Tại sao cảm thấy mệt mỏi

Cảm giác cơ thể mệt mỏi, kiệt sức giống như một phản ứng “đình công” của cơ thể khi chúng ta làm việc quá độ, ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ. Đa số các trường hợp thì mệt mỏi không phải vấn đề sức khỏe, tuy nhiên nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài thì có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý.

Mệt mỏi – khi nào cần lưu tâm?

Hầu hết chúng ta ai cũng trải qua cảm giác mệt mỏi, nhất là khi làm việc, hoạt động gắng sức, ăn uống kém, ngủ không đủ giấc hoặc khi mắc cảm cúm. Nhưng, khi cảm giác mệt mỏi và mất năng lượng kéo dài liên tục, ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày hoặc kèm theo tình trạng thay đổi cân nặng nhanh chóng thì bạn cần gặp bác sỹ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.

Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe có thể dẫn tới tình trạng mệt mỏi kéo dài:

Bệnh thiếu máu

Khi cơ thể bị thiếu máu, đồng nghĩa với chức năng trao đổi các chất dinh dưỡng, oxy tới các tế bào bị suy giảm. Chính vì vậy mà một trong những biểu hiện của bệnh thiếu máu đó chính là mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng. Lượng máu lên não không đủ cũng khiến cho bạn có thể thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Ngoài ra, thiếu máu còn có một số biểu hiện khác đặc trưng như da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Khi thăm khám sức khỏe, bác sỹ có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu thiếu máu và khẳng định thông qua xét nghiệm máu.

Bệnh lý tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Ở bệnh nhân tiểu đường, các tế bào luôn không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho những hoạt động cơ bản, chính vì vậy mà họ luôn cảm thấy mệt mỏi dù cho không vận động nhiều.

Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp sản xuất ra các hormone liên quan trực tiếp tới quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, khi có bất thường ở tuyến giáp, lượng hormone được sản xuất ra quá nhiều hoặc quá ít đều làm quá trình chuyển hóa bị rối loạn. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng là nguyên nhân khiến cho người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi.

Bệnh lao

Lao là một loại bệnh do vi khuẩn gây ra, chúng tấn công và phá hủy các mô cơ thể. Gầy ốm và sụt cân không rõ nguyên nhân là triệu chứng thường gặp ở đa số người lao phổi. Bên cạnh đó, do tác động tâm lý, tình trạng sức khỏe, căng thẳng, stress gây nên các ức chế khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ không muốn ăn uống. Những dấu hiệu quan trọng này lại dễ bị nhiều người bỏ qua.

Stress

Khi phải trải qua căng thẳng, bạn có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Điều này được lý giải là khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra lượng cortisol nhiều hơn bình thường gây ra triệu chứng mệt mỏi của cơ thể.

>> Stress là gì? Làm thế nào để giảm stress hiệu quả

Bệnh trầm cảm

Luôn cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, hứng thú cũng là một trong những biểu hiện của bệnh lý trầm cảm. Để chẩn đoán bệnh trầm cảm, bác sỹ sẽ thăm khám và hỏi bệnh. Khi bạn có thêm một số biểu hiện khác như buồn bã, giảm khí sắc, mất hứng thú với các sở thích trước đây…kéo dài trên 2 tuần hoặc có ý nghĩ tự sát thì bạn có thể sẽ được chẩn đoán mắc trầm cảm.

Psychobiotics – Giải pháp cho người bị trầm cảm, stress

Cerebio là công thức chứa hỗn hợp các chủng probiotic được thiết kế dành cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng [stress], đau đầu, trầm cảm. Ecologic Barrier [ Cerebio ] được nghiên cứu và phát triển bởi Winclove B.V, một trong các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu – phát triển và sản xuất các chế phẩm sinh học probiotic, có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan.

Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY

Hội chứng mệt mỏi mạn tính

Khi bạn có cảm giác mệt mỏi, mất năng lượng trong thời gian kéo dài trên 2 tuần, đã thăm khám mà không tìm ra nguyên nhân gây bệnh nào thì có thể bạn đang mắc phải một rối loạn mang tên Hội chứng mệt mỏi mạn tính. Cho tới hiện nay, các nhà khoa học chưa hiểu hết cơ chế cũng như nguyên nhân gây ra hội chứng này, tuy nhiên nó là một tình trạng có thật và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, khả năng làm việc cũng như các hoạt động hàng ngày của người mắc phải. Nhiều người mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính do các vấn đề thuộc về tâm thần như lo âu, căng thẳng quá mức, sợ hãi, u uất…Những trường hợp này thậm chí phải sử dụng tới thuốc chống trầm cảm, thuốc bình thần để điều trị.

