Tư thế semi fowler là gì

Trong y học, tư thế Fowler là tư thế tiêu chuẩn để chăm sóc bệnh nhân, trong đó bệnh nhân nằm ở tư thể nửa nằm nửa ngồi và chân duỗi thẳng hoặc gập lại.Tư thế này được đặt tên theo George Ryerson Fowler, người đã xem nó như là một cách để giảm tỷ lệ tử vong của bệnh viêm phúc mạc. Ông cho rằng tư thế này có thể làm giảm sự tích tụ mủ dưới cơ hoành dẫn đến nhiễm trùng huyết toàn thân và sốc nhiễm trùng.

Bạn đang xem: Fowler la gi | Tư thế Fowler và ứng dụng trong gối chống trào ngược

Nhìn chung, tư thế Fowler có thể giúp thúc đẩy sự trao đổi oxy thông qua việc mở rộng lồng ngực và hay được dùng ở những bệnh nhân có suy hô hấp. Tư thế Fowler tạo điều kiện để giảm sự căng cơ bụng, giúp người bệnh dễ thở hơn. Tư thế Fowler còn làm tăng sự thoải mái trong khi ăn và các hoạt động chăm sóc khác.

Tùy vào đối tượng và mục đích sử dụng, người ta có thể sử dụng các góc nghiêng khác nhau. Theo góc nghiêng, tư thế Fowler được chia ra làm 3 loại là: tư thế Fowler thấp [low Fowler] có góc nghiêng từ 0 đến 30 độ, tư thế bán Fowler [semi- Fowler] có góc nghiêng từ 30 đến 60 độ và tư thế Fowler cao [high Fowler] có góc nghiêng là 60 đến 90 độ.

  • Tư thế Fowler cao
  • Tư thế bán Fowler
  • Tư thế Fowler thấp
  • Câu hỏi thường gặp

Tư thế Fowler cao từ 60 -90 độ hay được sử dụng cho bệnh nhân được yêu cầu nằm càng cao càng tốt, gần như gọi là ngồi luôn. Tư thế này hay được dùng cho bệnh nhân phẫu thuật cắt phổi, khi cho ăn, cần phải chụp một loại tia X ở đầu giường, giúp bệnh nhân thoát dịch sau phẫu thuật bụng.

Tư thế bán Fowler

Đây là tư thế hay được sử dụng nhất trong bệnh viện, người bệnh nằm ở một góc nghiêng từ 30-60 độ, thực tế là góc nghiêng 30 độ hay được dùng nhiều nhất. Ví trí này rất hữu ích để thúc đẩy phổi mở rộng hơn, do trọng lực kéo cơ hoành xuống dưới, cho phép bệnh nhân hít thở tốt hơn. Tư thế nằm góc nghiêng 30 hoặc 45 độ cũng được khuyến cáo mạnh mẽ ở bệnh nhân phải thở máy hoặc cho ăn bằng đường xông vì làm giảm nguy cơ mắc viêm phổi hít.

    Xem thêm:

  • Thực phẩm chức năng Viên uống GNC vitamin C 1000mg 100 viên tăng đề kháng
  • Nasal là gì? Tìm hiểu về nasal và giọng mũi
  • Cosmetic Là Gì? Phân Loại Và Nguồn Gốc Lịch Sử
  • Thương hiệu Balo Quechua đến từ nước nào? Chất lượng có thật sự tốt không?
  • Hàng tạp phẩm nghĩa là gì

Trong khi sinh con, tư thế bán Fowler được khuyến khích sử dụng thay vì nằm phẳng vì nó thường thoải mái hơn cho người mẹ, giảm nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau và nhu cầu mổ can thiệp lấy thai. Tư thế này cũng được chỉ định khi đánh giá các tĩnh mạch cổ.

Tư thế bán Fowler là tư thế được sử dụng nhiều nhất

Tư thế Fowler thấp

Có góc nghiêng < 30 độ, tư thế này được sử dụng phổ biến ở nhà và trong các trại dưỡng lão hơn là ở viện. Góc nghiêng từ 15 độ trở lên là hữu ích trong việc giảm khó thở ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy tim. Tư thế Fowler thấp được áp dụng phổ biến nhất trong gối chống trào ngược dạ dày thực quản: dùng để chống trào ngược về đêm và bệnh trào ngược họng thanh quản.

