Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang17

a] Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại
b] Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương

c] Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại

d] Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ.

a. Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại:Lòng thương người, lòng nhân ái, lòng vị tha, yêu thương, thương yêu, yêu mến, quý mến, độ lượng, bao dung, cảm thông, thương xót, chia sẻ,...

b] Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương


Tàn bạo, tàn ác, ác độc, thâm độc, độc địa, ...

c] Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại
Cưu mang, bảo bọc, che chở, nhường nhịn, cứu giúp, cứu trợ ,...

d] Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ.
Hiếp đáp, ức hiếp, hành hạ, đánh đập, lấy thịt đè người,...


Lời giải chi tiết

1. Tìm các từ ngữ:

a] Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.

M : lòng thương người

b] Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.

M: độc ác

c] Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.

M: cưu mang

d] Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ.

M: ức hiếp

Trả lời:

Tìm các từ ngữ

a] Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đồng loại: lòng thương người, lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, đau xót, xót thương, tha thứ, độ lượng, bao dung…

b] Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu, yêu thương: độc ác, hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn…

⟶ Từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại: giúp, cứu giúp, cứu trợ, hỗ trợ, ủng hộ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, cưu mang, nâng đỡ, nâng niu…

d] Từ ngữ trái nghĩa với đùm bọc, giúp đỡ: ức hiếp, ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, áp bức, bóc lột…

2. Cho các từ sau : nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài. Hãy cho biết:

a] Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là “người” ?

b] Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người” ?

Trả lời:

a] Tiếng nhân có nghĩa là người: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.

b] Tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.

3. Đặt câu với một từ ở bài tập 2.

Trả lời:

Đặt câu [nhóm a]: Nhân dân ta rất yêu nước, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong, lao động.

Chú em là công nhân ngành điện lực.

Ai chẳng mong muốn trở thành một nhân tài của đất nước.

Đặt câu [nhóm b]: Lòng nhân ái bao la của Bác Hồ khiến nhân dân ta và cả nhân loại kính phục.

Ai cũng quý con người có lòng nhân hậu, Ông ấy là người ăn ở hiền lương, nhân đức.

4. Các tục ngữ dưới đây khuyên ta điều gì, chê điều gì ?

a] Ở hiền gặp lành.

b] Trâu buộc ghét trâu ăn.

c] Một cây làm chẳng nên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Trả lời:

a] Câu Ở hiền gặp lành khuyên ta nên ở hiền vì ờ hiền sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn.

b] Câu Trâu buộc ghét trâu ăn chê kẻ xấu bụng, hay ghen tị khi thấy người khác may mắn, hạnh phúc.

c] Câu “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” khuyên mọi người nên đoàn kết vì đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

Loigiahay.com


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Điền vào chỗ trống tr hoặc ch :

Như .... e mọc thẳng, con người không .... ịu khuất. Người xưa có câu : “.... úc dẫu .... áy, đốt ngay vẫn thẳng”.

.... e là thẳng thốn, bất khuát ! Ta kháng chiến .... e lại là đồng .... í .... iến đấu của ta .... e vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ rồi điền vào chỗ trống sao cho thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu : “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

Câu 2

Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã:

Bình minh hay hoàng hôn?

Trong phòng triên lam tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bao :

- Ông thư đoán xem bức tranh này ve canh bình minh hay canh hoàng hôn.

- Tất nhiên là tranh ve canh hoàng hôn.

- Vì sao ông lại khăng định chính xác như vậy ?

-  Là bơi vì tôi biết hoạ si ve tranh này. Nhà ông ta ơ cạnh nhà tôi. Ông ta chăng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

Bình minh hay hoàng hôn ?

Trong phòng triển lãm tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bảo :

- Ông thử đoán xem bức tranh này vẽ cảnh bình minh hay cảnh hoàng hôn.

- Tất nhiên là tranh vẽ cảnh hoàng hôn.

- Vì sao ông lại khẳng định chính xác như vậy ?

- Là bởi vì tôi biết hoạ sĩ vẽ tranh này. Nhà ông ta ở cạnh nhà tôi. Ông ta chẳng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.

Loigiaihay.com


Bài tiếp theo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

LUYỆN TỪ VÀ CÂU - TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC

I - Nhận xét

Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo :

Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại /có /chí / học hành/, nhiều / năm / liền /, Hạnh / là / học sinh / tiên tiến /.

1. Hãy xếp các từ trên thành hai loại và điền vào cột tương ứng :

-  Từ chỉ gồm một tiếng [từ đơn]

 M: nhờ, ......................................

-  Từ gồm nhiều tiếng [từ phức].

M : giúp đỡ, ........................ 

2. Trả lời câu hỏi :

-  Theo em, tiếng dùng để làm gì ?

- Từ dùng để làm gì ?

II - Luyện tập

1. Dùng dấu gạch chéo [ / ] để phân cách các từ trong hai câu thơ sau :

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

Viết lại các từ đơn và từ phức trong hai câu thơ trên :

- Từ đơn :......................................

-  Từ phức :....................................

2. Tìm trong truyện Bình minh hay hoàng hôn ? [Tiếng Việt 4, tập một, trang 27] và viết lại :

-  Ba từ đơn :...................................

-  Ba từ phức :.................................

3. Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2 :

TRẢ LỜI:

I - Nhận xét

Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo :

Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hạnh / là / học sinh / tiên tiến /.

1. Hãy xếp các từ trên thành hai loại và điền vào cột tương ứng :

- Từ chỉ gồm một tiếng [từ đơn]

M : nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là.

-Từ gồm nhiều tiếng [từ phức].

 M: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến. 

2. Trả lời câu hỏi :

-  Theo em, tiếng dùng để làm gì ?

Tiếng dùng để cấu tạo từ.

- Từ dùng để làm gì ?

Biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm [biểu thị ý nghĩa].

II  - Luyện tập

1. Dùng dấu gạch chéo [/] để phân cách các từ trong hai câu thơ sau :

Rất / công bằng, rất / thông minh

Vừa / độ lượng, lại / đa tình, đa mang.

Viết lại các từ đơn và từ phức trong hai câu thơ trên :

- Từ đơn : rất, vừa, lại

- Từ phức : công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang

2. Tìm trong truyện Bình minh hay hoàng hôn ? [Tiếng Việt 4, tập một, trang 27] và viết lại :

- 3 từ đơn : xem, đoán, hay.

- 3 từ phức : bình minh, hoàng hôn, thức dậy.

3. Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2 :

- Chủ nhật vừa rồi em cùng ba mẹ đi xem xiếc.

- Bạn đoán thử trong tay mình có gì?

- Bạn hát rất hay.

Từ phức :

- Bình minh quê em không khí rất trong lành.

- Em thường thức dâv lúc 6 giờ sáng.

- Hoàng hôn buông nhanh xuống mặt biển.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề