Giải Bài tập trong giáo trình Tiếng Việt thực hành Chương 2

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Chương 3. TIẾP NHẬN VĂN BẢN A. TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN I. Khái niệm Tóm tắt một văn bản là sự cô đúc nội dung của văn bản vào trong một số câu nhất định theo một mục đích đã định trước. Người tóm tắt phải thực hiện việc ép, nén nội dung của văn bản. Do vậy, văn bản tóm tắt phải ngắn hơn văn bản ban đầu. Việc lựa chọn thông tin đưa vào trong văn bản tóm tắt phụ thuộc vào mục đích của ng ười tóm tắt. Tóm tắt văn bản có hai mục đích: Để dễ nhớ nội dung văn bản nh ư tóm tắt bài học và để tiện đưa tin. Thí dụ: Tóm tắt các văn bản luật được Quốc hội thông qua năm 2005 để đưa tin ở cổng giao tiếp điện tử của UBND tỉnh Bắc Ninh: “Tại kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 Quốc hội thông qua 15 Luật: 1 - Bộ Luật Dân sự, gồm 7 phần, với 777 điều quy định về vị trí pháp lí, chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử củ a cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. 2 - Luật Dược, gồm 11 chương với 73 điều; quy định việc kinh doanh thuốc, đăng ký, lưu hành thuốc; sử dụng thuốc; cung ứng thuốc; thông tin, quảng cáo thuốc; thử thuốc trên lâm sàng; quản lí thuốc gây nghiện; thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ; tiêu chuẩn chất lượng thuốc và kiểm nghiệm thuốc. 3 - Luật Thương mại, gồm 9 chương, 324 điều; Luật điều chỉnh: hoạt động thương mại trên lãnh thổ nước việt Nam, ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc Luật nước ngoài. Điều ước quốc tế mà Việt na m là thành viên có quy định áp dụng Luật này; hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với 72
  2. thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.”[…] II. Yêu cầu của việc tóm tắt một văn bản 1. Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thực văn bản gốc. Có nghĩa là văn bản tóm tắt phải nêu được các nội dung chính và mối liên hệ giữa các nội dung đó. Người viết không được xuyên tạc hoặc thêm thắt những nội dung không có trong văn bản gốc. 2. Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn. Người viết văn bản tóm tắt thường sử dụng những câu ngắn nhưng đầy đủ thành phần nhằm t ăng cường tối đa lượng thông tin trong câu. Cần hạn chế dùng câu tỉnh lược để văn bản tóm tắt dễ hiểu, tuy nhiên, nếu ngữ cảnh cho phép xác định đúng quy chiếu thì có dùng câu tỉnh l ược thành phần chủ ngữ nhằm rút ngắn v ăn bản tóm tắt. Ng ười viết tóm tắt cần loại bỏ những thông tin không cần thiết với mục đích tóm tắt. 3. Văn bản tóm tắt cần khái quá t được những nội dung cơ bản của văn bản gốc hoặc phần văn bản định tóm tắt. Ng ười viết tóm tắt cần diễn đạt các nội dung tóm tắt theo cách riêng của mình, tránh dùng lại nguyên v ăn các câu hoặc các đoạn trong v ăn bản gốc. III. Các bước tóm tắt một văn bản Khi tóm tắt một văn bản, phải tiến hành các bước sau: 1. Tìm hiểu văn bản gốc: Khi tìm hiểu văn bản gốc, người tóm tắt phải đọc nhiều lần để xác định: + Loại v ăn bản: V ăn bản gốc thuộc loại v ăn bản nào trong các loại v ăn bản: v ăn bản khoa học, văn bản hành chính, văn bản nghị luận, văn bản báo chí, văn bản nghệ thuật và v ăn bản sinh hoạt. 73
  3. + Bố cục của v ăn bản: Xác định các phần, chương, đoạn trong v ăn bản gốc. Việc hình dung trước bố cục này sẽ giúp ng ười tóm tắt nhận ra được từng phần trong văn bản gốc và quan tâm đến những phần đáng chú ý nhất. + Chủ đề chung của văn bản và các chủ đề bộ phận [nói cách khác là những nội dung cơ bản, ý chính] Cách xác định chủ đề chung và các chủ đề bộ phận: Xác định chủ đề chung: Chủ đề chung là chủ đề của văn bản. Do đó, chủ đề chung phải được thể hiện xuyên suốt qua toàn bộ v ăn bản. Theo Bùi Minh Toán, “Ý đồ của người viết hay đích hướng tới của văn bản chính là chủ đề của văn bản ấy”. [Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, Tr.76] Mỗi kiểu loại văn bản khác nhau có cách thể hiện chủ đề riêng của mình. Chủ đề của văn bản nghị luận chính là luận đề trong văn bản [nêu vấn đề đưa ra để bàn luận], câu luận đề này th ường nằm ở phần mở đầu hay phần kết luận của văn bản. Thí dụ: Chủ đề của Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được thể hiện ở câu luận đề ở cuối tác phẩm: “Vì những lẽ trên, chúng tôi - Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà- trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập. Và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do, độc lập ấy.” [Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh] Chủ đề của văn bản hành chính nằm ở phần trích yếu nội dung [d ưới tên loại trong văn bản có tên loại hoặc dưới số, kí hiệu trong văn bản không có tên loại]. Thí dụ: Chủ đề của Công văn số 2078/BGD&ĐT - TCCB ngày 17 tháng 3 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính năm 2006 chính là việc thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính n ăm 2006. 74
  4. Chủ đề của văn bản khoa học th ường nằm trong chính tên của v ăn bản. Thí dụ: Tiêu đề của bài Vài điểm khác biệt về ngữ pháp của phương ngữ Nam Bộ so với phương ngữ Bắc Bộ trong Tạp chí ngôn ngữ số 2 năm 2002 phản ánh chủ đề của v ăn bản này. Xác định các chủ đề bộ phận: Trong đoạn văn có câu chủ đề [đoạn văn có cấu trúc tổng phân hợp, cấu trúc diễn dịch và cấu trúc quy nạp], chủ đề bộ phận nằm trong câu chủ đề của đoạn. Về vị trí, câu chủ đề nằm ở cả đầu và cuối đoạn [Trong đoạn văn có cấu trúc tổng phân hợp], hoặc nằm ở đầu đoạn [Trong đoạn văn có cấu trúc diễn dịch], hoặc nằm ở cuối đoạn [Trong đoạn văn có cấu trúc quy nạp]. Về nội dung, câu chủ đề khái quát nội dung của tất cả các câu trong đoạn văn. Về hình thức và cấu tạo, câu chủ đề thường đầy đủ thành phần chính và có các từ ngữ nh ư: Khái quát , tổng quan, kết luận… Thí dụ: Việc tổ chức công chức theo việc làm khiến cho bộ máy hành chính dễ mất ổn định. Bởi vì có nhiều vị trí không thể đào tạo được. Trong thực tế, với các h tổ chức này, công chức chỉ có “lên” mà không có “xuống”. Vì vậy, làm phức tạp thêm cho công tác tổ chức, đôi khi phải thành lập thêm tổ chức mới để bố trí cho người lãnh đạo, chỉ huy mới được lên chức. [Trích “Tập bài giảng Một số vấn đề cơ bản về hành c hính học”, tr 23] Đoạn văn trên có câu mở đầu nêu ý chủ đề của cả đoạn. Thí dụ: Nền hành chính n ước ta bao gồm hệ thống thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ Trung ương tới địa phương. Trong đó, nguyên tắc cấp dưới phục tùng, nhận chỉ thị và chịu sự kiểm tra của cấp trên. Đó là sự khác biệt cơ bản với hệ thống dân cử hay hệ thống xét xử . Tính thứ bậc ấy trở thành một c ơ chế điều chỉnh n ăng động do Hiến pháp và pháp luật quy định. [Trích “Tập bài giảng Một số vấn đề cơ bản về hành chính học”, tr 23] Đoạn v ăn trên có câu chủ đề ở cả đầu và cuối đoạn. Thí dụ: Nhân dân ta tốt thật. Nhưng ta nên nhớ câu chuyện anh Tăng. Địch tuyên truyền xảo quyệt và bền bỉ, ngày này đến ngày khác, năm này đến 75
  5. năm khác, “giọt n ước nhỏ lâu đã cũng mòn ”. Cho nên không khỏi có một số đồng bào bị địch tuyên truyền mãi mà hoang mang. [Hồ Chí Minh] Trong đoạn v ăn không có câu chủ đề [đoạn v ăn có cấu trúc song hành], chủ đề bộ phận không nằm trong một câu nhất định nào đó trong đoạn văn mà toát ra từ nội dung của tất cả các câu, mỗi câu triển khai một phương diện của chủ đề. Người tóm tắt phải xác định được nội dung chung của tất cả các câu. Thí dụ: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. [Hồ Chí Minh] Chủ đề của đoạn văn trên: Thực dân Pháp đã gây nhiều tội ác đối với phong trào yêu nước của nhân dân ta. 2. Viết tóm tắt: Người ta thường sử dụng hai hình thức tóm tắt: Tóm tắt thành đề cương và tóm tắt thành văn bản hoàn chỉnh. 2.1. Tóm tắt thành đề cương - So sánh đề cương trong tóm tắt văn bản với đề cương trong tạo lập văn bản: + Giống nhau: Đều phản ánh những nội dung chính của văn bản, là cái khung của văn bản. + Khác nhau: Tóm tắt thành đề cương đi ngược lại với xây dựng đề cương khi tạo lập văn bản. Khi tạo lập văn bản, từ cái khung, người viết xây dựng thành văn bản hoàn chỉnh còn khi tóm tắt, từ v ăn bản hoàn chỉnh ta chỉ giữ lại phần khung. - Những nội dung cần tóm tắt: + Tên văn bản và xuất xứ của văn bản [Tác giả, nhà xuất bản, n ơi xuất bản, n ăm xuất bản] 76