Góc nghiêng từ 10 độ trở lên sẽ khiến acid từ dạ dày khó trào lên thực quản hơn và có trào cũng nhanh chóng rút trở lại dạ dày chứ không bị đọng lại thực quản hoặc hầu họng như khi nằm phẳng. Ngoài giúp dễ thở và ngăn trào ngược, tư thế Fowler thấp cũng có hiệu quả làm giảm ngáy, giảm số đợt tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ, hạn chế sự tiến triển của bệnh tăng nhãn áp và giảm sự tích tụ của dịch trong xoang gây khó thở mũi.

    Nên xem:

  • Cool Down là gì và cấu trúc cụm từ Cool Down trong câu Tiếng Anh
  • HTML5 là gì? Bước tiến vượt trội của thiết kế web khi sử dụng HTML5
  • CÁC TỪ VIẾT TẮT JSC, PLC, INC VÀ CO. LTD LÀ GÌ?
  • Brand Name là gì? Brand name và tên thương hiệu có khác nhau không?
  • [Hé màn] Internal audit là gì – Việc làm liên quan tới kiểm toán
Tư thế Fowler thấp – áp dụng trong gối chống trào ngược dạ dày

Tư thế Fowler thấp được sử dụng phổ biến ở nhà hơn vì góc nghiêng thấp đem lại sự thoải mái, dễ ngủ hơn khi nằm và không bị loét áp lực ở vùng thắt lưng khi nằm lâu, đây là điều hay gặp trong các tư thế Fowler cao hơn.

Tài liệu tham khảo: Tư thế Fowler

Câu hỏi thường gặp

Bạn đang đọc bài viết từ chuyên mục Tổng hợp tại website //tungchinguyen.com.

Source: //goinemhisleep.com/goi-chong-trao-nguoc/tu-the-fowler

CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU

1.    ĐẠI CƯƠNG CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU

Trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân, có một số bệnh đòi hỏi có một tư thế nằm đặc biệt. Mỗi tư thế nằm có những chỉ định rõ ràng nhằm tạo điều kiện thoải mái cho bệnh nhân tránh được biến chứng, mặt khác còn giúp cho công tác chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân đạt kết quả tốt. Trong quá trình chăm sóc y tế tại cộng đồng và tại nhà, người điều dưỡng phải giúp bệnh nhân phát triên các hành vi có ích cho việc nghỉ ngơi và thư giãn như gợi ý thay đổi điều kiện môi trường sống, các thói quen sinh hoạt, sắp xếp lại các thứ tự ưu tiên trong công việc hằng ngày.

Tại nhà, người điều dưỡng thường phải chăm sóc các bệnh nhân bị bệnh mạn tính. Kế hoạch chăm sóc phải tính đến việc dành thời gian nghỉ trưa phù hợp đê tăng cường sức khoẻ cho bệnh nhân, lên thời gian biêu uống thuốc và các biện pháp điều trị phù hợp, hướng dẫn bệnh nhân nghỉ ngơi, đề nghị ngắt điện thoại đê không bị gián đoạn trong lúc nghỉ ngơi. Thực hiện các biện pháp kiêm soát các triệu chứng thực thê của bệnh nhân, thay đổi các yếu tố gây stress trong môi trường.

Đối với các bệnh nhân khi phải nhập viện hay vào đê làm các xét nghiệm chẩn đoán thường rất khó nghỉ ngơi do không nắm rõ về tình trạng sức khoẻ của mình và phải trải qua những quá trình xét nghiệm mệt mỏi. Người điều dưỡng có thê giúp bệnh nhân bằng cách đê bệnh nhân quyết định thời gian và các phương pháp chăm sóc cơ bản, cung cấp thông tin về mục đích, quy trình thủ thuật hằng ngày. Tạo cho bệnh nhân cảm giác kiêm soát được tình trạng sức khoẻ bản thân sẽ giúp cho họ giảm bớt lo lắng và nghi ngờ. Các điều kiện đê nghỉ ngơi đúng cách như sau:

-    Thoải mái về mặt thê chất:

+ Loại bỏ các yếu tố gây tình trạng kích thích, cáu kỉnh về mặt thê chất.

