Bài tập tính lương theo sản phẩm trực tiếp

Có không ít những doanh nghiệp hiện nay không chỉ tính lương cứng cho nhân sự của mình, mà bên cạnh đó còn tính lương theo sản phẩm. Việc tính lương dựa trên sản phẩm có thể kích thích khả năng làm việc của người lao động. Và có rất nhiều cách để tính lương dựa trên sản phẩm dành cho các doanh nghiệp. Theo dõi nội dung bài viết này để tham khảo một số các tính lương theo sản phẩm cho người lao động!

Tính lương dựa trên sản phẩm trực tiếp của từng cá nhân

Đây là cách tính lương áp dụng cho những sản phẩm được sản xuất từ các cá nhân. Cá nhân nào làm được bao nhiêu sản phẩm sẽ được tính bấy nhiêu. Tiền lương dựa trên sản phẩm của các cá nhân sẽ được xác định dựa trên công thức như sau:

Lương sản phẩm = Đơn giá sản phẩm x tổng số sản phẩm sản xuất được

Đơn giá sản phẩm được xác định như sau:  Đơn giá = [Lcb + PC]/ Msl

Hoặc: Đơn giá = [Lcb + PC] x MTG

Trong đó:

  • Lcb là mức lương cấp bậc hay lương cơ bản mà công việc đó chi trả cho người lao động
  • PC là các khoản phụ cấp dành cho người lao động khi làm công việc đó
  • Msl là tổng mức sản lượng mà người lao động đã làm được trong 1 khoảng thời gian nhất định.
  • Mtg mà mức thời gian mà người lao động đã sử dụng để làm việc ở trong doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thường sẽ áp dụng cách tính lương này đối với những người lao động tự hoạt động độc lập. Những người lao động này đòi hỏi phải tự sản xuất ra những sản phẩm thực sự hoàn chỉnh. Bên cạnh đó cũng cần phải có những mức lao động để áp dụng cho từng cá nhân.

Ưu điểm và nhược điểm của cách tính lương theo sản phẩm

Ưu điểm

Là cách tính lương theo sản phẩm này giống như 1 sự khuyến khích đối với người lao động. Từ đó có thể tăng cao hơn hiệu suất công việc bởi vì chế độ tiền lương của họ sẽ được trả đúng với năng lực làm việc của họ.

Nhược điểm

Nhiều khi ở trong quá trình làm việc, nhân viên sẽ không để ý đến vấn đề bảo vệ máy móc và một số những tài sản chung khác. Bên cạnh đó nhiều nhân viên cũng sẽ không để ý đến vấn đề tiết kiệm nguyên vật liệu và không quan tâm nhiều đến kết quả làm việc chung của cả tập thể.

Hướng dẫn tính lương dựa trên sản phẩm của tập thể

Khi bạn tính lương dựa trên sản phẩm của cả tập thể, sẽ tính dựa trên công thức như sau:

Tiền lương = Đơn giá x sản lượng chung của cả tập thể

Trong đó, đơn giá của sản phẩm sẽ được tính như sau:  ĐG = Tổng LCV nhóm / Msl hoặc ĐG = Mtg x MLcbq

Cụ thể:

  • Mlcbg là tổng mức lương bình quân của cả nhóm

Thông thường, những công ty mà người lao động được phân làm việc theo nhóm và hiệu suất công việc cũng được tính theo nhóm, như vậy sẽ được áp dụng cách tính lương này. Bởi vì trong quá trình hoàn thiện công việc, yêu cầu cần có nhiều trình độ chuyên môn khác nhau. Bên cạnh đó cũng cần phải có một nhóm người hoạt động mới có thể đảm bảo hiệu quả được.

Như vậy tổng tiền lương hàng tháng mà mỗi người lao động nhận được sẽ dựa vào hiệu suất và tiến độ làm việc của cả nhóm đó. Đối với việc phân phối tiền lương cho mỗi thành viên ở trong nhóm, sẽ được tính dựa trên một số những yếu tố như sau:

  • Các khoản lương cấp bậc mà mỗi công nhân đảm nhận
  • Thời gian làm việc của mỗi công nhân trong quá trình hoàn thiện sản phẩm đó

Hướng dẫn tính lương theo sản phẩm có thưởng cho người lao động

Khi bạn áp dụng cách tính lương theo sản phẩm và có cả thưởng cho người lao động, sẽ tính dựa trên công thức như sau:

Lương sản phẩm thưởng = LSP + [mh/100 x Lsp]

Cụ thể:

  • m: X số tiền thưởng của người lao động so với mức lương sản phẩm cho 1% hoàn thành sản lượng
  • h: Phần trăm chỉ số hoàn thành mức sản lượng sản phẩm

khi doanh nghiệp muốn tính doanh thu sản phẩm cho người lao động và kèm theo cả tiền thưởng cho mỗi cá nhân thì sẽ áp dụng công thức này. Đây là một trong những cơ chế lương mà doanh nghiệp có thể áp dụng, nó sẽ thúc đẩy người lao động hoàn thành nhiều hơn mức sản lượng đã được đặt ra.

Hướng dẫn cách tính tiền lương lũy tiến cho doanh nghiệp

Khi tính tiền lương lũy tiến, doanh nghiệp có thể áp dụng công thức sau đây:

Lương sản phẩm = Đơn giá x Sản lượng + ĐGlt x [Sản lượng –Mức sản lượng]

Trong đó:

  • ĐGlt: Mức đơn giá mà doanh nghiệp sẽ trả thêm cho người lao động nếu như sản phẩm hoàn thành của người này vượt quá mức quy định

Nếu như doanh nghiệp áp dụng cách tính này cho người lao động, mức tiền dành cho mỗi sản phẩm hoàn thành sẽ được tăng lũy tiến dựa trên mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Ưu điểm Nhược  điểm
Ưu điểm là cách tính này sẽ có tác động đến người lao động mạnh mẽ hơn. Người lao động sẽ muốn hoàn thành công việc vượt mức quy định. Nhược điểm là việc tính tiền lương như vậy rất có thể sẽ làm cho tiền lương trả cho người lao động tăng nhanh hơn cả năng suất của lao động. Vì thế mà cách tính lương này không được áp dụng nhiều ở trong các doanh nghiệp. Thường sẽ chỉ được áp dụng trong những khâu sản xuất quan trọng và đòi hỏi tính thời gian.

Trên đây là những thông tin về cách tính lương theo sản phẩm tại doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thưc hữu ích cho bạn.

Tham khảo thêm một số bài viết hay khác:

 4,947 

HRM.A0302 - TKLy [A-0302]


Với mục đích hỗ trợ các bạn sinh viên kế toán có thể tự học nâng cao nghiệp vụ kế toán. Kế toán Thiên Ưng xin chia sẻ bài tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có hướng dẫn giải chi tiết theo Thông tư 200 và 133, các khoản trích vào lương như: BHXH, BHYT, BHTN ...

Bài tập:
- Trong tháng 2/2017 tại Công ty kế toán Thiên Ưng có tình hình tiền lương và các khoản trích theo lương cụ thể như sau:

1 . Tinh tiền lương phải trả cho:
- Công nhân sản xuất trực tiếp : 40.000.000
- Nhân viên quản lý phân xưởng : 2.000.000
- Nhân viên quản lý doanh nghiêp: 10.000.000
2. BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được trích theo quy định [Trích vào chi phí của DN và trích vào lương của công nhân viên]:
3. Nộp tiền
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐcho cơ quan BHXH và Liên đoàn Lao động bằng tiền gửi ngân hàng.
4. Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt 50.000.000.
5. Chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên khi đã trừ tất cả các khoản [BHXH, BHYT, BHTN]
6. Nhân viên A [Bộ phận quản lý DN] ứng trước tiền lương: 5.000.000
bằng tiền mặt.

Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trên. BHXH,BHYT,KPCĐ
Biết rằng: Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2017 như sau:
BHXH: 26 % trong đó: [Doanh nghiệp: 18%, Cá nhân: 8 %].
BHYT: 4,5 % trong đó: [Doanh nghiệp: 3 %, Cá nhân: 1,5 %].
BHTN: 2 % trong đó: [Doanh nghiệp: 1 %, Cá nhân: 1 %].
KPCĐ: 2 % trong đó: [Doanh nghiệp: 2 %].

Chi tiết các bạn xem thêm: Tỷ lệ trích các khoản theo lương


Hướng dẫn giải:

Nghiệp vụ 1:

Tính tiền lương phải trả cho:
- Công nhân sản xuất trực tiếp : 40.000.000
- Nhân viên quản lý phân xưởng : 2.000.000
- Nhân viên quản lý doanh nghiêp: 10.000.000

Hạch toán theo Thông tư 200:
Nợ TK - 622: 40.000.000
Nợ TK - 627: 2.000.000
Nợ TK - 642: 10.000.000
Có TK – 334: 52.000.000


Hạch toán theo Thông tư 133:

Nợ TK - 154 : 40.000.000 +2.000.000
Nợ TK - 6422: 10.000.000
Có TK – 334: 52.000.000

Nghiệp vụ 2:

BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được trích theo quy định [Trích vào chi phí của DN và trích vào lương của công nhân viên]:

Hạch toán theo Thông tư 200:
a] Trích vào chi phí của DN:
Nợ TK - 622: 40.000.000 x 24 % = 9.600.000
Nợ TK - 627: 2.000.000 x 24 % = 480.000
Nợ TK - 642: 10.000.000 x 24 % = 2.400.000
Có TK 3383 [BHXH] : 52.000.000 x 18% = 9.360.000
Có TK 3384 [BHYT] : 52.000.000 x 3% = 1.560.000
Có TK 3386 [BHTN] : 52.000.000 x 1% = 520.000
Có TK 3382 [KPCĐ] : 52.000.000 x 2% = 1.040.000

b] Trích trừ vào lương của nhân viên:

Nợ TK - 334 :52.000.000x 10,5 % = 5.460.000
Có TK 3383 [BHXH] : 52.000.000 x 8% = 4.160.000
Có TK 3384 [BHYT] : 52.000.000 x 1,5% = 780.000
Có TK 3386 [BHTN] : 52.000.000 x 1% = 520.000

Hạch toán theo Thông tư 133:
a] Trích vào chi phí của DN:
Nợ TK - 154: 42.000.000 x 24 % = 10.080.000
Nợ TK - 6422: 10.000.000 x 24 % = 2.400.000
Có TK 3383 [BHXH] : 52.000.000 x 18% = 9.360.000
Có TK 3384 [BHYT] : 52.000.000 x 3% = 1.560.000
Có TK 3385 [BHTN] : 52.000.000 x 1% = 520.000
Có TK 3382 [KPCĐ] : 52.000.000 x 2% = 1.040.000

b] Trích trừ vào lương của nhân viên:

Nợ TK - 334 :52.000.000x 10,5 % = 5.460.000
Có TK 3383 [BHXH] : 52.000.000 x 8% = 4.160.000
Có TK 3384 [BHYT] : 52.000.000 x 1,5% = 780.000
Có TK 3385 [BHTN] : 52.000.000 x 1% = 520.000


Nghiệp vụ 3:

Nộp tiềnBHXH, BHYT, BHTN, KPCĐcho cơ quan BHXH và Liên đoàn Lao động bằng tiền gửi ngân hàng.

Hạch toán theo Thông tư 200:
Nợ TK 3383 [BHXH] : 52.000.000 x 26% = 13.520.000
NợTK 3384 [BHYT] : 52.000.000 x 4,5% = 2.340.000
NợTK 3386 [BHTN] : 52.000.000 x 2% = 1.040.000
NợTK 3382 [KPCĐ] : 52.000.000 x 2% = 1.040.000
Có TK 112 : 17.940.000

Hạch toán theo Thông tư 133:
Nợ TK 3383 [BHXH] : 52.000.000 x 26% = 13.520.000
NợTK 3384 [BHYT] : 52.000.000 x 4,5% = 2.340.000
NợTK 3385 [BHTN] : 52.000.000 x 2% = 1.040.000
NợTK 3382 [KPCĐ] : 52.000.000 x 2% = 1.040.000
Có TK 112 : 17.940.000


Nghiệp vụ 4:

Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50.000.000.

Nợ TK - 111: 50.000.000.
Có TK 112 : 50.000.000.


Nghiệp vụ 5:

Chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên khi đã trừ tất cả các khoản [BHXH, BHYT, BHTN]

Nợ TK - 334: 52.000.000 -5.460.000= 46.540.000
Có TK 111 :
46.540.000

Nghiệp vụ 6:
Nhân viên A [Bộ phận quản lý DN] ứng trước tiền lương: 5.000.000 bằng tiền mặt.

Nợ TK - 334: 5.000.000
Có TK 111 : 5.000.000



Chi tiết xem thêm: Cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương



Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế GTGT. TNCN, TNDN... tính lương, trích khấu hao TSCĐ....lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ... thì có thể tham gia:Lớphọc kế toán thực hànhthực tế tại
__________________________________________________

Video liên quan

Chủ Đề