  6. + Những nội dung c ơ bản trong v ăn bản gốc Với những văn bản mà ng ười viết triển khai chủ đề chung và chủ đề bộ phận bằng một hệ thống những đề mục, người viết chỉ cần ghi lại những đề mục đó. Với những v ăn bản mà ng ười viết không trình bày bằng hệ thống những đề mục, người viết cần xác định chủ đề chung của văn bản và các chủ đề bộ phận; diễn đạt các chủ đề đó bằng các câu hoàn chỉnh hoặc bằng các cụm danh từ; trình bày chúng bằng một hệ thống các kí hiệu. Thí dụ: Tóm tắt thành đề cương Công văn số 2078/BGD&ĐT - TCCB ngày 17 tháng 3 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính n ăm 2006 như sau: Công văn số 1790/BGD&ĐT - NG ngày 06 tháng 3 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính năm 2006 1. Công văn được gửi tới: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Căn cứ vào các v ăn bản quy phạm pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc tổ chức thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính năm 2006 như sau: 2.1.Các Bộ, ngành, địa phương, các trường đại học, cao đẳng đăng kí người dự thi trên cơ sở cơ cấu theo tỉ lệ [giảng viên chính trong các trường đại học và cao đẳng chiếm 40%]; 2.2. Điều kiện dự thi nâng ngạch; 2.3. Hồ sơ dự thi nâng ngạch; 2.4. Tổ chức sơ tuyển; 2.5. Hội đồng sơ tuyển lập danh sách những giảng viên có đủ điều ki ện thi; 2.6. Nội dung và hình thức thi; 77
  7. 2.7. Phần thi ngoại ngữ; 2.8. Quy định về miễn thi ngoại ngữ; 2.9. Kinh phí cho kì thi; 2.10. Địa điểm, thời gian thi; 2.11. Tài liệu phục vụ thi. 2.2. Tóm tắt thành v ăn bản hoàn chỉnh Người viết tóm tắt cũng phải trình bày tên v ăn bản, xuất xứ của văn bản và những nội dung cơ bản trong v ăn bản gốc. Nhưng khi tóm tắt thành v ăn bản, người viết phải diễn đạt chủ đề chung và chủ đề bộ phận bằng những câu hoàn chỉnh nhưng ngắn gọn. Sau đó nối các câu đó bằng những phương tiện liên kết câu [thuộc những phương thức liên kết câu nh ư phương thức lặp, phương thức thế, phương thức nối, phương thức liên t ưởng] để tạo thành một văn bản hoàn chỉnh. Ng ười viết tóm tắt đôi khi phải trích dẫn nguyên v ăn để đảm bảo tính khách quan của v ăn bản tóm tắt. Thí dụ: Tóm tắt thành v ăn bản hoàn chỉnh Công v ăn số 2078/BGD& ĐT - TCCB ngày 17 tháng 3 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính n ăm 2006 Công văn số 2078/BGD&ĐT - TCCB ngày 17 tháng 3 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính năm 2006 Công văn được gửi tới các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, để có cơ sở xây dựng kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính n ăm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các trưòng đại học và cao đẳng về việc đăng kí người dự thi trên c ơ sở cơ cấu tỉ lệ [giảng viên chính trong các trưòng đại học và cao đẳng chiếm 40%]; điều kiện dự thi nâng ngạch; hồ sơ dự thi nâng ngạch; tổ chức sơ tuyển và lập danh sách 78
  8. những giảng viên có đủ điều kiện thi; nội dung và hình th ức thi; phần thi ngoại ngữ và quy định về miễn thi ngoại ngữ; kinh phí cho kì thi; địa điểm, thời gian thi và tài liệu phục vụ thi. IV. Tự động tóm tắt một văn bản điện tử Hiện nay, với sự phát triển của khoa học - công nghệ, người ta đã nghiên cứu xây dựng một hệ thống tự động tóm tắt một văn bản điện tử. Quy trình máy tính tự động tóm tắt một văn bản khoa học nh ư sau: 1. Xác định rõ xuất xứ của v ăn bản Lệnh cho máy tự động nhận dạng các yếu tố thư mục rồi mô tả văn bản theo các nguyên tắc biên mục. Đó là: Tên tác giả, tên sách, nơi xuất bản, năm xuất bản, số trang. 2. Cho máy tính tự động tóm tắt văn bản Có hai trường hợp sau đây: 2.1. Văn bản đã có sẵn những đoạn văn mang tính chất tóm tắt Để phát hiện những đoạn văn mang tính chất tóm tắt này, máy phải nhận dạng xem có các từ ngữ tổng quan, tóm lại hay bài viết này giới thiệu..., chủ đề của bài viết này là..., kết luận được rút ra là...Máy tự động lấy hết các câu có các từ ngữ này. Những đoạn chữ không bình thường [in đậm hoặc in nghiêng] cần được chú ý vì đó là chỗ nhấn mạnh. Máy tự động cắt lấy các tiêu đề lớn nhỏ này. Trước đó máy tự động thêm vào đoạn câu: Bài viết này gồm các đoạn, phần sau: 2.2. Văn bản không có những đoạn văn tóm tắt Máy giữ lại những câu có từ ngữ tổng quan, bài viết này, bài viết cũng, kết luận...và những câu được in đậm hoặc in nghiêng. Kết quả là ng ười ta thu được một văn bản tóm tắt với tỉ lệ 1/10 so với văn bản gốc. Tuy nhiên có một số câu thành câu cụt hoặc thừa từ nên cần có 79
  9. sự hỗ trợ của phần mềm Grammatical autocorre ct for Vietnamese để tạo tính mạch lạc của văn bản. B. TỔNG THUẬT VĂN BẢN I. Khái niệm Tổng thuật v ăn bản là việc giới thiệu và trình bày những nội dung c ơ bản rút ra từ một số văn bản gốc có cùng chủ đề hay có mối quan hệ với nhau về chủ đề. Chính vì vậy, việc tóm tắt văn bản và các thao tác của nó đã tạo ra tiền đề cho việc tổng thuật văn bản. Không phải tất cả các nội dung cơ bản trong một văn bản đều được đưa vào bài tổng thuật mà sự lựa chọn những nội dung cơ bản trong văn bản gốc phụ thuộc vào mục đích của việc làm tổng thuật. Tổng thuật là giới thiệu những nội dung cơ bản rút ra từ một văn bản nhưng không phải là sự liệt kê những nội dung c ơ bản đó mà người viết cần có sự khái quát hoá, tổng hợp hoá và phân loại để thấy được những nội dung chung và những nội dung riêng của từng văn bản. Chú ý là những nội dung chung đó không phải và không nhất thiết là chung cho mọi văn bản được tổng thuật. Trong tổng thuật, ngoài những nội dung c ơ bản của các văn bản còn có thể kèm theo sự đánh giá chủ quan của người viết về nội dung nào đó trong tổng thuật hoặc sự giới thiệu về tác giả hoặc tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của các văn bản được tổng thuật. Những văn bản được tổng thuật có thể có xuất xứ rất khác nhau [có thể cùng 1 tác giả hay của những tác giả khác nhau, có thể ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau] nhưng phải có cùng một chủ đề hoặc có mối quan hệ mật thiết về chủ đề. 80
  10. So sánh tóm tắt và tổng thuật: Tóm tắt Tổng thuật Trình bày những nội dung cơ bản của Trình bày những nội dung c ơ bản của một văn bản. Như vậy v ăn bản tóm nhiều văn bản. Do vậy, tổng thuật có tắt có dạng thức một văn bản - một tính khái cao hơn, đối tượng phức tạp chủ đề. hơn, nội dung nhiều hơn. Như vậy văn bản tổng thuật có dạng thức đa văn bản - đa chủ đề [dấu hiệu phân giới giữa các văn bản gốc đã bị nhòe đi và chủ đề của chúng bị hoà tan trong chủ đề chung của văn bản tổng thuật] Trình bày những nội dung cơ bản Chỉ lựa chọn những nội dung cơ bản trong văn bản gốc phục vụ cho mục trong các văn bản phục vụ cho mục đích của người tóm tắt. Do vậy tóm đích của ng ười làm tổng thuật. Việc tắt văn bản không tạo ra tri thức mới. lựa chọn này có tính định hướng rõ ràng [Tổng thuật là ph ương tiện định hướng cho người dùng tin, giúp cho họ nắm bắt được những gì cần thiết]. Tổng thuật tạo ra tri thức mới, thông tin mới ở đây là tính hệ thống toát lên từ văn bản tổng thuật. Thực hiện một cách thuần tuý, khách Có thể thực hiện một cách thuần tuý, quan, không kèm theo sự đánh giá khách quan hoặc có thể có sự đánh chủ quan của người viết. giá chủ quan, sự giới thiệu về văn bản, hoàn cảnh ra đời, tác giả của người viết tổng thuật. 81
  11. II. Yêu cầu của việc tổng thuật các văn bản 1. Những văn bản được tổng thuật phải có cùng chủ đề hoặc có mối quan hệ nào đó về chủ đề. 2. Cũng giống như tóm tắt, tổng thuật không được xuyên tạc nội dung của các văn bản gốc. Nhưng tổng thuật cũng không phải là việc liệt kê những nội dung c ơ bản theo một trình tự nào đó mà người viết phải tập hợp và phân loại những nội dung đó [nội dung giống nhau và khác nhau]. III. Các bước tổng thuật các văn bản 1. Tìm hiểu các văn bản gốc Đọc và suy ngẫm tất cả những văn bản gốc nhiều lần cho đến khi nắm được những nội dung cơ bản trong các văn bản; xác định hoàn cảnh ra đời của chúng. Tìm hiểu nội dung của từng văn bản, tìm hiểu chủ đề chung và những chủ đề bộ phận. Bước này đã được thực hiện trong tóm tắt văn bản. 2. Tập hợp và phân loại những nội dung c ơ bản trong những văn bản gốc Sau khi đã có những nội dung c ơ bản của từng văn bản, ng ười viết tập hợp và phân loại chúng, xác định những nội dung chung và những nội dung riêng trong các văn bản nói cách khác là những nội dung giống nhau và những nội dung khác nhau. 3. Viết tổng thuật Có hai cách viết tổng thuật: 3.1 Viết tổng thuật một cách khách quan: Người viết tổng thuật giới thiệu bằng ngôn ngữ của mình lần l ượt những nội dung c ơ bản [nội dung chung và những nội dung riêng] trong những văn bản gốc. 82
  12. 3.2 Viết tổng thuật thể hiện sự đánh giá chủ quan: Người viết tổng thuật có thể hiện sự đánh giá chủ quan của mình về nội dung tổng thuật hoặc giới thiệu thêm về tác giả, tác phẩm được tổng thuật. Trong cả hai cách trình bày, người viết cần đảm bảo chính xác nội dung của văn bản gốc, có thể trích dẫn một số câu hay một số đoạn cần thiết. Thí dụ: Tổng thuật các bài viết về dân số Bài 1. Sự bùng nổ dân số và chiến l ược dân số Việt Nam đến năm 2000 Bùng nổ dân số là sự gia t ăng dân số một cách quá nhanh, là một trong những vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của thời đại ngày nay, nó có ảnh hưởng rộng lớn và toàn diện đến mọi mặt của đời sống xã hội. Từ giữa thế kỉ XX, dân số thế giới gia t ăng với nhịp độ chưa từng thấy, Năm 1950, dân số thế giới là 2,5 tỉ ng ười và đến năm 1980, sau 30 năm đã lên đến 4,4 tỉ người, năm 1987 là 5 tỉ. Nếu cứ theo tốc độ gia tăng của những năm 80 của thế kỉ này [thế kỉ X X] thì đến giữa thế kỉ XXI [ năm 2050] dân số thế giới sẽ đạt con số gần 9 tỉ người. Dân số ngày càng t ăng nhanh đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: Không có đủ lương thực, th ưc phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dấn đến suy thoái sức khoẻ, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoái hoá. Dân số tăng trong khi việc làm, c ơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng t ăng, dân số t ăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống cộng đồng, của gia đình và cá nhân ngày càng giảm sút. Biện pháp tích cực nhất để chống bùng nổ dân số là kế hoạch hoá sinh đẻ, hạ tỉ lệ sinh đẻ xuống 1 - 1,5% ở các nước có tỉ lệ sinh đẻ cao. Từ những năm 60, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. Tuy nhiên, sau năm 1975, công tác này mới được tiến hành trên phạm vi cả n ước. Kết quả tổng hợp lớn nhất của cuộc vận động sinh đẻ có kế 83
  13. hoạch ở Việt Nam trong 30 năm qua là đã giảm con số trung bình của mối phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ trên 6 con [vào những n ăm 60] xuống khoảng 4 con hiện nay. Mặc dù cố gắng nh ưng kết quả đạt được còn thấp so với yêu cầu. Đến cuối năm 1993, dân số cả nước đã lên đến 71 triệu ngưòi. Nếu cứ giữ tốc độ tăng dân số cả năm lên 2% như hiện nay thì cứ khoảng 30 năm số dân Việt Nam sẽ tăng gấp đôi, nghĩa là đến năm 2050 có trên 280 triệu người. [Theo Giáo trình dịch Việt Anh, Đại học Mở Hà Nội] Bài 2. Sự gia tăng dân số, một thảm hoạ lớn Dân số thế giới cuối thế kỉ XX đã là 6 tỉ ngưòi và đến thập kỉ thứ nhất của thế kỉ XXI Do sự bùng nổ dân số, các n ước Á, Phi, Mĩ Latinh từ cuối thế kỉ XX chiếm 9/10 số tăng trưỏng cảu toàn cầu. Theo dự đoán của các nhà bác học đến năm 2000, trong số những nước đông dân nhất sẽ là các n ước đang phát triển: Ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan, Bănglađet, Việt Nam, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kì…Nigiêria ở châu Phi, Braxin và Mêhicô ở châu Mĩ Latinh. Trong 25 thành phố đông dân nhất [10 triệu ngưòi vào cuối thế kỉ này] thì phần lớn cũng là những thành phố thuộc các n ước đang phát triển và đô thị lớn nhất trên thế giới sẽ là Mêhicô. Trong đó 10 thành phố lớn nhất sẽ có Xao Paolô, Riô Đê Gianêrô, Bombay, Cancuta, Giacacta và Cairô. Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển sẽ làm thay đổi cơ cấu tuổi trung bình dân số trẻ h ơn [hiện nay hơn một nửa dân số ở tuổi dưới 25]. Sự bùng nổ dân số đáp ứng nhu cầu về sức lao động. Song mặt khác, nó gây trở ngại cho việc khắc phục tình trạng lạc hậu về kinh tế và x ã hội, gây khó khăn cho việc cung ứng nhu yếu phẩm và tạo ra việc làm, ảnh h ưởng đến việc xoá nạn mù chữ, khó có thể nâng cao dân trí và mức sống. Nói tóm lại, nó làm tiêu tan hết những tích luỹ vốn nhỏ nhoi của các nước đang phát triển. Phần lớn các nhà k hoa học cho rằng nạn bùng nổ dân số sẽ dẫn đến tình trạng di cư bất hợp pháp trong tương lai. Theo dự báo đến năm 2100 dân 84
  14. số của hành tinh chúng ta sẽ lên đến mức khoảng 10 tỷ, mật độ dân ở Trái đất sẽ là 120 ng ười /km2 . Các nhà khoa học cho rằng vận may cứu vớt nhân loại chỉ đến nếu con người biết giải quyết vấn đề gia tăng dân số, lối thoát duy nhất là tự nguyện hoặc cưỡng bức hạn chế sinh đẻ. Chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình đã trở thành quốc sách đối với nhiều nước đang phát triển. Con ng ười đã nhận ra nguy c ơ của việc t ăng dân số. Tỉ lệ tăng dân số có chiều hướng đang giảm đi trên phạm vi thế giới. Nếu ở thập kỷ 60 là 2% thì cuối thập kỷ 70 chỉ còn là 1,7%, đầu thập kỷ 80 là 1,6% và đến cuối thế kỷ XX này là 1,5%. Tất nhiên đây là kết quả củ a chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình ở các nước đang phát triển. Song sự tăng giảm dân số không chỉ tuỳ thuộc vào chính sách kế hoạch hoá gia đình mà còn tuỳ thuộc vào nhiều mặt của kinh tế, v ăn hoá, giáo dục, đô thị hoá và đưa phụ nữ vào guồng máy sản suất. Nhiều nhà khoa học cũng cho rằng dân số thế giới 100 năm nữa sẽ ở mức 10-12 tỷ và tuổi thọ trung bình sẽ đạt 75 tuổi. Tất cả đều là dự đoán. Song câu nói “ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay” rất đúng với dân số và kế hoạch hoá gia đình. Bước 1: Tìm hiểu các văn bản gốc Văn bản Sự bùng nổ dân số và chiến l ược dân số Việt Nam đến năm 2000 gồm những ý chính sau: Ý 1: Sự bùng nổ dân số là một vấn đề toàn cầu Ý 2: Ảnh h ưởng tiêu cực của sự gia t ăng dân số đối với đời sống xã hội Ý 3: Biện pháp để chống bùng nổ dân số Văn bản Sự gia tăng dân số, một thảm hoạ lớn gồm những ý chính sau: Ý 1: Sự gia tăng dân số quá nhanh trên toàn thế giới Ý 2: Ảnh h ưởng tích cực và tiêu cực của sự gia t ăng dân số đến xã hội Ý 3: Biện pháp để giải quyết vấn đề gia tăng dân số 85
  15. Bước 2: Tập hợp và phân loại các nội dung c ơ bản trong các v ăn bản gốc Hai văn bản trên đều có ba ý chính với nội dung gần giống nhau, chỉ khác nhau ở ý thứ hai: V ăn bản Sự bùng nổ dân số và chiến l ược dân số Việt Nam đến năm 2000 chỉ đề cập đến những tác động tiêu cực của gia tăng dân số đối với đời sống xã hội còn văn bản Sự gia tăng dân số, một thảm hoạ lớn đề cập đến cả tác động tích cực. Bước 3: Viết tổng thuật Sự bùng nổ dân số là một vấn đề cấp thiết của thời đại. Bàn về vấn đề này, các bài viết đều đưa ra những con số cụ thể về sự gia tăng dân số quá nhanh trên toàn thế giới đặc biệt là ở những n ước đang phát triển cùng với sự phân tích những tác động tiêu cực và tích cực của nó với đời sống xã hội. Các tác giả đều cho rằng biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề dân số là chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. 86
  16. BÀI TẬP Bài 1. Tóm tắt văn bản hành chính sau theo hai cách BỘ NỘI VỤ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT CỤC VĂN THƯ VÀ NAM LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ––––––––––– ––––––––––––––––––––––– Số: 424/VTLTNN-VP V/v gửi hồ sơ khen thưởng các tập thể và cá Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2005 nhân trong đợt thi đua do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát động. Kính gửi: Các đơn vị thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Thực hiện Công văn số 2745/BNV-TĐKT ngày 27/12/2004 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn một số nội dung về công tác thi đua hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành TCNN, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước yêu cầu các đơn vị bình xét các tập thể và cá nhân đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng Bằng khen trong đợt thi đua đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát động. Tiêu chuẩn đối với tập thể: 1. Là đơn vị thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác được giao năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 [đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc năm 2004]; 2. Không có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm luật, bị xử lí kỉ luật; 3. Tập thể có môi trường văn hoá lành mạnh, nơi làm việc xanh - sạch - đẹp; tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao t hu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức tham gia. Tiêu chuẩn đối với cá nhân: 1. Là người tiêu biểu nhất của đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2004 và 6 tháng đấu năm 2005 [năm 2004 đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở]; 87
  17. 2. Chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước, quy định của cơ quan; 3. Tham gia nhiệt tình các phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao do cơ quan phát động. Đề nghị các đơn vị gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước trước ngày 19/7/2005. Hồ sơ đề nghị khen thưởng bao gồm: Văn bản đề nghị của đơn vị đề nghị khen thưởng các tập thể và cá nhân, biên bản họp xét thi đua của đơn vị/. Nơi nhận: CỤC TRƯỞNG - Như trên; - Lưu: VP, VT. Trần Hoàng Bài 2. Rút ngắn phần v ăn bản sau đây: Sau năm 1986, đời sống văn hoá ở Việt Nam đã chuyển biến mạnh mẽ sang cơ chế thị trường. Cùng với việc mở rộng cơ chế thị trường, một quá trình đô thị hoá đã diễn ra mau lẹ. Với Nghị quyết Trung ương lần thứ 7, khoá VIII, đất nước ta bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với cơ chế thị trường, một chủ nghĩa bình quân trước kia đã từng có tác dụng duy trì nhiều giá trị văn hoá truyền thống trong nền sản xuất năng xuất thấp đang được các tiêu chuẩn thương mại và cạnh tranh thay đổi và có tác dụ ng giải phóng khả năng sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động của mỗi cá nhân và bù đắp dần sự thiếu hụt các giá trị về văn hoá kinh doanh của nền văn hóa truyền thống. Song sự vận động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, của quá trình đô thị hoá cũng là n guyên nhân làm phát triển méo mó nhân cách và các quan hệ văn hoá. Khi cá nhân được giải phóng năng lượng sáng tạo, các mối quan hệ cộng đồng, với truyền thống, với họ hàng và thân tộc có khuynh hướng lỏng lẻo dần. 88
  18. Bài 3: Hãy tổng thuật các bài viết chủ đề môi sinh, môi trường được cho dưới đây: 1. Bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên môi tr ường Xung quanh chúng ta là thế giới vật chất. Tài ng uyên và môi trường luôn luôn gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mỗi ng ười. Để bảo đảm cuộc sống, con người chẳng những dựa vào hoàn cảnh tự nhiên mà còn phải biết cải tạo tự nhiên đê phục vụ cho cuộc sống của mình, giữa thiên nhiên và con người có mối quan hệ khăng khít, hữu cơ không thể tách rời. Thế giới vật chất bao la vô cùng, vô tận, nh ưng hành tinh của chúng ta thì nhỏ bé và có hạn. Tài nguyên trong lòng đất cũng có hạn và đang ngày một cạn kiệt. Việc khai thác tài nguyên trong lòng đất không có kế hoạch hoặc chỉ vì lợi ích trước mắt, không tuân thủ qui luật tự nhiên đã gây ra nhiều hậu quả xấu. Nhiều vùng đất màu mỡ bị phá hoại, nhiều khu rừng đã bị đốt cháy trơ trụi. Nạn đốt rừng đầu nguồn đã gây ra lũ cho nhiều vùng, đặc biệt là các vùng ven sông và vùng đồng bằng. Việc s ăn bắn thú rừng ngày càng t ăng, những loài động vật hiếm quý bị con người tiêu diệt bất chấ p lệnh cấm của nhà n ước làm cho nhiều chủng loại ngày nay đã mất đi, chỉ còn rất ít nh ư tê giác, khỉ hình ng ười, cá voi, hải cẩu, vv… Nếu con người không biết ngăn chặn những hành động phá hoại thiên nhiên và môi trường thì rất nguy hại. Đến một lúc nào đó con người không còn có thể khai thác từ thiên nhiên để lấy của cải vật chất nuôi sống chính bản thân mình. Môi trường sống của con người đang bị đe doạ: Chất thải công nghiệp làm vẩn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ô nhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước. Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp chất của các - bon làm ô nhiễm, tầng ô - zôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống trái đất. Nhiệt độ khí quyển ngày càng t ăng, lượng nước biển sẽ dễ dâng lên do sự tan băng ở Bắc 89
  19. và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là nguyên nhân phá hoại cân bằng sinh thái và đang là sự đe doạ khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nhiều tổ chức quốc tế cùng với chính phủ nhiều n ước đã có nhiều lời kêu gọi và việc làm thiết thực để bảo vệ, gìn giữ những nguồn tài nguyên, những loài động vật trên trái đất. Mặt khác nhiều quốc gia đã áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhên. Thế giới ngày nay đang bước vào việc tìm kiếm nguồn năng lượng nào ít chất thải nhất để giảm bớt sự ô nhiễm bầu khí quyển, giữ gìn sự trong lành của thiên nhiên. Nh ư vậy vừa bảo đảm cho cuộc sống của con người vừa bảo vệ thiên nhiên lâu dài. [Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp] 2. Bảo vệ môi sinh Môi sinh đang ở trong tình trạng báo động, nói một cách khẩn thiết: thiên nhiên đang kêu cứu. Thảm hoạ huỷ diệt đang đe doạ loài người. Nếu lương tri loài người đã thức tỉnh thì quả là đúng lúc. Chẳng thế mà tháng 1 0 năm 1992 một hội nghị cỡ nguyên thủ quốc gia đã họp ở Riô Đê Gianerô với chương ttình nghị sự chỉ bàn về boa vệ môi sinh. Và chúng ta gần như hàng tháng được nghe, đọc, nhìn từ các ph ương tiện thông tin đại chúng, nào là tầng ôzôn bị thủng, nào là thiên tai, lụt lội, núi nở, bão lốc… Tựa nh ư thiên nhiên đang nổỉ giận và hậu quả khốc liệt của việc đối xử tàn tệ với thiên nhiên đang diễn ra. Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, sự gia t ăng dân số, việc khai thác tài nguyên một cách vô tổ chức, việc t ăng nhanh quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, hoá học hoá nông nghiệp, tác động to lớn của con người vào thiên nhiên từ nhiều mặt mang lại tính toàn cầu trong đó có vấn đề chất thải, đã ảnh hưởng sâu sắc đến sinh quyển, đụng chạm đến mọi quốc gia và quả đất là “ngôi nhà” chung của loài người. 90
  20. Riêng năm 1970, con người đã sản sinh ra 40 tỷ tấn chất thải trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. Tính đến cuối thế kỷ XX này, khối lượng chất thải sẽ lên đến 100 tỷ tấn/năm. Sinh quyển khí quyển, nguồn n ước, tóm lại toàn bộ môi sinh bị nhiễm bẩn do kim loại và các hợp chất bị thải loại, phân bón, chất độc hoá học, các chất thải phóng xạ, nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. Những chất thải ở thể rắn, thể lỏng và thể khí không ngừng t ăng lên. Riêng chất thải ở thể rắn mỗi năm có tới 10 - 12 tỷ tấn. Chỉ một công dân Mỹ sống ở thành phố mỗi n ăm thải 1 tấn rác. Mỗi n ăm lượng nước thải trên thế giới khoảng 1000k 3, để xử lí khối lượng nước bẩn này cần một lượng nước sạch gấp 20 lần. Như vậy là con người đã sử dụng một lượng đáng kể nước ngọt dự trữ thiên nhiên có trong các ao hồ [40.000 km3]. Hàng năm gần 10 triệu tấn dầu và các sản phẩm dầu mỏ đổ thải ra đại dương. Do kết quả sử dụng nhiệt n ăng, mỗi năm khí quyển tiếp nhận 20 tỉ tấn khí cacbonic và các khí độc khác [đó là nguyên nhân chủ yếu gây nên các trận mưa bụi cacbonic]. Hậu quả là nửa cuối thế kỷ XX, sinh quyển đã trở nên tồi tệ rõ rệt. Ở một số nước và một số vùng rộng lớn, tình trạng ô nhiễm đã thực sự là mối hiểm hoạ. Trách nhiệm này thuộc về các nước công nghiệp phát triển, các nước này đã gây ra 2/3 sự ô nhiễm bẩn [trong số đó Hoa Kỳ gây ra 30%, các nước Tây Âu gây ra 20%]. Vấn đề bảo vệ sinh thái bao gồm nhiều mặt: bảo vệ sức khoẻ, kinh tế, giáo dục và nhiều vấn đề khác. - Hướng thứ nhất: Phát minh những thiết bị lọc, hạn chế sử dụng các nguyên liệu có chứa l ưu huỳnh, tái sử dụng rác các loại. - Hướng thứ hai: Thay thế công nghệ sản xuất cổ truyền, bằng các “công nghệ sạch”, không có chất thải độc hại. 91

Page 2

YOMEDIA

Mời các bạn cùng tìm hiểu phần 2 cuốn "Giáo trình Tiếng Việt thực hành [bậc cao đẳng]" để nắm thêm một số thông tin cơ bản về việc tiếp nhận văn bản; những yêu cầu chung về chính tả. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.

27-11-2015 350 70

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề