt hay không sốt sau tiêm vaccine không phản ánh hiệu lực của vaccine COVID-19.

Sau khi tiêm vaccine COVID-19, nhiều người gặp phải các phản ứng phụ bao gồm đau cánh tay, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và sốt… Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang đáp ứng với vaccine. 

Nhưng cũng có người không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào cũng như không bị sốt sau tiêm vaccine. Vậy, có phải với những người này vaccine không hoạt động hiệu quả?

Sốt sau tiêm vaccine COVID-19 tại sao người có, người không?

Trao đổi với Báo Sức khỏe & Đời sống, Ts.Ds. Tạ Thanh Sơn [tốt nghiệp tiến sĩ tại Viện công nghệ Dược sinh học, Đại học Marburg, CHLB Đức] cho biết: Mặc dù có những công nghệ vaccine mới xuất hiện, nhưng tất cả các loại vaccine đều phục vụ cùng một mục đích là làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể quen với mầm bệnh đó để hệ thống miễn dịch có thể xây dựng khả năng phòng thủ và giữ cho bạn khỏe mạnh.

Khi một mầm bệnh xâm nhiễm vào cơ thể, hệ thống phòng thủ của cơ thể chúng ta, được gọi là hệ thống miễn dịch được kích hoạt khiến mầm bệnh bị tấn công và tiêu diệt. Khi chúng ta tiêm vaccine là chúng ta đang tạo miễn dịch thích ứng để lần sau gặp lại tác nhân xâm nhập tương tự thì cơ thể sẽ đáp ứng lại nhanh và đủ mạnh để tiêu diệt chúng. 

Miễn dịch bẩm sinh phản ứng nhanh tức thì khi phát hiện ra các tác nhân lạ, nhưng tính đặc hiệu không cao, còn miễn dịch tập nhiễm cần thời gian để hình thành kể từ lần gặp đầu tiên.

Mục tiêu của bất kỳ loại vaccine nào là đạt được khả năng miễn dịch lâu dài bằng cách kích hoạt phản ứng miễn dịch thích ứng. Miễn dịch thích ứng được kích hoạt với sự hỗ trợ của các thành phần miễn dịch bẩm sinh và dẫn đến việc tạo ra các tế bào T và kháng thể, bảo vệ chống lại sự lây nhiễm khi tiếp xúc với virus sau này.

Phản ứng sau tiêm nên được hiểu là sự thể hiện đặc tính hệ miễn dịch của mỗi cá nhân và đặc tính của vaccine chứ không phải là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của vaccine. - Ts. Ds. Tạ Thanh Sơn

Không giống như các phản ứng miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch thích ứng sẽ không khởi phát quá trình viêm. Hầu hết mọi người trải qua phản ứng viêm này bởi cả hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích ứng đều bị phóng đại và biểu hiện như một tác dụng phụ. 

Do vậy có sốt hay không sốt sau tiêm vaccine, cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của vaccine.

Ở một số người, mặc dù hoạt động bình thường, nhưng phản ứng không ở mức độ có thể gây ra các tác dụng phụ đáng chú ý. Nhưng dù bằng cách nào, khả năng miễn dịch chống lại virus cũng được thiết lập.

 Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng sau tiêm vaccine

Cũng theo Ts.Ds.Tạ Thanh Sơn, các phản ứng khác nhau với vaccine có thể do một số yếu tố như sức khỏe, tuổi tác, giới tính, khả năng miễn dịch sẵn có, di truyền, dinh dưỡng, môi trường, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị như thuốc chống viêm…

Phản ứng của hệ thống miễn dịch có xu hướng suy yếu dần theo tuổi tác. Đây là một lý do tại sao những người trẻ tuổi báo cáo các tác dụng phụ thường xuyên hơn những người lớn tuổi.

Phụ nữ cũng thường xuất hiện phản ứng phụ sau tiêm nhiều hơn nam giới là do hormone testosterone được biết là có hiệu quả làm giảm các phản ứng viêm thường cao hơn ở nam giới. Bệnh nhân đang phải dùng thuốc ức chế miễn dịch cũng thường ít khi gặp tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine do các cơ chế viêm đang bị kìm hãm.

Vì vậy, việc sau tiêm vaccine, một số người có thể có một hoặc vài trong số các dấu hiệu thường gặp như sốt sau tiêm vaccine, ớn lạnh, khó chịu, mệt mỏi, đau/sưng/đỏ tại chỗ tiêm… là hiện tượng bình thường, không nên quá lo lắng. Ngược lại với những người, nếu không có phản ứng gì, thì cũng không vì thế, mà băn khoăn, nghi ngờ về tác dụng của vaccine.

Những lợi ích to lớn của việc tiêm vaccine phòng COVID-19 là không thể bàn cãi. Tiêm vaccine có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tỉ lệ tử vong và giảm tỉ lệ lây lan dịch bệnh, là biện pháp hiệu quả để phòng chống dịch COVID-19.

//suckhoedoisong.vn/tiem-vaccine-covid-19-xong-khong-sot-co-phai-khong-hieu-qua-169210905171415536.htm

Bích Thủy [Nguồn: suckhoedoisong.vn]

Cập nhật: 12:49 - 20/04/2022 | Lần xem: 42658

Hỏi và đáp về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

1.Vì sao cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi?

Theo thống kê, trẻ em dưới 18 tuổi có ít nguy cơ tử vong do COVID-19 và nếu mắc bệnh thì bệnh cũng thường nhẹ hơn so với các nhóm tuổi khác. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp trẻ mắc COVID-19 tiến triển nguy kịch, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, mặc dù chúng ta đang kiểm soát được tình hình dịch bệnh nhưng việc xuất hiện liên tục các biến thể mới vẫn có khả năng xảy ra. Do đó, để bảo vệ trẻ thì vắc xin chính là chìa khóa hiệu quả.

2. Vắc xin phòng COVID-19 nào được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi?

Có 2 loại vắc xin phòng COVID-19 được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là Pfizer và Moderna. Cả 2 loại vắc xin đều được dùng tiêm bắp và có liều lượng nhỏ hơn so với người lớn. Khoảng cách giữa 2 liều cơ bản tối thiểu 3 - 4 tuần theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

3. Vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có an toàn không? Các phản ứng sau tiêm trẻ có thể gặp?

Vắc xin phòng COVID-19 đã được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ [FDA], Bộ Y tế cấp phép và được sử dụng ở nhiều quốc gia. Vắc xin được đánh giá là an toàn cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Trẻ có thể gặp một số phản ứng sau tiêm như: sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, … và rất hiếm gặp các phản ứng nặng như: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

4.Vắc xin phòng COVID-19 được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi khác gì so với vắc xin phòng COVID-19 được tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên?

Vắc xin Pfizer Comirnaty sử dụng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi có hàm lượng là 10mcg bằng 1/3 hàm lượng so với liều vắc xin sử dụng của người từ 12 tuổi trở lên.

Vắc xin Moderna sử dụng cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi có hàm lượng 50mcg bằng 1/2 liều cơ bản sử dụng cho người lớn.

Lưu ý: KHÔNG sử dụng vắc xin của người lớn để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

5.Trẻ có thể tiêm 2 mũi với 2 loại vắc xin khác nhau được không?

Không. Chỉ được sử dụng một loại vắc xin phòng COVID-19 để tiêm đủ 2 mũi cho cùng 1 trẻ

6.Vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có những chống chỉ định nào?

Chống chỉ định khi trẻ có tiền sử rõ ràng về phản ứng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin. Ngoài ra, còn có các chống chỉ định khác theo công bố của nhà sản xuất.

7.Khi nào trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi phải trì hoãn việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 và thời gian trì hoãn là bao lâu?

Trẻ được trì hoãn tiêm khi: [1] Có bằng chứng mắc COVID-19. Trường hợp này trì hoãn 3 tháng kể từ ngày khởi phát; [2] Có hội chứng viêm đa cơ quan [MIS-C], trẻ sẽ hoãn đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn; [3] Trẻ đang có bệnh cấp tính, hoặc mạn tính tiến triển hay có các vấn đề khác cần trì hoãn. Tình trạng này sẽ trì hoãn đến khi sức khỏe của trẻ ổn định.

8. Những trường hợp nào cần thận trọng khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ?

Những trường hợp trẻ sẽ được khám sàng lọc kỹ và thận trọng bao gồm: Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi [ví dụ tâm lý đám đông, hội chứng áo choàng trắng…]

9. Những trường hợp nào trẻ sẽ được khám sàng lọc và tiêm tại bệnh viện?

Những trường hợp trẻ sẽ được chuyển tiêm tại bệnh viện bao gồm: Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính; Nghe tim, phổi bất thường; Phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào.

10. Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, trẻ cần được theo dõi trong bao lâu và theo dõi những gì?

Trẻ cần được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút và tiếp tục theo dõi trẻ 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu. Các dấu hiệu bất thường cần theo dõi: Phát ban, kích thích, mệt lả, khó thở, tím tái, co giật, rối loạn tiêu hóa, vã mồ hôi, …

11. Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ có các dấu hiệu: Kích thích vật vã, lừ đừ, bỏ bữa, quấy khóc dai dẳng, đau ngực, trống ngực, mệt lả, vã mồ hôi, khó thở [khi hoạt động bình thường, khi nằm], sốt cao khó hạ nhiệt độ [hoặc kéo dài hơn 24h], vân tím trên da, phát ban tiến triển nhanh trong vòng vài giờ.

Tải file PDF tại đây

Thiết kế: Minh Hà

Thủy Tiên, Bá Trình – HCDC [tổng hợp]

Chủ Đề