+ Kiêm soát nguồn gây đau, kiêm soát nhiệt độ phòng.

+ Duy trì bệnh nhân ở tư thế hay vị trí giải phẫu đúng.

+ Loại bỏ các yếu tố nhiễu của môi trường, bảo đảm sự thông thoáng.

-    Giải quyết tình trạng lo âu:

+ Đê bệnh nhân tự ra các quyết định và tham gia vào các hoạt động chăm sóc.

+ Cung cấp cho bệnh nhân kiến thức cần thiết đê hiêu được các vấn đề về sức khoẻ và các mối liên quan.

-    Ngủ đủ:

+ Đạt được số giờ ngủ cần thiết đê có được cảm giác khoan khoái.

+ Tuân theo các thói quen vệ sinh giấc ngủ.

2.    CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG

2.1.    Tư thế nằm ngửa thẳng

-    Áp dụng: tư thế trị liệu sau ngất, sốc, chóng mặt.

-    Không áp dụng: bệnh nhân hôn mê, nôn.

2.2.    Tư thế nằm ngửa đầu thấp

2.2.1. Trường hợp áp dụng

-    Sau xuất huyết đề phòng ngất, sốc.

-    Lao đốt sống cổ.

-    Sau chọc tuỷ sống.

-    Kéo duỗi trong trường hợp gãy xương đùi.

2.2.2. Trường hợp không áp dụng

Bệnh nhân bị nôn, hen phế quản, hôn mê,....

2.3.    Tư thế nằm ngửa đầu hơi cao

2.3.1.    Trường hợp áp dụng

-    Bệnh đường hô hấp, tim.

-    Thời kỳ dưỡng bệnh, người già.

2.3.2.    Trường hợp không áp dụng

-    Bệnh nhân ho khó khăn.

-    Bệnh nhân có rối loạn về nuốt.

-    Bệnh nhân hôn mê, sau gây mê.

2.4.    Tư thế Fowler

2.4.1.    Trường hợp áp dụng

-    Bệnh đường hô hấp: khó thở, hen phế quản.

-    Bệnh tim.

-    Sau một số phẫu thuật ổ bụng.

2.4.2.    Trường hợp không áp dụng

-    Bệnh nhân hôn mê, sau gây mê.

-    Bệnh nhân có rối loạn về nuốt.

2.5.    Tư thế nằm sấp

2.5.1.    Trường hợp áp dụng

-    Chướng hơi ở bụng.

-    Loét ép vùng lưng, vùng cùng cụt.

2.5.2.    Trường hợp không áp dụng

Bệnh nhân có thai hay có tổn thương vùng lồng ngực.

2.6.    Tư thế nằm nghiêng sang bên phải hoặc bên trái

-    Nghỉ ngơi.

-    Bệnh nhân viêm màng phổi [nghiêng về phía viêm], mổ thận, mổ phần cuối đại tràng.

2.7. Một số tư thế nghỉ ngơi trị liệu lồng ngực

-    Tư thế nằm ngửa, kê gối hỗ trợ dưới mông.

-    Tư thế nằm sấp thẳng người có kê gối dưới bụng và bàn chân.

-    Tư thế nằm nghiêng kê gối dưới mông.

3. QUY TRÌNH KỸ THUẬT

3.1.    Chuẩn bị bệnh nhân

Giải thích và hướng dẫn cho bệnh nhân biết trước khi tiến hành đặt bệnh nhân vào tư thế đúng.

3.2.    Chuẩn bị dụng cụ

-    Gối: gối cứng, gối mềm, gối hình trụ,...

-    Vòng đệm chống loét.

3.3.    Kỹ thuật tiến hành

Tuỳ theo tình trạng bệnh nhân cụ thể mà tiến hành cho bệnh nhân nằm tư thế phù hợp, cần thiết có thể có thêm người phụ.

3.3.1. Tư thế nằm ngửa thẳng

Đặt bệnh nhân nằm thẳng lưng, đầu không có gối, chân duỗi thẳng, bàn chân được giữ vuông góc với cẳng chân [hình 17.1].

