Thiết kế phụ kiện thời trang là gì

Thiết kế thời trang là công việc tạo ra các sản phẩm quần áo, phụ kiện, trang sức… cho con người. Đọc tiếp để hiểu hơn thiết kế thời trang là gì nhé!

Thiết kế thời trang chính là công việc thiết kế quần áo, phụ kiện, trang sức… nói chung là những món đồ có thể tôn lên vẻ đẹp cho con người. Nó được coi là 1 ngành công nghiệp làm đẹp và được phân chia rạch ròi thành 3 lĩnh vực chính, đó là: thiết kế trang phục, thiết kế phụ kiện và thiết kế trang sức.

Thiết kế thời trang là gì?

Người làm việc trong ngành thiết kế thời trang được gọi là nhà thiết kế thời trang. Họ là những người đi đầu và tạo ra xu hướng. Vì vậy ngoài tài năng bẩm sinh họ còn cần có óc sáng tạo, mắt thẩm mỹ, khả năng tìm tòi – nghiên cứu, sự am hiểu về thời trang… để có thể tạo ra những sản phẩm đẹp nhất, thời thưọng nhất, độc đáo nhất.

Các sản phẩm này sẽ đi theo 1 trong 2 hướng, một là hướng trình diễn nghệ thuật [nghĩa là các trang phục độc đáo, ấn tượng, thường chỉ dành cho người mẫu mặc trình diễn trên các sàn diễn thời trang và nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn], hai là ứng dụng thực tế [nghĩa là những trang phục thường ngày, dễ mặc, đại trà, có thể đáp ứng nhu cầu của phần lớn người bình thường].

Bạn đã biết nắm được công việc thiết kế thời trang là gì rồi thì bạn có mong muốn được theo đuổi công việc này không? Nếu bạn có sẵn tài năng thiết kế và niềm yêu thích thời trang thì tại sao không bắt đầu ngay hôm nay? Tuy nhiên, trước khi bắt đầu hãy đọc 1 chút lời khuyên của chúng tôi về những thứ bạn cần nếu muốn theo nghề thiết kế thời trang nhé!

Muốn gắn bó với công việc nào đi chăng nữa thì điều kiện tiên quyết là bạn phải yêu thích, phải đam mê nó mới được. Công việc thiết kế thời trang cũng không hề dễ dàng, nó đòi hỏi bạn có nhiều tố chất vượt trội, bạn phải sáng tạo không ngừng, phải cạnh tranh với những nhà thiết kế tài năng khác, phải chịu nhiều áp lực vô hình…

Để có động lực làm được tất cả những điều ấy bạn phải yêu và tâm huyết với nghề hay nói cách khác bạn phải thực sự đam mê thiết kế thời trang thì mới thành công với nghề được.

Xem thêm: Chi tiết công việc tuyển dụng vị trí nhân viên kế toán ở Hà Nội

Ngoài lòng đam mê với nghề thiết kế, bạn còn cần có óc sáng tạo vượt trội hơn người và năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh nữa. Thiết kế thời trang là 1 “mảnh đất” màu mỡ, nhân tài nhiều vô số kể. Vì vậy, nếu bạn muốn thành công với nghề thì bạn phải sáng tạo không ngừng. Các sản phẩm bạn làm ra phải là “độc nhất vô nhị”, không thể sao chép hay “mượn” ý tưởng của người khác.

Óc sáng tạo và con mắt nghệ thuật

Năng khiếu nghệ thuật cũng là “chìa khóa” không thể thiếu đối với các nhà thiết kế thời trang. Ngoài khả năng vẽ tốt, họ cũng cần am hiểu về các môn nghệ thuật khác như: văn học, âm nhạc… bởi vì đó sẽ là nguồn cảm hứng bất tận giúp bạn sáng tạo những thiết kế mới mẻ đó!

Xem thêm: Tạo mẫu CV kiến trúc sư chuẩn, chuyên nghiệp nhất hiện nay

Người làm thiết kế thời trang phải rèn luyện đầy đủ các loại kỹ năng chuyên ngành sau:

  • Vẽ: Các sản phẩm thời trang vốn dĩ chính là ứng dụng của ngành hội họa. Bạn vẽ tốt thì bạn mới có thể phác thảo lại ý tưởng hay ho của bạn lên giấy và biến chúng thành những sản phẩm thực tế.
  • May, drapping và làm rập: Đây là 3 kỹ năng quan trọng chỉ sau kỹ năng vẽ mà thôi. Nhà thiết kế thời trang nào cũng phải học cách may, rập 2D và drapping để hiện thực hóa các mẫu thiết kế của họ.
  • Đồ họa: Bạn phải biết sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa như: Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe InDesign… Bạn không cần quá giỏi mảng này nhưng phải nắm được những  thao tác cơ bản để phục vụ cho việc thiết kế.

Những kỹ năng cần thiết của người thiết kế thời trang

Qua bài viết này, chúng tôi đã lý giải giúp bạn khái niệm thiết kế  thời trang là gì và “bật mí” những điều bạn cần nhớ kỹ nếu  muốn gắn bó với lĩnh vực này. Chúc bạn thành công trên con đường mình đã chọn nhé!

Tham khảo: Mách bạn: Tips viết CV kiến trúc sư “nhanh như chớp” 2022

[P. Tuyển sinh – Văn Lang, 18/4/2018] – Nằm trong Đồ án Thiết kế phụ kiện thời trang, bài tập thiết kế phụ kiện nón của sinh viên năm 3 ngành Thiết kế Thời trang Trường ĐH Văn Lang đã thu hút sự chú ý từ cư dân mạng, các cựu sinh viên của ngành cũng như học sinh đang có ý định học ngành thời trang ở Văn Lang.

Thiết kế nón là một trong ba bài tập thiết kế phụ trang của sinh viên ngành Thiết kế Thời trang Văn Lang, bao gồm: thiết kế phụ kiện dùng chất liệu tái chế, thiết kế phụ kiện dùng chất liệu vải/da/giả da, thiết kế phụ kiện nón theo chủ đề. Năm 2018, với đề tài là cảm hứng từ thiên nhiên, sinh viên Văn Lang đã có những ý tưởng và trải nghiệm ý tưởng độc đáo, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên và ý thức, trách nhiệm của con người trước thiên nhiên. Các thiết kế không chỉ nêu bật thông điệp bảo vệ môi trường để lan tỏa trong cộng đồng mà còn cho thấy sự phá cách, tính thẩm mỹ trong lối thiết kế ứng dụng mà sinh viên Thời trang Văn Lang đang được đào tạo.

Các mẫu thiết kế được biểu diễn ngay tại sảnh Cơ sở 2 Trường ĐH Văn Lang trong ngày 11/4/2018.

Một thử thách mới của sinh viên

Đồ án “Linh hồn của rừng hoa” của SV Đoàn Thùy Trinh, GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Cẩm LyKhác hẳn những đề tài trước như khối lập phương, tranh, hoa,…, đề tài “Thiên nhiên vô giá” được xem như một thử thách với sinh viên. Sự mới mẻ của đề tài thử thách tinh thần teamwork khi sinh viên vừa phải cùng thực hiện đồ án, vừa phải thể hiện được sở trường riêng của mình; đồng thời đây cũng là thử thách cho người thiết kế phải có sự sáng tạo thú vị về vật liệu, cấu trúc, hình ảnh và kỹ thuật. 

Để hoàn thành đồ án, sinh viên đã làm việc theo quy trình: nghiên cứu đề tài dưới góc độ chuyên ngành, lên ý tưởng, trình duyệt phác thảo với giảng viên hướng dẫn [4 buổi], hiện thực hóa sản phẩm, trình diễn. Trước buổi trình diễn, các bạn có 2 tuần để vừa tìm mua vật liệu phù hợp, xử lý trang trí trên vải; vừa làm việc với người mẫu, quản lý thiết kế,… “Chúng em gặp nhiều khó khăn vì đây là lần đầu tiên chúng em được trải nghiệm các chất liệu và kĩ thuật của tạo dáng. Vì vậy tất cả các bạn đều phải tìm hiểu và thực hiện design nhiều lần để có được sản phẩm hoàn hảo.” – Bạn Lê Anh Kiệt – lớp trưởng lớp K21TT chia sẻ.

Nhận định về các thiết kế phụ kiện nón của sinh viên, giảng viên hướng dẫn – ThS. Nguyễn Vũ Cẩm Ly cho biết cô rất thích đồ án với đề tài thiên nhiên lần này vì với một đề tài không dễ, các bạn sinh viên đã tìm kiếm được ý tưởng mới, tạo ra sản phẩm mang tính ứng dụng, thu hút người xem bởi thông điệp lan tỏa. Quá trình sinh viên thực hiện đồ án khẳng định phương pháp giảng dạy của ngành Thiết kế thời trang Trường Văn Lang: tính ứng dụng cao, chú trọng thể hiện kỹ thuật đồ án.

Những thiết kế truyền cảm hứng

Vẻ đẹp thiên nhiên là đề tài hấp dẫn, chứa đựng bao điều diệu kì khiến các nhà thiết kế mong muốn qua đó tìm con đường trở về cội nguồn. Theo dòng cảm hứng đó, buổi trình diễn quy tụ nhiều thiết kế độc đáo.

Đồ án “Bí ẩn dưới đáy sâu đại dương” của SV Lê Anh Kiệt, GVHD: Nguyễn Vũ Cẩm Ly

Đồ án “Bí ẩn dưới đáy sâu đại dương” của chàng lớp trưởng Lê Anh Kiệt nhận nhiều phản hồi tích cực. Bộ sưu tập lấy ý tưởng từ hình ảnh những bộ xương khô trôi dạt vào bờ biển và bị nhấn chìm dưới cát, những bí ẩn sâu trong lòng đại dương mà con người chưa khám phá; những thiên tai, thảm họa gây ra cái chết cho nhiều động vật quý hiếm trong quá khứ… Anh Kiệt tâm sự: “Cá nhân em cảm nhận em đã quyết định hoàn toàn đúng khi chọn Văn Lang. Chương trình học đa dạng và được trải nghiệm thực tế giúp em tự tin hơn nhiều và đã học được rất nhiều kĩ năng cần thiết cho nghề nghiệp tương lai, trong đó không chỉ có việc thiết kế.”

Đồ án của Nguyễn Thành Đạt truyền tải thông điệp: tất cả lãnh thổ trên Trái Đất đều là “nhà”; muông thú, con người là sinh vật “ở nhờ” và có trách nhiệm bảo vệ ngôi nhà chung.Đồ án “Lời đáp của thần Pan” của sinh viên Nguyễn Thành Đạt được đánh giá cao khi từng chi tiết trên chiếc nón được xử lý thủ công, tỉ mỉ, ấn tượng, đưa người xem đến bí ẩn kỳ diệu của Trái Đất mà con người luôn muốn khám phá. Bạn chia sẻ: “Quãng thời gian đại học rất ý nghĩa với mình. Nơi đây, mình được thể hiện những sở thích và ý tưởng ấp ủ lâu nay. Với cái đứa 13 môn chỉ giỏi mỗi môn Địa như mình, ngay từ lúc nhận đề tài, mình đã nghĩ ngay đến Trái Đất, Atlas và niềm yêu thích bỏ quên. Thần Pan là vị thần rừng trong thần thoại Hy Lạp. Lấy ý tưởng từ những lời đồn rằng thần Pan đã chết, đã bỏ lại loài người, từ những dấu vết thần bỏ lại trên Trái Đất, mình muốn mượn Địa Cầu và muông thú để đáp lại rằng thế giới đã có một nơi tươi đẹp, xanh sạch như thế này …”

Sinh viên Văn Lang cũng chính là những người mẫu trình diễn thiết kế của mình và bạn bè. Thiết kế ấn tượng, người mẫu trình diễn cũng thể hiện được thần thái đẳng cấp.

Chỉ cần có mặt trong buổi trình diễn hoặc lướt phần bình luận fanpage của ngành Thời trang Trường Đại học Văn Lang, sẽ thấy rất nhiều lời khen dành cho các thiết kế. “Năm nào đồ án của sinh viên Văn Lang cũng không làm uổng công anh chờ đợi” [tài khoản fb Duy Dương]; “Đồ ấn tượng và đẹp lắm… ” [tài khoản fb Lê Hoài Thương]; “Anh rất tự hào với các thế hệ sinh viên đàn em thời trang Văn Lang, các em rất giỏi”  [cựu sinh viên Ngô Quốc Thái]…

Một số đồ án khác trong buổi trình diễn

Ngành Thiết kế thời trang Trường ĐH Văn Lang đã định hình hướng đào tạo giúp sinh viên phát triển khả năng thiết kế ứng dụng trong đời sống, đáp ứng nhu cầu công việc tương lai. Các đồ án của sinh viên được chú ý và đón nhận, nhiều cựu sinh viên và doanh nghiệp, công ty đã đến Trường tham quan và tìm được ứng viên phù hợp thông qua các dịp triển lãm, biểu diễn thiết kế. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Thời trang không chỉ làm việc trực tiếp trong lĩnh vực thời trang mà còn có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực lân cận. Nhiều sinh viên đã gặt hái thành công trong ngành, như cựu sinh viên Xuân Văn [nghệ danh Liu Liu] chuyên thiết kế phụ kiện cho các nghệ sĩ nổi tiếng, stylist Ngô Quốc Thái [nghệ danh Ngô Mạnh Đông Đông],…

Bài: Lê My

Nguồn ảnh: Ngành Thiết kế Thời trang

Video liên quan

Chủ Đề