Điều kiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nông nghiệp vẫn là ngành nghề kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành của cả nước, người nông dân phụ thuộc nhiều vào các loại thuốc bảo vệ thực vật nhằm tăng năng suất lao động ngăn ngừa sâu bệnh thì kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật là ngành nghề có nhiều điều kiện để phát triển.  Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được pháp luật quy định cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Bảo vệ, và kiểm dịch thực vật 2013;
  • Nghị định 123/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
  • Thông tư Số: 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

Điều kiện nhân lực

Người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

Điều kiện địa điểm

Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước [sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước] tối thiểu 20 m.

Điều kiện  Kho thuốc bảo vệ thực vật

Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;

Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước [sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước] tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Thành phần hồ sơ đăng ký kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Trình tự nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến đến Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật;

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định điều kiện

Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đoàn đánh giá và tiến hành đánh giá thực tế

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả đánh giá để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có giá trị trong thời hạn 05 năm.

Nếu có bất kỳ nội dung nào chưa rõ, cần tư vấn cụ thể Qúy khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Luật Việt An để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.

Thuốc bảo vệ thực vật là một trong những loại hàng hóa có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Do đó việc quy định về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật được nhà nước rất coi trọng, đều phải cần có giấy phép theo quy định. Vậy hồ sơ thủ tục xin giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để có thể hiểu rõ hơn.

Thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Điều 3 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quản lý thuốc bảo vệ thực vật trong đó bao gồm hai loại sau:

– Thuốc bảo vệ thực vật sinh học là loại thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hữu hiệu là vi sinh vật sống hoặc chất có nguồn gốc từ vi sinh vật, thực vật, động vật.

– Thuốc bảo vệ thực vật hóa học là loại thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hoạt chất là các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp.

Do thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, chí vì vậy tránh xảy ra tình trạng rò rỉ, cũng như các sự cố môi trường không đáng có thì pháp luật quy định về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật rất chặt chẽ, theo đó phải có giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật được hiểu là văn bản nhà nước cấp cho những cá nhân, tài xế tiến hành vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật, qua đó nhà nước đã kiểm tra về điều kiện của phương tiện vận chuyển, người tham gia vận chuyển, tránh xảy ra các sự cố trên đường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người tham gia giao thông và sức khỏe của người dân.

Để có thể xin giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật, khách hàng phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT bao gồm các quy định sau:

– Đáp ứng các quy định về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật

  • Việc vận chuyển các thuốc bảo vệ thực vật phải được cấp phép theo quy định của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
  • Việc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật phải theo đúng lịch trình ghi trong hợp đồng hoặc giấy tờ khác có liên quan về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật giữa chủ phương tiện và chủ sở hữu hàng hóa.
  • Việc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn cho người, cũng như vật nuôi, môi trường. Không được dừng xe nơi đông người, gần trường học, bệnh viện, chợ, nguồn nước sinh hoạt.
  • Các loại thuốc bảo vệ thực vật chỉ được vận chuyển khi đã được đóng gói, dán nhãn và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật theo quy định.
  • Các thuốc bảo vệ thực vật có khả năng phản ứng với nhau không được chở chung trên cùng một phương tiện.
  • Không được vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật trên cùng phương tiện chở khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm, các chất dễ gây cháy, nổ và các hàng hóa khác, trừ phân bón.

– Điều kiện đối với người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật

  • Người điều khiển phải hiểu rõ tính chất nguy hiểm của thuốc bảo vệ thực vật như: độc hại, dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn và phải biết xử lý sơ bộ khi sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm;
  • Người điều khiển phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật ngoài các chứng chỉ về điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định hiện hành của Nhà nước còn phải có Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật;
  • Người áp tải hàng hóa là thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật.

– Bao bì, thùng chứa hoặc container chứa thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình vận chuyển

  • Phải được làm bằng các vật liệu dai, bền, ít thấm nước;
  • Phải dán hình đồ cảnh báo với hình đầu lâu, xương chéo màu đen trên nền trắng trong hình vuông đặt lệch và các hình đồ cảnh báo tương ứng với tính chất của thuốc bảo vệ thực vật được vận chuyển theo mẫu. Kích thước của hình đồ cảnh báo dán trên mỗi thùng đựng thuốc bảo vệ thực vật là 100 x 100 mi-li-mét [mm] và dán trên container là 250 x 250 mi-li-mét [mm];
  • Phải có báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật, màu vàng cam, ở giữa ghi mã số Liên hợp quốc [UN], kích thước báo hiệu nguy hiểm là 300 x 500 mi-li-mét [mm] theo mẫu quy định. Đối với bao bì và thùng chứa thuốc thì báo hiệu nguy hiểm có kích thước nhỏ hơn phù hợp với tỷ lệ với bao bì và thùng chứa nhưng phải đảm bảo nhìn rõ báo hiệu nguy hiểm.

–  Phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật

  • Các phương tiện vận tải thông thường được các cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành để vận chuyển hàng hóa thì được chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật.
  • Phương tiện chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sau: Có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với thuốc bảo vệ thực vật khi vận chuyển; Có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn toàn bộ khoang chở hàng đảm bảo không thấm nước trong quá trình vận chuyển; Không dùng xe rơ móc để chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật. Phương tiện chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật được xếp cuối cùng của mỗi chuyến phà, nếu bến phà không có phà chuyên dùng cho loại hàng nguy hiểm.

– Người vận chuyển phải kịp thời xử lý sự cố

Trường hợp xảy ra sự cố gây rò rỉ, phát tán thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình vận chuyển, người điều khiển phương tiện, chủ hàng, chủ phương tiện có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả, khắc phục sự cố, đồng thời báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp cảnh báo, phòng ngừa hậu quả. Người vi phạm phải chịu mọi chi phí khắc phục.

Hồ sơ xin giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Điều 55 của thông tư 21/2015/tt-BNNPTNT bao gồm các tài liệu sau:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao chụp Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật của người điều khiển phương tiện hoặc người áp tải hàng, khi nộp mang theo bản chính để đối chiếu [đối với vận chuyển bằng đường bộ];

– Một trong bản sao chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hợp đồng vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật; Bản kê khai vận chuyển hàng hóa của công ty [có xác nhận và dấu của công ty];

– Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng [có xác nhận và dấu của công ty].

Tổ chức, cá nhân vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật khối lượng từ 1000 ki-lô-gam [kg]/ chuyến trở lên bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; người thuê vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật khối lượng từ 1000 ki-lô-gam [kg]/ chuyến trở lên bằng phương tiện giao thông đường sắt chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định mà ACC đã trình bày ở trên và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ xin giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật. Nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận cho người nộp, nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn để bổ sung đầy đủ.

– Trong thời hạn 03 [ba] ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 01 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.

– Trường hợp không cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật, trong vòng 01 [một] ngày làm việc, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tổ chức, cá nhân căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật để nhận kết quả.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật là: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật

Thời hạn của Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật cấp theo từng chuyến [đối với vận chuyển bằng đường bộ], theo từng lô hàng [đối với vận chuyển bằng đường sắt] hoặc từng thời kỳ nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.

Mẫu Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực quy định tại Phụ lục XXX ban hành kèm theo Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT.

ACC là công ty luật hàng đầu uy tín trong việc cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của ACC về giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật, đây là thủ tục phức tạp, vì vậy trong quá trình tìm hiểu không thể nào tránh khỏi những thắc mắc sai lầm. Do đó hãy gọi trực tiếp đến các chuyên viên, luật sư của ACC để được tư vấn nhanh chóng, cụ thể hơn.

Video liên quan

Chủ Đề