Hình 17.1. Tư thế nằm ngửa thẳng

3.3.2. Tư thế nằm ngửa, đầu thấp nghiêng về một bên

-    Đặt bệnh nhân nằm thẳng trên giường, đầu không có gối, chân giường phía chân bệnh nhân được kê cao hay thấp [nhiều hay ít] tuỳ theo chỉ định.

-    Cũng có thể kê gối dưới vai và kê cao hai cẳng chân bằng một gối [hình 17.2].

Hình 17.2. Tư thế nằm ngửa, đầu thấp nghiêng về một bên có kê gối

3.3.3. Tư thế nằm ngửa đầu hơi cao

Cho bệnh nhân nằm ngửa, nâng nhẹ nhàng đầu bệnh nhân lên, kê gối dưới đầu và vai bệnh nhân [hình 17.3].


Hình 17.3. Tư thế nằm ngửa đầu hơi cao

3.3.4. Tư thế Fowler

Tư thế fowler hoặc tư thế nửa ngồi là vị trí mà đầu và thân được nâng lên và đầu gối có thể được co hoặc không.

-    Tư thế fowler thấp là tư thế mà đầu và thân được nâng lên từ 15 - 45o.

-    Tư thế fowler cao là tư thế mà đầu và thân mình được nâng lên từ 60 - 90o.

Tư thế fowler là tư thế thường được chọn cho những người bị khó thở hoặc cho những người có vấn đề về tim. Trọng lực kéo cơ hoành xuống cho phép phổi giãn rộng hơn khi bệnh nhân ở tư thế bán fowler hoặc ở tư thế fowler cao. Những bệnh nhân bị ốm liệt giường nhưng có thể ăn, đọc sách, xem ti vi thì sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ở tư thế này.

Kỹ thuật tiến hành đặt bệnh nhân ở tư thế bán fowler:

-    Đặt bệnh nhân ngồi trên giường với phần trên cơ thể được nâng lên từ 45 - 60o so với hông.

-    Đặt gối dưới lưng để nâng đỡ vùng thắt lưng để làm thẳng lưng.

-    Đặt gối đê nâng đầu, cổ và phần trên của lưng đê ngăn ngừa sự giãn tối đa của cổ. Tránh dùng gối quá lớn hoặc quá nhiều gối vì chúng có thê làm cho cổ duỗi cứng.

-    Đặt gối dưới cẳng tay đê nâng vai và giúp máu chảy lưu thông xuống tay và cẳng tay.

-    Đặt gối nhỏ dưới đùi đê duỗi đầu gối và ngăn ngừa sự giãn tối đa của gối.

-    Đặt một chỗ tựa phía cuối giường đê nâng đỡ phần bàn chân.

Chú ý: Trường hợp bệnh nhân bị bệnh tim nặng hoặc hen nặng, bệnh nhân ngủ ở tư thế ngồi thì đặt bệnh nhân ngồi trên giường hoặc về một phía của giường với một cái bàn đặt trên giường, trên bàn có nhiều gối chồng lên nhau. Vị trí này dễ dàng cho sự hô hấp bởi nó cho phép lồng ngực giãn nở tối đa [hình 17.4].

Hình 17.4. Tư thế ngủ ngồi

3.3.5. Tư thế nằm sấp [hình 17.5]

-    Người phụ đứng bên giường đối diện với điều dưỡng viên.

-    Điều dưỡng viên đứng ở một bên giường, đặt bệnh nhân nằm ngửa sát bên giường đối diện giáp với người phụ.

-    Người phụ đỡ bệnh nhân đê khỏi ngã.

-    Điều dưỡng viên đặt một tay ở bả vai, một tay ở mông bệnh nhân.

-    Lật nghiêng bệnh nhân về phía mình và nhẹ nhàng đặt bệnh nhân nằm sấp, đầu nghiêng về một bên, một bên mặt đặt lên gối mềm, đê hai tay bệnh nhân đặt lên gối phía đầu.

Hình 17.5. Tư thế nằm sấp

3.3.6.    Tư thế nằm nghiêng sang phải hoặc sang trái

-    Người phụ đứng bên giường đối diện với điều dưỡng viên.

-    Đặt bệnh nhân nằm ngửa sát với người phụ và đối diện với điều dưỡng viên.

-    Điều dưỡng viên một tay đỡ vai, một tay đỡ mông bệnh nhân.

-    Người phụ hỗ trợ điều dưỡng viên.

-    Điều dưỡng viên lật bệnh nhân nghiêng về phía mình, đầu bệnh nhân có thể có gối hoặc không, chân trên co nhiều, chân dưới hơi co hoặc duỗi thẳng [hai chân không được đè lên nhau].

-    Đặt gối dưới cánh tay để cánh tay được duỗi thoải mái.

-    Đặt gối dưới chân và đùi.

-    Kiểm tra để biết rằng vai và hông phải nằm trên một đường thẳng.

3.3.7.    Một số tư thế nghỉ ngơi trị liệu lồng ngực

3.3.7.1. Tư thế nằm sấp nghiêng 1/4 [hình 17.6]

Tư thế này được áp dụng cho trường hợp tổn thương thuỳ phải trên và phân thuỳ sau của phổi.

Hình 17.6. Tư thế nằm sấp nghiêng 1/4

-    Cho bệnh nhân nằm sấp.

-    Điều dưỡng viên một tay đỡ ở vùng mông gai chậu, một tay đỡ ở vai bệnh nhân, nhẹ nhàng lật bệnh nhân lên.

-    Người phụ đặt gối ở vùng ngực bụng và đặt một gối mỏng ở vùng má tỳ xuống giường.

Nằm sấp, tay phải đặt lên gối, thân người bệnh xoay nghiêng 1/4.

3.3.7.2. Tư thế nằm ngửa, kê gối hỗ trợ dưới mông [hình 17.7]

Tư thế này được áp dụng cho trường hợp tổn thương thuỳ phải và trái dưới các phân thuỳ đáy trước của phổi.

-    Bệnh nhân nằm ngửa.

-    Điều dưỡng viên một tay đỡ thắt lưng, một tay đỡ đùi bệnh nhân nhẹ nhàng nâng bệnh nhân

lên.

-    Người phụ luồn đặt gối dưới mông [cao hay thấp theo chỉ định].

Hình 17.7. Tư thế nằm ngửa có kê gối hỗ trợ dưới mông

3.3.7.3.    Tư thế nằm sấp thẳng người có kê gối dưới bụng và bàn chân

-    Người phụ đứng bên giường đối diện với điều dưỡng viên.

-    Điều dưỡng viên đứng ở một bên giường, đặt bệnh nhân nằm ngửa sát bên giường đối diện giáp với người phụ.

-    Người phụ đỡ bệnh nhân để khỏi ngã.

-    Điều dưỡng viên đặt một tay ở bả vai, một tay ở mông bệnh nhân.

-    Lật nghiêng bệnh nhân về phía mình và nhẹ nhàng đặt bệnh nhân nằm sấp, đầu nghiêng về một bên, một bên mặt đặt lên gối mềm, để hai tay bệnh nhân đặt lên gối phía đầu.

-    Đặt một gối nhỏ dưới bụng bệnh nhân nhưng đặt ở vị trí dưới cơ hoành để ngăn ngừa sự vẹo lưng, sự khó thở, sức ép của ngực [đối với phụ nữ], sức ép của vùng sinh dục [đối với nam].

-    Cho phép chân để ở tư thế tự do trên phần cuối của nệm hoặc dùng gối nâng cẳng chân để ngón chân không chạm vào giường ngăn ngừa sự căng giãn bàn chân.

3.3.7.4.    Tư thế nằm nghiêng kê gối dưới mông [hình 17.8]

Tư thế này được áp dụng cho trường hợp tổn thương thuỳ phải hoặc thuỳ trái dưới các phân thùy đáy bên của phổi.

-    Bệnh nhân nằm nghiêng.

-    Người phụ luồn tay xuống vùng thắt lưng và mông, nhẹ nhàng nâng mông bệnh nhân lên.

-    Điều dưỡng luồn gối dưới mông bệnh nhân.

Hình 17.8. Tư thế nằm nghiêng kê gối dưới mông

Chủ Đề