Em hãy nêu tính chất của nước cho một ví dụ minh họa một trong những tính chất trên

Câu hỏi trang 33 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Em hãy nêu một số tính chất của nước giúp em phân biệt nước với các chất khác. Cho ví dụ.

Trả lời:

- Một số tính chất hóa học của nước: 

+ Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.

+ Nước sôi ở 100oC và hóa rắn ở 0oC.

+ Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn [như muối, đường…]; chất lỏng [như rượu; axit …]; chất khí [như Chlorine [clo]…].

- Ví dụ:

+ Bằng cách ngửi mùi có thể phân biệt được nước và cồn.

+ Bằng cách nếm có thể phân biệt được cốc đựng nước lọc và cốc đựng nước đường.

BÀI SOẠN KHOA HỌC LỚP 4BÀI 20: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?I. MỤC TIÊU: Giúp HS- Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng trong suốt, không màu,không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ cao xuống thấp,chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách:- Quan sát để phất hiện màu, mùi, vị của nước.- Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọiphía, thấm qua một số vật và có thể hòa tan một số chất.- Giáo dục học sinh có ý thức tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước trong sạch, khôngbị ô nhiễm.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- GV và HS chuẩn bị đồ dùng đủ cho các nhóm hoạt động:- Giấy báo, khăn bông, miếng xốp, túi ni lông, chai nhựa, bát sứ, khay đựng nước, 1ít đường, muối, cát, cốc thủy tinh , …III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:A. Hoạt động khởi động:Tổ chức trò chơi:- HĐ cả lớp: Tổ chức trò chơiChủ tịch HĐTQ tổ chức chơi trò chơi: “Chiếc hộp hạnh phúc”B. Hoạt động cơ bản:1. Tình huống xuất phátViệc 1: Giới thiệu bài: GV đặt câu hỏi gợi mở:Hãy kể tên những chất lỏng mà em biết? [Xăng, dầu, rượu, nước mắm, nước cam,sữa...]Đố em trong những chất lỏng đó, chất lỏng nào hằng ngày được sử dụng nhiều nhất?[Nước]. Vậy để biết nước có những tính chất gì, bài học hôm nay sẽ trả lời cho câuhỏi đó.Việc 2: GV kí hiệu SGK, viết tên bài lên bảng, nêu mục tiêu bài học.Việc 3: Chia sẻ với các bạn trong nhóm mục tiêu bài học. [ phiếu học tập ghi mụctiêu bài học; mỗi nhóm 1 phiếu]2. Ý kiến ban đầu của học sinh:Việc 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh, viết hoặc vẽ dự đoán của mình về tính chấtcủa nước.Việc 2: HS thảo luận nhóm, vẽ hoặc viết dự đoán của mình về tính chất của nướcViệc 3: Đại diện nhóm trình bày.- GV nhận xét.3. Đề xuất câu hỏi:11.Nước có màu, có mùi, có vị không ?2. Nước có hình dạng nhất định không?3. Nước thấm qua những gì?4. Nước có thể hòa tan hoặc không hòa tan một số chất nào?5. Nước chảy như thế nào?* GV : Trên đây là những thắc mắc của các nhóm, vậy chúng ta nên làm gì để giảiquyết các thắc mắc trên cô trò mình cùng tiến hành làm thí nghiệm.4. Đề xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu.a. Phát hiện màu, mùi, vị của nước[ trả lời câu hỏi 1]- HĐ nhóm:Việc 1: - Nhóm trưởng nhận đồ thí nghiệm [1 cốc sữa, 1 cốc đường tổ chức cho cácbạn cùng làm thí nghiệm.Việc 2: Gọi các bạn trả lời câu hỏi: - Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?- Làm thế nào để bạn biết điều đó?- HĐ cả lớp: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn trình bày.Các giác quan cần sửCốc nướcCốc sữadụng để quan sát1.Mắt - nhìnKhông có màu, trong Màu trắng đục, khôngsuốt, nhìn rõ chiếc thìa nhìn rõ thìa2. Lưỡi - nếmkhông có vịCó vị ngọt của sữa3. Mũi - ngửiKhông có mùiCó mùi của sữa* GV: Qua quan sát ta có thể nhận thấy, nước trong suốt, không màu, không mùi,không vị.* GV lưu ý cho HS: Trong cuộc sống, có một số chất không màu, không mùi, khôngvị và là chất độc nên các em tuyệt đối không được ngửi và nhất là không được nếm.b. Phát hiện hình dạng của nước [trả lời câu hỏi 2]- GV gọi nhóm trưởng lên nhận đồ dùng thí nghiệm.- GV yêu cầu các nhóm:* Đổ nước vào các vật chứa bằng thủy tinh với những hình dạng khác nhau.* Quan sát hình dạng của nước trong các vật chảy* Rút kết luận về hình dạng của nó.- HĐ nhóm: Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.- Đại diện nhóm trình bày: Khi đổ nước vào các lọ thủy tinh khác nhau thì nướctrong các vật thủy tinh cũng có hình khác nhau.- Vậy nước không có hình dạng nhất định.* GV nhận xét.c.Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào? [trả lời câu hỏi 5]- HĐ cá nhân: Đọc thầm thông tin trong SGK- HĐ nhóm: Nhóm trưởng nhận đồ dùng thí nghiệm, Tổ chức cho các bạn đổ nướclên mặt một tấm kính đươc đặt nghiêng trên một khay nằm ngang, quan sát và nhậnxét.* Báo cáo với cô giáo: Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía.2* Cho HS xem đoạn phim nước chảy từ trên cao xuống.* Liên hệ: Trong thực tế, người ta ứng dụng tính chất nước chảy từ trên cao xuốngthấp để làm gì? [làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, sức nước chảy làmquay tua bin sản xuất, … ]d. Phát hiện tính thẩm thấu hoặc không thẩm thấu của nước đối với một số vật.[trả lời câu hỏi 3].- HĐ cá nhân: Đọc thầm thông tin trong SGK- HĐ nhóm: - Nhóm trưởng tổ chức, theo dõi các bạn làm thí nghiệm. [em đổ nướctrên chiếc khăn bông, khăn ướt, đổ nước trên tấm xốp; đổ nước vào túi ni lông, nướckhông thấm ướt bề ngoài túi ni lông].* Báo cáo với cô giáo: Nước thấm qua một số vật.* Liên hệ: Nước thấm qua một số vật. Vậy trong cuộc sống hàng ngày, người tavận dụng tính chất này của nước để làm gì?- HS có thể trả lời : Lọc nước, giặt áo quầnH: Để một vật không bị thấm nước, ta phải lưu ý điều gì?- Không để các vật dễ thấm nước [vải, khăn bông, sách vở,…] ở những nơi ẩm ướt…H: Trong thực tế, người ta vận dụng tính chất nước không thấm qua một số để làmgì?- Dùng chậu, chai,…làm bằng nhôm, nhựa, ..để chứa nướce. Phát hiện nước có thể hoặc không thể hòa tan một số chất[trả lời câu hỏi 4].- HĐ cá nhân: Đọc thầm thông tin trong SGK- HĐ nhóm: - Nhóm trưởng tổ chức, theo dõi các bạn làm thí nghiệm, trình bàytrước lớp:Đặt 3 cốc thủy tinh lên bàn, đổ nước vào 3 cốc- lượng nước bằng nhau. Cốc 1, emcho vào một thìa muối, cốc 2 em cho vào 1 thìa đường, cốc 3 em cho vào 1 ít cát.Dùng thìa khuấy đều cả 3 cốc, em thấy cốc 1 không còn muối, cốc 2 không cònđường, cốc số 3 vần còn nhìn thấy cát. Em kết luận nước hòa tan được một số chất.5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.- GV: Nước có những tính chất gì?- HĐ cả lớp: Nêu lại tất cả các tính chất của nước:+ Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị.+ Nước không có hình dạng nhất định.+ Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra mọi phía.+ Nước thấm qua một số vật.+ Nước hòa tan một số chất.C. Hoạt động thực hành:- HĐ cặp đôi: Trao đổi với bạn về vận dụng những tính chất của nước vào cuộcsống:- HS nêu- HĐ cả lớp: Xem một số hình ảnh về vận dụng tính chất của nước vào cuộc sống.- Liên hệ: Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường.D. Hoạt động ứng dụng:3- Chia sẻ với người thân về các tính chất của nước.- Tuyên truyền cho mọi người về các biện pháp bảo vệ nguồn nước4

5873 điểm

QueNgocHai

Em hãy nêu một số tính chất của nước giúp em phân biệt nước với các chất khá
c. Cho ví dụ

Tổng hợp câu trả lời [1]

Tính chất của nước: Là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100 độ C, hóa rắn ở 0 độ C thành nước đá và tuyết. Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn [đường, muối ăn,..], chất lỏng [axit, cồn...], và chất khí [ hidroclorua HCl, Amoniac NH3...]

Loạt bài Lớp 6 hay nhất

xem thêm

Như chúng ta đã biết, hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Vậy nước có công thức phân tử như thế nào và những tính chất hóa học của nước là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết tính chất hóa học của nước và bài tập vận dụng này cùng Kiến Guru nhé!

I. Tính chất hóa học của nước và ứng dụng của nước 

1. Thành phần hóa học

    a. Sự phân hủy nước


- Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước, trên bề mặt hai điện cực sinh ra khí hidro và oxi với tỉ lệ thể tích 2:1

    PTHH: 2H2O −điện phân→ 2H2 + O2

   b. Sự tổng hợp nước


- Đốt bằng tia lửa điện hỗn hợp 2 thể tích hidro và 2 thể tích oxi, ta thấy sua cùng hỗn hợp chỉ còn 1 thể tích oxi. Vậy 1 thể tích oxi đã hóa hợp với 2 thể tích hidro tạo thành nước

    PTHH: 2H2 + O2 −to→ 2H2O

   c. Kết luận


- Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố oxi và hidro. Chúng đã hóa hợp với nhau

- Bằng thực nghiệm, người ta tìm được CTHH của nước là H2O

2. Tính chất

   a. Tính chất vật lý

- Là chất lỏng không màu [tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời], không mùi, không vị

- Sôi ở 100°C [p = 760 mmHg], hóa rắn ở 0°C

- Khối lượng riêng ở 4°C là 1 g/ml [hay 1kg/lít]

- Có thể hòa tan được nhiều chất rắn [ muối ăn, đường,…], chất lỏng [ còn, axit], chất khí [HCl,…]

    b. Tính chất hóa học của nước

- Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…

    PTHH: K + H2O → KOH + H2

- Tác dụng với mốt sô oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazo tương ứng Ca[OH]2, KOH,…

- Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh

   VD: K2O + H2O → 2KOH

- Tác dụng với oxit axit như SO3, P2O5,… tạo thành axit tương ứng H2SO4, H3PO4,…

- Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ

   VD: SO3 + H2O → H2SO4

3. Vai trò của nước và cách chống ô nhiễm nguồn nước:

- Vai trò

+ Hòa tan chất dinh dưỡng cho cơ thể sống

+ Tham gia vào quá trình hóa học trong cơ thể người và động vật

+ Có vai trò rất quan trọng trong đời sống: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vân tải,…

- Cách chống ô nhiễm

+ Không vứt rác thải xuống nguồn nước

+ Xử lý nước thải trước khi cho nước thải chảy vào sông, hồ, biển.

+ Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp tạo thành khí oxi:

      6H2O + 6CO2 →−−−quang hợp C6H12O6 + 6O2

+ Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải... Sự sống trên Trái Đất đều bắt nguồn từ nước và phụ thuộc vào nước. Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu một khu vực và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. 

II. Bài tập vận dụng: tính chất hóa học của nước


Câu 1: Nước được cấu tạo như thế nào?

A. Từ 1 nguyên tử hidro & 1 nguyên tử oxi

B. Từ 2 nguyên tử hidro & 1 nguyên tử oxi

C. Từ 1 nguyên tử hidro & 2 nguyên tử oxi

D. Từ 2 nguyên tử hidro & 2 nguyên tử oxi

Câu 2: Phân tử nước chứa những nguyên tố nào?

A. Nitơ và Hidro

B. Hidro và Oxi

C. Lưu huỳnh và Oxi

D. Nitơ và Oxi

Câu 3: %m H trong 1 phân tử nước:

A. 11,1%

B. 88,97%

C. 90%

D. 10%

Câu 4: Chọn câu đúng:

A. Kim loại tác dụng với nước tạo ra bazo tương ứng

B. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị

C. Nước làm đổi màu quỳ tím

D. Na tác dụng với H2O không sinh ra H2

Câu 5: Cho quỳ tím vào nước vôi trong, hiện tượng xảy ra là

A. Quỳ tím chuyển màu đỏ

B. Quỳ tím không đổi màu

C. Quỳ tím chuyển màu xanh

D. Không có hiện tượng

Câu 6: Cho mẩu Na vào nước thấy có 4,48[l] khí bay lên. Tính khối lượng Na

A. 9,2g

B. 4,6g

C. 2g

D. 9,6g

Câu 7: Oxit nào sau đây không tác dụng với nước

A. P2O5

B. CO

C. CO2

D. SO3

Câu 8: Oxi bazơ không tác dụng với nước là:

A. BaO

B. Na2O

C. CaO

D. MgO

Câu 9: Cho chất oxit A được nước hóa hợp tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108[g/mol], trong A có 2 nguyên tử Nitơ

A. NO2

B. N2O3

C. N2O

D. N2O5

Câu 10: Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì:

A. Đỏ

B. Xanh

C. Tím

D. Không màu

Đáp án:

1..B 2.B 3.A 4.B 5.C
6.A 7.B 8.D 9.D 10.A

Hướng dẫn:

Câu 3:

Câu 6: nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

0,4                     ←            0,2 mol

mNa = 0,4.23 = 9,2 gam

Câu 9: Gọi CTPT của oxit là N2Ox

MA = 108 ⇒ 2.14+ 16.x = 108

x = 5

công thức cần tìm là N2O5

Nước tham gia và nhiều quá trình hoá học quan trọng trong cơ thể người và động vật. Nước chiếm hơn 70% cơ thể chúng ta.

Qua bài viết này, chắc bạn đã hiểu rõ về nước và các tính chất hóa học của nước để vận dụng tốt vào trong học tập cũng như trong cuộc sống. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm, hãy đọc thêm những bài viết khoa học về nước hay trong những bài viết tiếp theo của trên blog của Kiến Guru nhé. Chúc các bạn học tập tốt! 

Video liên quan

Chủ Đề