Bài tập Hình có tâm đối xứng lớp 6

1. Hình có tâm đối xứng trong thực tế

+] Những hình có một điểm O sao cho khi quay nửa vòng quanh điểm O ta được vị trí mới của hình chồng khít với vị trí ban đầu [trước khi quay] thì được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.

+] Hình có tâm đối xứng là các hình: hình tròn, hình chong chóng 2 cánh, chong chóng 4 cánh,...

 

2. Tâm đối xứng của một số hình phẳng

Tâm đối xứng của hình bình hànhhình thoihình vuônghình chữ nhật là giao điểm của hai đường chéo.

 

Tâm đối xứng của hình lục giác đều là giao điểm của các đường chéo chính.

 

Lưu ý:

- Có những hình có tâm đối xứng và có nhiều trục đối xứng: Hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi.

- Có hình không có tâm đối xứng: Tam giác đều, hình thang cân,..

Hoạt động 1: Trang 111 SGK Cánh Diều Toán 6 tập 1


Hoạt động 2: Trang 111 SGK Cánh Diều Toán 6 tập 1

II. TÂM ĐỐI XỨNG CỦA MỘT SỐ HÌNH

Câu hỏi: Trang 112 sgk cánh diều toán 6 tập 1

Giải:

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1 [ trang 112 toán 6 tập 1 sách cánh diều]

Trong các hình từ Hình 66 đến Hình 69, hình nào có tâm đối xứng? Nếu là hình có tâm đối xứng, hãy chỉ ra tâm đối xứng của hình đó.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 112 toán 6 tập 1 sách cánh diều]

Trong Hình 70, các hình từ a] đến c], hình nào có tâm đối xứng? Nếu là hình có tâm đối xứng, hãy chỉ ra trục đối xứng của hình đó [ kể cả màu sắc]

=> Xem hướng dẫn giải

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách cánh diều lớp 6, toán 6 tập 1 sách cánh diều, giải toán 6 tập 1 sách mới, bài Hình có tâm đối xứng sách cánh diều , sách cánh diều nxb sư phạm.

[Cánh diều] Trắc nghiệm toán 6 bài 6: Hình có tâm đối xứng

Câu 2 [trang 58 toán 6 tập 2 sgk chân trời sáng tạo]

Hình nào sau đây có tâm đối xứng, hãy chỉ ra tâm đối xứng của nó

Xem lời giải

Trả lời Hoạt động, Luyện tập vận dụng trang 112 Toán 6 Cánh diều. Giải bài 1, 2 trang 112 SGK Toán lớp 6 tập 1 Cánh diều. Bài 6. Hình có tâm đối xứng – Chương 3 Hình học trực quan

Quan sát đường kính AB của đường tròn tâm O [Hình 61].

Vì điểm O là trung điểm đoạn thẳng AB nên ta nói hai điểm A và B đối xứng với nhau qua tâm O.

Đường tròn tâm O là hình có tâm đối xứng và tâm đối xứng chính là tâm O của đường tròn.

Hoạt động 2

Lấy bốn chiếc ê ke giống nhau để xếp thành hình như Hình 62.

Trả lời Luyện tập vận dụng

Hãy tìm một số hình có tâm đối xứng và chỉ ra tâm đối xứng của hình đó.

Đường thẳng AB có M là tâm đối xứng vì M là trung điểm của AB.

Hình thoi có sau có tâm đối xứng là O

Hình lục giác đều có O là tâm đối xứng

Giải bài 1 trang 112 SGK Toán 6 Cánh diều

Trong các hình từ Hình 66 đến Hình 69, hình nào có tâm đối xứng? Nếu là hình có tâm đối xứng, hãy chỉ ra tâm đối xứng của hình đó.

 

Hình 66 có tâm đối xứng là điểm có màu xanh trong hình trên.

 

Hình 67 là hình có tâm đối xứng là điểm màu đỏ.

Hình 68 không có tâm đối xứng vì số cánh hoa ở lớp thứ 2 [Loại cánh bị khoanh viền đỏ] là số lẻ. Nếu hình có tâm đối xứng thì đối diện của cánh hoa đó phải có 1 cánh hoa nữa nhưng điều này không xảy ra với hình trên.

Hình 69 có tâm đối xứng là điểm màu đỏ.

Giải bài 2 trang 112 Toán 6 tập 1 sách Cánh diều

Trong Hình 70, các hình từ a] đến c], hình nào có tâm đối xứng? Nếu là hình có tâm đối xứng, hãy chỉ ra tâm đối xứng của hình đó [ kể cả màu sắc]

Tìm tâm đối xứng của các hình.

Hình a và b có tâm đối xứng.

Hình c không có tâm đối xứng.

Giải bài tập SGK Toán 6 – tập 1 – Sách Kết nối tri thức – Bài 22: Hình có tâm đối xứng ============

Bài 22: Hình có tâm đối xứng


Chương
=============

Hoạt động 2: Trong 3 hình trên, sau khi quay nửa vòng quanh điểm O, hình nào “chồng khít” với chính nó ở vị trí trước khi quay?

Lời giải:

Trong ba hình, hình a và hình c chồng khít với chính nó ở vị trí trước khi quay.

Luyện tập 1: 

1. Đoạn thẳng là một hình có tâm đối xứng. Tâm đối xứng của nó là điểm nào?

2. Những chữ cái nào dưới đây có tâm đối xứng? Hãy dự đoán tâm đối xứng của chúng, rồi kiểm tra bằng cách quay hình nửa vòng.

3. Những hình nào dưới đây có tâm đối xứng?

Lời giải: 

1] Đoạn thẳng là một hình đối xứng, tâm đối xứng của nó là trung điểm của nó.

2] Những chữ cái có tâm đối xứng: H, N, X

3] Hình có tâm đối xứng là: a] ; c]

Hoạt động 3: Cắt một hình thoi bằng giấy. Bằng cách quay hình bình hành một nửa vòng quanh giao điểm của hai đường chéo, hãy cho biết giao điểm này có phải là tâm đối xứng của hình bình hành không?

Lời giải:

Giao điểm của hai đường chéo là tâm đối xứng của hình bình hành

Hoạt động 4: Em hãy chỉ ra tâm đối xứng của mỗi hình dưới đây [nếu có]

Lời giải:

Tâm đối xứng của hình vuông là giao điểm của hai đường chéo.

Tâm đối xứng của hình chữ nhật là giao điểm của hai đường chéo.

Tâm đối xứng của hình lục giác đều là giao điểm của hai đường chéo chính.

Tâm đối xứng của hình thoi là giao điểm của hai đường chéo.

Bài tập 5.5: Trong các hình dưới đây, hình nào có tâm đối xứng?

Lời giải:

Hình có tâm đối xứng là: a] ; c]

Bài tập 5.6: Trong mỗi hình dưới đây, điểm O có phải là tâm đối xứng không?

Lời giải:

Những hình mà điểm O là tâm đối xứng là:  a] ; c]

Bài tập 5.7: Hình nào dưới đây có tâm đối xứng? Em hãy xác định tâm đối xứng [nếu có] của chúng

Lời giải:

Những hình có tâm đối xứng là hình a] và hình b]

Bài tập 5.8: Em hãy trình bày các bước gấp và cắt giấy như hình trong Thực hành 2 [cắt hình cỏ bốn lá] ở mục 2 để gấp và cắt hình bên.

Lời giải:

Học sinh tự làm

Bài tập 5.9: Vẽ lại các hình sau vào giấy kẻ ô vuông rồi vẽ thêm để được một hình nhận điểm O làm tâm đối xứng.

Lời giải:

Học sinh tự làm

Bài tập 5.10: An gấp những mảnh giấy kích thước 3 cm x 5 cm lần lượt theo chiều ngang và chiều dọc rồi cắt như những hình sau. Theo em, khi mở những mảnh giấy này, An sẽ nhận được chữ gì?

Lời giải:

An sẽ nhận được chữ H và chữ O

======

CHƯƠNG:
THƯ MỤC SÁCH: Giải bài tập Toán lớp 6 – Tập 1 – Sách Kết nối tri thức

Reader Interactions

Video liên quan

Chủ Đề