Điều khoản chủ yếu của hợp đồng cung ứng dịch vụ

Không thỏa thuận về giá trong hợp đồng cung ứng dịch vụ xử lý thế nào? Giá trong hợp đồng dịch vụ được quy định như thế nào? Bên sử dụng có nghĩa vụ trả tiền như thế nào trong hợp đồng dịch vụ? Phương thức xử lý khi các bên không thỏa thuận về giá trong hợp đồng dịch vụ. Những thông tin liên quan về vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thỏa thuận về giá

>>Xem thêm: Thời hạn kết thúc hợp đồng dịch vụ pháp lý của luật sư và khách hàng

Nội dung cơ bản của hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005. Các bên trong hợp đồng dịch vụ có thể tự do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng mà không vi phạm các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong hợp đồng dịch vụ các bên cần có các nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin của các bên trong hợp đồng dịch vụ
  • Đối tượng trong hợp đồng dịch vụ
  • Giá và phương thức thanh toán trong hợp đồng
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Phạt vi phạm hợp đồng
  • Trách nhiệm khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
  • Phương thức giải quyết tranh chấp

Xem thêm: >>> Dịch vụ soạn thảo hợp đồng cung ứng dịch vụ

Giá trong hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ

Giá trong hợp đồng dịch vụ được xác định dựa trên loại dịch vụ mà khách hàng sử dụng, phương thức cung ứng, các điều kiện về thị trường và thời điểm cung ứng dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Các bên có thể tự do thỏa thuận về giá trong hợp đồng dịch vụ với điều kiện không vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về giá trong hợp đồng dịch vụ thì giá của dịch vụ sẽ được xác định theo quy định tại Điều 86 Luật Thương mại 2005. Giá của dịch vụ  sẽ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện ảnh hưởng đến giá dịch vụ.

Nghĩa vụ trả tiền của bên sử dụng dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ

Theo quy định tại Điều 85 của Luật Thương mại 2005, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán tiền cung ứng dịch vụ theo như giá đã thỏa thuận trong hợp đồng. Thời điểm để bên sử dụng dịch vụ thanh toán tiền dịch vụ là theo thỏa thuận, theo thói quen của các bên hoặc nếu không có quy định thì sẽ thanh toán vào thời điểm bên cung ứng dịch vụ hoàn thành dịch vụ trong hợp đồng.

>>Xem thêm: Phạt hợp đồng do chậm giao hàng được quy định như thế nào

Phương thức giải quyết khi các bên không thỏa thuận về giá trong hợp đồng dịch vụ

Khi các bên không thể thỏa thuận về giá trong hợp đồng dịch vụ thì cần phải có phương án giải quyết để giải quyết tranh chấp về giá trong hợp đồng dịch vụ.

Tranh chấp hợp đồng

Các phương thức giải quyết

Các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp để có thể đảm bảo về mối quan hệ giữa các bên và bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Các phương thức giải quyết tranh chấp các bên có thể sử dụng bao gồm:

  • Hòa giải. Các bên có thể nhờ bên thứ ba đứng ra để hòa giải. Phương thức này đòi hỏi sự thiện chí giữa các bên trong tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức này không có sự ràng buộc về mặt pháp lý của tổ chức nào.
  • Giải quyết thông qua Trọng tài thương mại, để áp dụng phương thức này thì các bên phải có sự thỏa thuận về lựa chọn phương thức này để giải quyết tranh chấp. Thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo Luật Trọng tài thương mại 2005.
  • Giải quyết thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án. Các bên không cần thỏa thuận về việc lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án mà việc này thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định tại Điều 26 và Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Quyết định tại Tòa án mang tính ràng buộc giữa các bên.

Thủ tục yêu cầu tranh chấp tại Tòa án

Khi xảy ra tranh chấp dẫn đến quyền lợi của mình bị xâm phạm, các bên trong hợp đồng có thể thực hiện thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, bên bị xâm phạm về quyền và lợi ích sẽ làm đơn khởi kiện và gửi đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án bằng các phương thức sau: gửi trực tiếp tại Tòa, gửi bằng đường bưu điện, gửi qua cổng thông tin điện tử của Tòa án. Sau khi nhận đơn,Tòa án sẽ xem xét để giải quyết, quá trình giải quyết tại Tòa như sau:

  • Phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện
  • Sau 05 ngày là việc, Thẩm phán ra một trong các quyết định: chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền; yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án hoặc trả lại đơn khởi kiện
  • Nếu vụ án được thụ lý sẽ tiến hành thủ tục hòa giải
  • Nếu hòa giải không thành sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trên đây là những thông tin về giá trong hợp đồng dịch vụ, nếu các bên không thỏa thuận về giá trong hợp đồng dịch vụ thì sẽ xử lý như thế nào? Nếu xảy ra tranh chấp trong hợp đồng dịch vụ các bên nên giải quyết như thế nào? Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án được quy định ra sao? Bạn đọc còn các thắc mắc vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời và tư vấn. Xin cảm ơn.

Skip to content

Nội dung điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế là Hình thức thể hiện các nội dung cơ bản, quan trọng nhất của hợp đồng kinh tế mà nếu thiếu chúng thì quan hệ hợp đồng coi như là chưa hình thành. Vậy những điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế bao gồm những điều khoản nào? Sau đây, Chuyên tư vấn luật sẽ cung cấp một số thông tin liên quan cụ thể như sau:

Nội dung điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế

Quy định pháp luật về hợp đồng kinh tế

  • Dựa theo quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 trước đây, có thể định nghĩa: Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
  • Điều khoản chủ yếu được hiểu là những điều khoản cơ bản quan trọng nhất của hợp đồng mà bắt buộc các bên phải thoả thuận và ghi vào hợp đồng, nếu không thì hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lý. Các điều khoản cơ bản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng, nếu không thỏa thuận được những điều đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Điều khoản cơ bản có thể do tính chất của từng loại hợp đồng quyết định hoặc do pháp luật quy định.

>> Xem thêm: Hợp Đồng Thương Mại Quốc Tế

Một số loại hợp đồng kinh tế thường gặp

Theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường, phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh thì các hợp đồng sẽ có các tên riêng biệt mà ít khi gọi chung là hợp đồng kinh tế như trước nữa. Một số loại hợp đồng kinh tế thường xuyên gặp như:

  • Về lĩnh vực thương mại, thì sẽ có các loại hợp đồng kinh tế cụ thể như: Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng đại lý, Hợp đồng cung ứng dịch vụ,….
  • Về lĩnh vực đầu tư xây dựng thì có hợp đồng xây dựng, hợp đồng đầu tư,…
  • Về lĩnh vực dân sự, cơ bản các hợp đồng thương mại nếu có 1 bên không phải chủ thể có đăng ký kinh doanh và có thỏa thuận áp dụng và giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự thì sẽ thuộc lĩnh vực dân sự.

Một số loại hợp đồng kinh tế thường gặp

Nội dung điều khoản của hợp đồng kinh tế

Điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế

Theo điều 12 pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 các nội dung chủ yếu trong hợp đồng kinh tế bao gồm 04 điều, cụ thể là:

– Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ, tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh;

– Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận;

– Chất lượng, chủng loại, quy sách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc;

– Giá cả;

>> Xem thêm: Nội dung Thỏa thuận góp vốn thành lập doanh nghiệp

Điều khoản tùy nghi của hợp đồng kinh tế

Điều khoản tùy nghi của hợp đồng kinh tế là Điều khoản đã được hoặc chưa được pháp luật quy định nhưng tùy theo điều kiện và hoàn cảnh mà các bên thỏa thuận và ghi vào trong bản hợp đồng kinh tế. Ví dụ: Điều khoản thưởng vật chất, điều khoản áp dụng mức phạt cụ thể trong khung hình phạt vi phạm hợp đồng mà pháp luật đã quy định.

Vì giá trị hợp đồng kinh tế thường rất lớn, nên ngoài các điều khoản liên quan đến đối tượng hợp đồng thì các thỏa thuận về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng cũng hay được đưa thêm vào để bảo đảm cho hợp đồng được thực hiện đúng và đủ.

>> Xem thêm: Điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại

Dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng kinh tế

Hợp đồng Kinh tế là một loại hợp đồng mang giá trị cao và đi kèm theo nhiều rủi ro pháp lý khó lường trước được. Để có một hợp đồng đầy đủ , đúng luật và bảo vệ được quyền lợi của mình các doanh nghiệp , chủ doanh nghiệp nên dùng tới dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng kinh tế của công ty chúng tôi . Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực soạn thảo hợp đồng , đội ngũ luật sư chuyên môn cao , chúng tôi tin rằng sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho khách hàng .

Quý khách hàng có thể liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua các hình thức sau:

  • Qua ZALO: 0819 700 748
  • Qua FACEBOOK: FANPAGE Luật Long Phan
  • Tư vấn trực tiếp tại trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM
  • Văn phòng luật sư giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, TPHCM

Dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng kinh tế

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Nội dung điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế ? Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc góp ý vui lòng liên hệ về email: .

  • Gọi ngay
  • Đặt câu hỏi
  • Báo giá
  • Đặt lịch hẹn

Video liên quan

Chủ Đề