Uống thuốc tâm thần nhiều có tốt không

Tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi các triệu chứng buồn chán, bồn chồn, lo lắng, vô cảm, suy nghĩ tiêu cực, không tập trung, thậm chí có thể có cả hoang tưởng bị tội, bi quan về tương lại hoặc có ý tưởng và hành vi tự sát; về thể chất là rối loạn giấc ngủ, chậm chạp, rối loạn ăn uống, suy giảm hoạt động, suy giảm tình dục.

Nhiều người lo lắng và nghi ngại trong việc dùng thuốc trầm cảm vì lo sợ tác dụng phụ của thuốc. Thực hư "tin đồn" này là như thế nào, cùng tham khảo bài viết sau đây. Ngoài ra, nếu cần bác sĩ chuyên khoa tư vấn kỹ hơn về thuốc, thì có thể đăng ký tư vấn với bác sĩ qua Video trên BookingCare.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi sẽ cung cấp và chia sẻ thêm các thông tin trong nội dung bài viết dưới đây để bạn đọc tham khảo.

THÔNG TIN THẠC SĨ, BÁC SĨ NGUYỄN HỮU LỢI

  • Bác sĩ Điều trị tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương [2015 - nay]
  • Thạc sĩ Y học Chuyên ngành Tâm thần, Đại học Y Hà Nội 

Dùng thuốc điều trị trầm cảm cần kiên trì 

Có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau, mỗi loại đều có các tác dụng điều trị phù hợp với từng thể bệnh, tuy nhiên cũng có các tác dụng phụ. Thuốc điều trị trầm cảm là loại thuốc dùng lâu dài nhưng người bệnh lại thường nôn nóng khi dùng thuốc, muốn dừng thuốc ngay khi các triệu chứng được cải thiện mà không biết có nhiều trường hợp phải dùng thuốc suốt đời. 

Theo các chuyên gia, thuốc điều trị gồm giai đoạn tấn công và điều trị duy trì. Hiệu quả của thuốc chống trầm cảm thường xuất hiện sau khoảng 2 tuần điều trị. Thời gian điều trị tấn công thường kéo dài từ 6 - 12 tuần để có thể đạt được hiệu quả điều trị hoàn toàn, sau đó phải tiếp tục điều trị duy trì khi những triệu chứng của trầm cảm đã hết, trong thời gian từ 16 - 20 tuần.

6 tháng là thời gian ít nhất cho mỗi đợt điều trị bệnh. Thường chỉ sau 15 ngày điều trị, bệnh nhân trầm cảm sẽ thấy sức khỏe tốt hơn. 2 tháng sau điều trị, bệnh nhân có cảm giác trở lại trạng thái trước khi mắc bệnh.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân dừng thuốc ngay khi các triệu chứng bệnh vừa mới thuyên giảm thì đây là một sai lầm nghiêm trọng. Kết quả điều trị sẽ là số 0 hoặc số âm, khả năng tái phát cao. Tùy theo tình trạng của người bệnh, mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. 

Việc điều trị trầm cảm cần phải kéo dài trong nhiều tháng sau đó ngay cả khi bệnh nhân cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Mục đích của việc điều trị duy trì là nhằm ngăn chặn tái phát bệnh và phòng tránh những đợt trầm cảm tái diễn tiếp theo, đặc biệt là trên những đối tượng có các yếu tố nguy cơ cao. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu bệnh nhân bỏ thuốc không tiếp tục điều trị đến hết liệu trình [ít nhất là 6 tháng] thì tỷ lệ tái phát sẽ là 25% trong vòng 2 tháng đầu và những bệnh nhân nào tiếp tục được điều trị duy trì trong thời gian 2 năm thì tỷ lệ tái phát sẽ thấp hơn so với những bệnh nhân bỏ thuốc sớm.

Nếu cảm thấy tình trạng ổn hơn và muốn dừng thuốc, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh để đảm bảo không tái phát triệu chứng.

Tác dụng phụ của thuốc trầm cảm 

Người bệnh trầm cảm thường có tâm lý mặc cảm, không đến khám tại chuyên khoa tâm thần mà tự mua thuốc dùng hay chỉ khám tại các cơ sở y tế không chuyên khoa. Để đảm bảo chẩn đoán đúng bệnh, dùng đúng thuốc, khi có các biểu hiện bất thường về tâm thần, cần phải khám tại chuyên khoa tâm thần.

Việc điều trị bằng thuốc cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không được tự mua thuốc và điều trị tại nhà. 

Các thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay là loại thuốc chống trầm cảm ba vòng, loại thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin [SSRI],thuốc chống trầm cảm kép, thuốc tái hấp thu serotonine - norepinephrine [SNRI]... Thuốc thường phát huy tác dụng chậm, thường là sau khoảng 2 tuần mới có tác dụng, trừ một số loại nhanh là sau một tuần. 