Một số cách để khắc phục tình trạng mệt mỏi căng thẳng [stress], lo âu và trầm cảm:

  • Thiền trong vài phút mỗi ngày giúp tâm trí thoải mái, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi
  • Đi bộ thư giãn, hít thở không khí trong lành giúp cơ thể loại bỏ những yếu tố tiêu cực gây mệt mỏi, căng thẳng
  • Chia sẻ cảm giác căng thẳng của mình với người tin tưởng giúp giải phóng năng lượng tiêu cực, giúp tâm trạng thoải mái hơn
  • Thử các kỹ thuật thư giãn trước khi ngủ hoặc các giấc ngủ ngắn giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng.
  • Sử dụng liệu pháp an toàn để giảm căng thẳng, lo âu như Ecologic Barrier. Đây là sản phẩm thuộc nhóm psychobiotics [những chủng lợi khuẩn đường ruột tác động trên tâm trạng] được chứng minh lâm sàng có khả năng điều tiết trạng thái tâm lý, giảm các triệu chứng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và tăng cường ghi nhớ sau stress.

Benhlytramcam.vn

Dưới đây là những nguyên nhân gây mệt mỏi khá dễ khắc phục.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, khoảng 15% phụ nữ và 10% nam giới cho biết họ cảm thấy rất mệt mỏi hoặc kiệt sức trong vòng 3 tháng qua. Nguyên nhân đôi khi không đến từ bệnh nặng mà do thói quen, lối sống. Chỉ cần điều chỉnh một chút là chúng ta lại tràn đầy năng lượng ngay, theo Greatist.

Căng thẳng chỉ là một phần của cuộc sống nhưng căng thẳng mạn tính góp phần vào tất cả các loại khó chịu về thể chất và cảm xúc. Căng thẳng quá khiến cơ thể dễ bị bệnh, đau đầu, căng cơ và lo âu. Nó có thể cản trở chất lượng giấc ngủ và góp phần gây ra mệt mỏi, theo Greatist.

Khắc phục: Cố gắng giảm căng thẳng bằng các hoạt động tập thể dục và chánh niệm như thở sâu, thư giãn cơ, thiền, tự xoa bóp, tập thể dục, yoga... để có giấc ngủ ngon hơn.

2.Lạm dụng nước tăng lực

Đồ uống tăng lực cung cấp đường và caffeine, khiến chúng trở thành lựa chọn phổ biến cho những người cần tỉnh táo. Nhưng chúng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn sau đó, theo Greatist.

Khắc phục: Một số cách khác để tăng năng lượng như trà và cà phê - ít caffeine hơn và có thể kiểm soát lượng đường thêm vào. Hoặc cắn hạt hướng dương, uống nước nhiều hơn mỗi khi cần tỉnh táo.

3.Mệt nên không tập thể dục, không tập thể dục nên lại hay mệt

Bất kể bạn mệt ra sao, thực tế là tập thể dục cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn, có thể làm giảm mệt mỏi, theo Greatist.

Khắc phục: Thử các loại vận động nhẹ nhàng như đi bộ 20 phút ở cường độ thấp đến trung bình, hay các bài tập như nhảy, chống đẩy, squats và phổi để tăng cường năng lượng.

4.Giấc ngủ kém chất lượng

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, giấc ngủ không ngon nếu mất hơn 30 phút để ngủ, thức dậy nhiều hơn một lần mỗi đêm hoặc thức hơn 20 phút sau khi tỉnh giấc giữa đêm.

Khắc phục: Thực hiện một vài sửa đổi thói quen ban ngày như ngủ trưa dưới 20 phút. Tránh chất caffeine và nicotine trước khi ngủ, không ăn quá no, uống rượu trước giờ ngủ. Giữ cho phòng ngủ yên tĩnh và thoải mái.

5.Đồ ngọt

Carb tinh chế trong đồ ăn vặt, đồ ngọt, đồ uống có đường... bơm glucose thẳng vào máu, cung cấp năng lượng nhanh chóng. Nhưng sự tăng đột biến ấy dẫn đến sự sụt giảm lượng đường và năng lượng không thể tránh khỏi trong máu, dẫn đến mệt mỏi sau đó, theo Greatist.

Khắc phục: Để có năng lượng bền vững, chọn carb kết hợp protein và chất xơ như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy giòn với bơ hạt, trái cây...

6.Vấn đề ở ruột

Một nghiên cứu trên bệnh nhân nhạy cảm với thực phẩm và hội chứng ruột kích thích cho thấy họ có nhiều khả năng cảm thấy các triệu chứng mệt mỏi, và được xác định với các tuyên bố sau:

- Các sự kiện hằng ngày bình thường rất căng thẳng đối với tôi.

- Tôi không thể cung cấp nhiều hỗ trợ về mặt cảm xúc cho gia đình như tôi nên làm.

- Tôi phải giảm bớt khối lượng công việc và trách nhiệm của mình.

- Tôi không thể hoàn thành các nhiệm vụ đòi hỏi nỗ lực thể chất.

Nghe có vẻ quen? Nếu hệ thống tiêu hóa của bạn khó chịu thì chúng sẽ góp phần vào sự mệt mỏi mạn tính của bạn.

Nếu có những triệu chứng này sau khi ăn các loại thực phẩm cụ thể, hãy hỏi bác sĩ về tình trạng không dung nạp thực phẩm: đầy hơi, đau nửa đầu, đau đầu, khò khè, sổ mũi, đau dạ dày, viêm đại tràng co thắt, dị ứng, cảm thấy hơi mệt/khó chịu trong cơ thể.

Khắc phục: Điều trị không dung nạp thực phẩm có thể cải thiện mức năng lượng và sức khỏe tổng thể của bạn.

7.Đồng hồ sinh học

Người trưởng thành cần ngủ ít nhất 7 giờ/đêm. Nếu thường xuyên không ngủ đủ giấc, bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, trầm cảm, suy giảm chức năng miễn dịch, tăng đau, suy giảm chức năng..., theo Greatist.

Khắc phục: Làm thế nào để tạo nhịp sinh học đều đặn?

- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày [cả cuối tuần].

- Giới hạn ngủ trưa chỉ từ 15 - 20 phút.

- Thực hiện một hoạt động nhẹ nhàng nào đó sau bữa tối.

- Tăng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

- Tránh vọc điện thoại, máy tính 1 - 2 giờ trước khi đi ngủ.

- Giữ cho phòng ngủ tối.

8.Nạp năng lượng

Chế độ ăn thiếu calo có khả năng thiếu vi chất dinh dưỡng giữ cho hệ thống của bạn hoạt động tốt. Hạn chế calo làm giảm mức năng lượng và ức chế các chức năng khỏe mạnh của cơ thể. Chế độ ăn kiêng cũng có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và làm suy yếu quá trình trao đổi chất, theo Greatist.

Khắc phục: Ăn no, ăn đủ chất, đủ calo để cơ thể dồi dào sức sống.

9.Protein

Trong một nghiên cứu, sinh viên đại học Hàn Quốc ăn thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng và đậu hơn 2 lần/ngày thì mức độ mệt mỏi thấp hơn và ngược lại, theo Greatist.

Khắc phục: Cố gắng ăn protein chất lượng cao như cá [đặc biệt là những loại giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ albacore và cá trích], gà không da, sản phẩm sữa, đậu, các loại hạt.

10.Nước

Nước rất quan trọng đối với mọi bộ phận của cơ thể, do đó, mất nước sẽ khiến bạn uể oải.

Khắc phục: Cảnh giác với các triệu chứng mất nước [khát, da khô, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, đi tiểu giảm]. Uống nước nhiều hơn để chống lại sự mệt mỏi, ngay cả khi bạn không tập thể thao.

Những tình trạng y tế khác cũng có thể gây ra mệt mỏi bất thường

Ghé thăm bác sĩ của bạn nếu bạn nghĩ rằng một trong những vấn đề sức khỏe dưới đây đang làm bạn suy sụp: thiếu máu, chứng ngưng thở lúc ngủ, suy giáp, bệnh celiac, hội chứng mệt mỏi mạn tính, bệnh tiểu đường, bệnh sốt tuyến/viêm họng bạch cầu [glandular fever], phiền muộn, hội chứng chân không yên, lo âu, theo Greatist.

Video liên quan

Chủ Đề