Gia lai có bao nhiêu doanh trại quân dội năm 2024

Đại đội 187, Ban CHQS huyện Sa Thầy (Kon Tum) sáng bừng trong nắng mới. Doanh trại được đưa vào sử dụng từ tháng 6-2016 với 8 dãy nhà được thiết kế liên hoàn, chính quy theo chuẩn mới nhất của Bộ Quốc phòng. Nhà chỉ huy, hội trường, nhà ăn, thao trường… , được bố trí hợp lý, tiện ích. Đặc biệt, nhà phơi thoáng đãng, kiên cố, vào mùa mưa không phải lo quần áo ướt. Hỏi thăm các chiến sĩ, ai nấy đều bày tỏ niềm phấn khởi khi được ở trong ngôi nhà như trong mơ. Ban chỉ huy đại đội cũng đang xây dựng kế hoạch thiết kế lại khuôn viên, tăng cường trồng cây cảnh, cây ăn quả, tạo môi trường văn hóa. Đó là cũng là điều Thiếu tướng Thái Đại Ngọc dặn dò và yêu cầu với Đại đội 188, Ban CHQS huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), nơi có nhà cửa rất bài bản không kém Sa Thầy nhưng lại thiếu vắng cây xanh.

Cán bộ đại đội 187, Ban CHQS huyện Sa Thầy (Kon Tum) báo cáo với đoàn kiểm tra Quân khu 5 về công tác sẵn sàng chiến đấu dịp Tết Đinh Dậu.

Doanh trại của đại đội 1, Ban CHQS huyện Chư Prông (Gia Lai) tuy không mới nhưng nhờ bàn tay chăm sóc của bộ đội nên luôn râm mát, tạo nét hữu tình ở vùng biên này. Đặc biệt vườn tăng gia của đại đội làm ai đến thăm cũng phải khâm phục. Nhiều loại rau cao cấp bén rễ và phát triển. Những củ su hào nặng trĩu. Bắp cải cuộn tròn, dày dặn. Vườn gia vị tỏa mùi thơm dịu. Khi hỏi Trung úy Siu Nu, Trung đội trưởng Trung đội 3 rằng bộ đội thường xuyên đi huấn luyện dã ngoại, làm sao có nhiều thời gian chăm sóc vườn tăng gia, anh trả lời: “Chúng tôi phân công chặt chẽ, người ở nhà làm thay người đi xa”. Rau nhiều là vậy, nhưng bộ đội tuần tra trong rừng hơn 60 cây số trong dịp Tết chỉ có thể mang theo bánh chưng, cơm nắm, thịt hộp, thịt kho, “sang” hơn nữa là có con gà nấu cháo lúc Giao thừa. “Cứ chăm bón rau thật tốt, về lại ăn bù” là câu nói thật xúc động mà chúng tôi được nghe nơi biên ải xa xôi này.

Buôn Đôn, xứ sở của voi và vườn quốc gia Yok Đôn, Đắk Lắk như thơ mộng hơn bởi sắc màu tươi sáng từ dãy nhà mới của Đại đội 5, Ban CHQS huyện. Màu sơn vàng rực, màu cỏ non trước sân và dọc các con đường bê tông. Đại đội trưởng Hoàng Mạnh Cường không giấu được niềm vui khi cùng đơn vị làm chủ cơ ngơi khang trang, đẹp đẽ thế này. Anh nói: “Đơn vị chú trọng xây dựng đồng bộ trên cả ba tiêu chí: đẹp người, đẹp doanh trại, đẹp tình quân dân. Đặc biệt ai cũng xem cảnh quan môi trường là gương mặt của mình, có ý thức chăm chút để đơn vị ngày càng đẹp hơn”. Theo Đại tá Phạm Văn Tú, Phó chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Đắk Lắk thì năm nay các đại đội biên giới của Đắk Lắk đều được xây chính quy. Đại đội 2, Ban CHQS huyện Ea Súp sắp rời về địa hình mới đẹp không kém Đại đội 5. Nơi ăn ở rộng rãi, thao trường huấn luyện quy củ đang là động lực để bộ đội luôn yên tâm, gắn bó với đơn vị, giữ nghiêm kỷ luật, sẵn sàng chiến đấu cao.

Doanh trại đẹp như khuôn viên của Đại đội 5, Ban CHQS Buôn Đôn, Đắk Lắk

Con đường đến với đại đội 3, Ban CHQS huyện Tuy Đức (Đắk Nông) vất vả nhất. Mùa mưa, đường nhão, ổ gà, ổ voi dày đặc, đất đỏ níu chặt bánh xe ô tô. Hôm đoàn đến, trời mưa lạnh. Đại đội đóng trên đồi cao, gió hun hút từng đợt rát cả mặt. Mảnh vườn tăng gia phải che chắn, bao bọc kỹ lưỡng không khác gì ngoài đảo. Niềm vui lớn của đại đội là nhà cửa đã khang trang, tươm tất. Đại đội 3 cũng là đơn vị biên giới duy nhất có sân bóng đá mi-ni thảm cỏ nhân tạo với kinh phí gần 200 triệu đồng từ nguồn cân đối của Ban CHQS huyện và hỗ trợ của UBND huyện. Đá bóng trên đồi đã trở thành nét độc đáo của bộ đội mỗi chiều trong ngày và là nơi giao lưu với tuổi trẻ các cơ quan, nhà trường.

Mô hình “doanh trại trên đồi cao” ở Đắk Nông còn phải kể đến Đại đội 4, Ban CHQS huyện Cư Jút. Nếu những năm trước, nhà cửa còn đơn giản và bộ đội phải phải gồng mình chống chọi với thiếu nước mùa khô thì nay đơn vị như khoác áo mới. Phía trước pa-nô, áp phích được xây, đúc kiên cố; bên hông khuôn viên thiết kế nhà thủy tạ bề thế. Vườn rau tăng gia trải dài hết tầm mắt. Con đường lên đồi như ngắn lại bởi được mở rộng và được bao bọc bằng những luống hoa…

Tây Nguyên bình yên dù các thế lực phản động chưa bao giờ thôi âm mưu chống phá. Đóng góp không nhỏ vào thành tích này là những người lính ý thức niềm tự hào được quân đội chăm lo nhiều mặt, chắc tay súng bảo vệ tuyến đầu biên cương của Tổ quốc.

Sáng 12/12/2014, Trung đoàn bộ binh 38, sư đoàn bộ binh 2, quân khu 5, đóng quân trên địa bàn huyện Đak Pơ đã long trọng tổ chức Lễ tuyên thệ cho các chiến sĩ mới nhập ngũ đợt 2 năm 2014.

Gia lai có bao nhiêu doanh trại quân dội năm 2024

Đợt 2 năm nay, Trung đoàn bộ binh 38 nhận quản lý, huấn luyện 486 chiến sỹ mới là con em của các huyện: Ba Tơ, Minh Long, Trà Bồng thuộc tình Quảng Ngãi; huyện Kông Chro, Thị xã An Khê thuộc tỉnh Gia Lai; thị xã An Nhơn, thuộc tỉnh Bình Định, và huyện Đồng Xuân, thuộc tỉnh Phú Yên. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, bảo đảm ăn ở, học tập cho bộ đội, huấn luyện đúng phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, cán bộ bám thao trường, chiến sỹ xác định tốt trách nhiệm, nỗ lực vượt khó khăn nên kết thúc khoá huấn luyện các nội dung: Giáo dục chính trị; điều lệnh quản lý bộ đội, chiến thuật chiến đấu đạt khá; Các nội dung huấn luyện điều lệnh đội ngũ, thể lực, kỹ thuật 3 nổ; 100 % đạt khá giỏi. Cụ thể, Bắn súng tiểu liên AK có gần 14 % đạt loại giỏi; Ném lựu đạn bài 1 có 64% đạt giỏi; đánh thuốc nổ bài 1 có gần 99% đạt loại giỏi. So với những năm trước, kết quả huấn luyện năm nay cao hơn, nhất là không có trường hợp nào đào bỏ ngũ, vi phạm kỹ luật, 100% chiến sỹ an tâm tư tưởng, sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao, bước đầu xây dựng nên nhân cách của người quân nhân cách mạng trong từng chiến sĩ. Tại Lễ tuyên thệ, 486 chiến sĩ mới đã đọc 10 điều tuyên thệ dưới Quân kỳ Quyết chiến quyết thắng, với quyết tâm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nguyễn Hiền, Nguyễn Cường - Đài TT-TH huyện