Vì vậy, điều trị trầm cảm bằng thuốc phải kiên trì, đặc biệt là trong 1, 2 tuần đầu. Rất nhiều người bệnh khi thấy uống thuốc khoảng một tuần mà các triệu chứng chưa được cải thiện hoặc gặp phải tác dụng phụ, nên bỏ thuốc và không điều trị tiếp, chính điều này khiến bệnh không khỏi và diễn biến bệnh phức tạp hơn.

Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc chống trầm cảm ba vòng là có thể gây rối loạn nhịp tim, khô miệng, táo bón, bí tiểu, và người bệnh có thể có xuất hiện biểu hiện nhìn mờ. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng an dịu, gây ngủ. Đây là một tác dụng phụ nhưng lại có lợi vì hầu hết bệnh nhân trầm cảm bị mất ngủ. 

Thuốc chống trầm cảm SSRI là một loại thuốc mới, rất được các bác sĩ trên thế giới sử dụng cho bệnh nhân trầm cảm vì hiệu quả điều trị cao và ít tác dụng phụ trên hệ tim mạch ở liều hợp lý. Tuy nhiên cũng có những tác dụng phụ hay gặp cần phải lưu ý như rối loạn tình dục…

Thuốc tác dụng trên tình dục, làm giảm khả năng cương cứng, làm giảm ham muốn tình dục đối với cả bệnh nhân nam và nữ. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân thường không tuân thủ điều trị. Khi gặp các tác dụng phụ này, người bệnh phải đến bác sĩ điều trị khám lại và sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách xử lý tác dụng phụ này.

Hiện nay có nhiều loại thuốc chữa bệnh trầm cảm khác nhau, trong đó các loại thuốc an dịu cũng giúp người bệnh giảm nguy cơ bị xúc động, căng thẳng. Tuy nhiên, bệnh nhân phải đến đúng chuyên khoa tâm thần để bác sĩ khám và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý cụ thể, sẽ giúp việc sử dụng thuốc an toàn và hạn chế các tác dụng không mong muốn.

Những lưu ý khi dùng thuốc chữa trầm cảm

Để đảm bảo việc điều trị trầm cảm bằng thuốc được hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và dùng đủ thời gian để đảm bảo bệnh thuyên giảm, hạn chế thấp nhất nguy cơ tái phát.
  • Để đạt được mục đích điều trị, cần dùng thuốc liên tục từ 4 - 6 tháng. Tái khám theo lịch hẹn và chỉ ngừng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Khi ngừng thuốc phải giảm từ từ tránh bệnh tái phát. Điều này sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách giảm liều.
  • Cần thay đổi lối sống, giảm căng thẳng trong công việc.
  • Người thân và những người xung quanh cần luôn quan tâm chia sẻ và động viên bệnh nhân. Không kỳ thị với các bệnh lý về tâm thần thì mới có thể chăm sóc sức khỏe tâm thần cho tốt được.

Vì sao khỏi bệnh vẫn phải dùng thuốc? 

Đối với những loại thuốc thông thường khi triệu chứng không còn, người bệnh có thể ngừng thuốc để hạn chế những tác dụng không mong muốn. Nhưng với bệnh trầm cảm, dù các triệu chứng đã mất đi nhưng nguyên nhân vẫn còn, chỉ cần ngưng thuốc, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát.

Phần lớn nguyên nhân làm cho bệnh trầm cảm tái phát là do bệnh nhân ngưng thuốc quá sớm. Một thuốc chống trầm cảm phải sử dụng từ 2 - 4 tuần mới có hiệu quả và người bệnh phải tiếp tục dùng thêm trong từ 6 - 9 tháng sau khi hết bệnh. Nếu một loại thuốc có tác dụng tốt mà ngưng quá sớm thì thuốc mất cơ hội chữa bệnh. Khi bệnh tái phát, thời gian điều trị sẽ lâu và tốn kém hơn nhiều.

Mỗi người nên cố gắng có một cuộc sống cân bằng, vui vẻ và hài hòa, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, năng tập thể thao hàng ngày... Kết hợp với dùng thuốc theo đúng chỉ định thì bệnh mới nhanh được đẩy lùi.

Xem thêm

Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi Bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe tâm thần - Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi.

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng Cập nhật: 13/05/2021

Các thuốc an thần thường được dùng để điều trị các vấn đề lo lắng và mất ngủ, nhưng sử dụng thuốc có thể làm bạn bị phụ thuộc hoặc nghiện thuốc.

Thuốc an thần là nhóm thuốc làm chậm hoạt động của não bộ, còn được gọi là thuốc an thần kinh hoặc thuốc chống trầm cảm. Thuốc có tác dụng làm dịu thần kinh và làm bạn dễ ngủ hơn.

Thuốc an thần có tác dụng gì?

Các tác dụng của thuốc an thần rất đa dạng, bao gồm điều trị lo lắng, căng thẳng, co giật, rối loạn hoảng sợ và rối loạn giấc ngủ.

Tác dụng của thuốc an thần có thể kéo dài từ vài giờ đến hơn một ngày.

Các loại thuốc an thần

Thuốc gồm 3 loại chính:

Barbiturate

Những thuốc này có thể được dùng đơn lẻ hoặc cùng với thuốc gây mê. Các thuốc này đôi khi được dùng để điều trị các rối loạn co giật.

Một số ví dụ về các thuốc barbiturate bao gồm pentobarbital và phenobarbital.

Benzodiazepines

Những loại thuốc an thần này cũng được dùng để điều trị co giật, cũng như co thắt cơ bắp và lo lắng trước khi làm các thủ thuật y tế.

Một số ví dụ về thuốc benzodiazepin bao gồm alprazolam, diazepam, lorazepam, chlordiazepoxide, triazolam, oxazepam và clonazepam.

Các thuốc ngủ “Thuốc Z”

Những thuốc này hoạt động trên một loại thụ thể cụ thể của hệ thống thần kinh trung ương gọi là BZ1, làm cho hoạt động của nó giống như thuốc ngủ nhắm mục tiêu.

Một số ví dụ về các loại thuốc “thuốc Z” bao gồm zolpidem, eszopiclone và zaleplon.

Ảo giác và rối loạn tâm thần đã được ghi nhận ở một số người sử dụng những loại thuốc này, vì vậy các thuốc này không được sử dụng lâu dài.

Tác dụng phụ của các thuốc an thần

Các tác dụng phụ của thuốc an thần có thể ngắn hạn và dài hạn.

Một số tác dụng phụ ngay lập tức của thuốc an thần mà bạn có thể nhận thấy bao gồm:

  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Mờ mắt
  • Không thể nhìn tốt như bình thườn
  • Thời gian phản ứng chậm hơn với những thứ xung quanh bạn [phản xạ suy giảm]
  • Thở chậm hơn
  • Không cảm thấy đau nhiều như bình thường [đôi khi người bệnh thậm chí không cảm thấy đau nhói hoặc dữ dội]
  • Khó tập trung hoặc suy nghĩ [nhận thức kém]
  • Nói chậm hơn hoặc nói ngọng

Sử dụng thuốc an thần trong thời gian dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ sau:

  • Thường xuyên quên hoặc mất trí nhớ [chứng hay quên]
  • Các triệu chứng của bệnh trầm cảm, chẳng hạn như mệt mỏi, cảm giác tuyệt vọng hoặc suy nghĩ tự tử
  • Mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như lo lắng
  • Rối loạn chức năng gan hoặc suy gan do tổn thương mô hoặc dùng quá liều
  • Tình trạng phụ thuộc vào thuốc có thể dẫn đến các tác dụng không thể đảo ngược hoặc các triệu chứng cai nghiện, đặc biệt nếu bạn ngừng sử dụng thuốc đột ngột

Khả năng phụ thuộc và nghiện thuốc

Sự phụ thuộc và nghiện thuốc là những rủi ro cho người dùng ba loại thuốc an thần kể trên.

Bạn có thể bị phụ thuộc nếu thấy mình dùng thuốc thường xuyên và cảm thấy không thể ngừng dùng thuốc. Điều này có thể đặc biệt rõ ràng nếu bạn dùng quá liều lượng được chỉ định của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

Sự phụ thuộc thuốc cũng trở nên rõ ràng khi bạn cần liều cao hơn để đạt được hiệu quả tương tự. Điều này có nghĩa là cơ thể đã quen với thuốc và cần nhiều hơn để đạt được hiệu quả mong muốn.

Sự phụ thuộc có xu hướng trở nên rõ ràng nhất nếu bạn gặp phải các triệu chứng cai nghiện. Điều này xảy ra khi bạn đột ngột cai thuốc, với các triệu chứng khó chịu hoặc đau đớn về thể chất và tinh thần.

Các triệu chứng cai nghiện phổ biến bao gồm:

  • Tăng cảm giác lo lắng
  • Cáu gắt
  • Không thể ngủ

Trong một số trường hợp, bạn có thể bị ốm hoặc lên cơn co giật nếu cơ thể đã quen với lượng thuốc cao.

Tình trạng phụ thuộc thuốc xảy ra ở mỗi người không giống nhau, tùy thuộc vào khả năng dung nạp thuốc của cơ thể. Nó có thể xảy ra trong vài tháng hoặc nhanh nhất là vài tuần hoặc ít hơn.

Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với một số loại thuốc an thần, chẳng hạn như benzodiazepine, hơn những người trẻ tuổi.

Để ngưng dùng thuốc, bạn có thể cần phải giảm liều thuốc theo thời gian [giảm dần] với sự giúp đỡ của bác sĩ.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề