Môn ngoại ngữ 2 là gì

- Sắp tới, môn tiếng Hàn Quốc, tiếng Ðức sẽ trở thành môn ngoại ngữ bắt buộc, tiếng Anh học còn chưa xong giờ học thêm hai thứ tiếng này nữa thì học sao được.

- Vì chưa nắm rõ các quy định, cho nên chị hiểu chưa đúng. Học sinh được lựa chọn một trong các thứ tiếng để học chứ không phải cùng lúc học nhiều ngoại ngữ, tôi nói.

- Vậy thì tốt quá, nếu phải học song song nhiều ngoại ngữ thì áp lực quá.

Theo Bộ GD và ÐT, việc dạy học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua. Theo đó, ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc [gồm các môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, sau đó bổ sung môn tiếng Nhật Bản]; ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn [trong đó có tiếng Ðức, tiếng Hàn Quốc]. Sau thời gian thí điểm dạy tiếng Hàn Quốc, tiếng Ðức là ngoại ngữ 2 ở một số địa phương cho thấy đạt hiệu quả, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nhiều hơn. Các cơ sở GDPT và học sinh có nguyện vọng lựa chọn tiếng Ðức hoặc tiếng Hàn Quốc là ngoại ngữ 1 để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh. Từ thực tế nêu trên, Bộ GD và ÐT quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn Quốc, tiếng Ðức là ngoại ngữ 1 để học sinh lựa chọn theo nhu cầu và giảm áp lực cho học sinh. Học sinh có thể chọn một trong bảy ngoại ngữ để học, tùy nhu cầu của mình.

Theo các chuyên gia giáo dục, có thêm ngoại ngữ 1 đồng nghĩa với việc học sinh có thêm nhiều sự lựa chọn và mở ra cơ hội mới khi học ngoại ngữ từ sớm tại trường, nhất là đối với những gia đình có định hướng cho con du học tại các nước này. Tuy nhiên, Bộ GD và ÐT cần lựa chọn thí điểm ở những nơi có nhu cầu và bảo đảm điều kiện thực hiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, tránh áp lực cho học sinh. Ðồng thời, cần giám sát quá trình thực hiện để bảo đảm tính hiệu quả và quyền lợi cho người học.

Ảnh minh họa. [Nguồn: TTXVN]

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 19/2021/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngoại ngữ 1: Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp và Tiếng Trung Quốc.

Các môn Ngoại ngữ 1 gồm Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp và Tiếng Trung Quốc là môn học được tổ chức giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12, tuân thủ các quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thời lượng dạy môn học.

Cụ thể, mỗi môn đều có thời lượng 1.155 tiết. Trong đó, cấp Tiểu học có tổng số 420 tiết [4 tiết/tuần]; cấp Trung học cơ sở có tổng số 420 tiết [3 tiết/tuần]; cấp Trung học Phổ thông có tổng số 315 tiết [3 tiết/tuần].

Các chương trình giáo dục phổ thông môn Ngoại ngữ 1: Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Pháp là cơ sở để triển khai biên soạn, lựa chọn bộ sách giáo khoa Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Pháp và các tài liệu tham khảo đi kèm. Cả bốn chương trình đều quy định các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất để thực hiện đạt hiệu quả.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, học sinh phổ thông bắt buộc phải học một ngoại ngữ [Ngoại ngữ 1] và được tự chọn thêm ít nhất một ngoại ngữ khác [Ngoại ngữ 2] theo nguyện vọng và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục.

[Tốt nghiệp THPT 2021: Điều chỉnh việc dạy học để nâng cao chất lượng]

Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Cơ sở giáo dục có thể tổ chức học Ngoại ngữ 1 bắt đầu từ lớp 1, nếu học sinh có nhu cầu và cơ sở giáo dục có khả năng đáp ứng.

Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, có thể tổ chức dạy học bắt đầu từ lớp 6 và kết thúc ở bất kỳ lớp nào tùy theo nhu cầu của học sinh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 16/8/2021, thay thế quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình của 4 môn Ngoại ngữ 1 này được thực hiện theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới [2018].

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Ngoại ngữ 1 gồm các môn: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nga và Tiếng Nhật. Bên cạnh đó, Bộ đã có quyết định thí điểm dạy Tiếng Hàn, Tiếng Đức là Ngoại ngữ 1 để học sinh lựa chọn theo nhu cầu./.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc trang bị năng lực ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng. Nhận biết được điều đó, bên cạnh tổ chức giảng dạy các môn ngoại ngữ chuyên [tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc], Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ cũng rất chú trọng đến việc giảng dạy Ngoại ngữ 2 nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh [HS], giúp các em hòa nhập với thế giới tốt hơn. Học sinh không chỉ được học những kiến thức nằm trong sách giáo khoa mà còn được trải nghiệm những tiết học văn hóa thú vị, sôi động.

Phương thức lựa chọn thứ tiếng theo học

Từ năm học 2015-2016, học sinh lớp 10 được chọn môn học Ngoại ngữ 2 từ 6 thứ tiếng [tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc] theo nguyện vọng của bản thân.
Nhà trường sẽ tổ chức cho học sinh đăng ký học tại lớp vào thời điểm đầu năm học. Các lớp học Ngoại ngữ 2 được tổ chức giảng dạy trong suốt cả ba năm học.

Thời gian và thời lượng học

Ngoại ngữ 2 được tính điểm như Ngoại ngữ 1 với thời lượng 3 tiết/tuần. Thời gian dạy và học bắt đầu từ đầu năm học theo TKB chính khóa. Đối với khối 10 và 11, học sinh sẽ học Ngoại ngữ 2 từ đầu năm học cho đến thời điểm kết thúc năm học. Đối với khối 12, học sinh cũng bắt đầu học Ngoại ngữ 2 từ đầu năm học, nhưng kết thúc vào khoảng cuối tháng 3 hàng năm để tập trung chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPTQG và thi đại học.

Chuẩn đầu ra cần đạt

Theo văn bản quy định nội bộ của trường THPT CNN, trình độ chuẩn đầu ra tối thiểu cần đạt cho HS mới bắt đầu học NN2 là bậc 2 theo Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam [tương đương với A2 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu] [chi tiết tại file đính kèm].

Giáo trình học

- Tiếng Anh: đối với HS bắt đầu học, giáo trình được lựa chọn ở trình độ Elementary [Sơ cấp]; đối với HS đã học tiếng Anh [đạt trình độ A1, A2], giáo trình được lựa chọn từ  trình độ Pre-intermediate [tiền trung cấp] trở lên. Ngoài ra, học sinh được lựa chọn học một trong các chương trình học: [i] Chương trình tiếng Anh bổ trợ [dành cho học sinh có nguyện vọng củng cố và duy trì trình độ tiếng Anh để thi đại học]; [ii] Chương trình định hướng thi IELTS.  

- Tiếng Pháp: Học sinh sẽ được học giáo trình Ado.

- Tiếng Trung Quốc: Học sinh sẽ được học giáo trình 跟我学汉语 [Học tiếng Hán cùng tôi]

- Tiếng Đức: Học sinh sẽ được học giáo trình Studio D.

- Tiếng Nhật: Học sinh sẽ được học bộ sách Minna No Nihongo [lớp 10]; Sách Giáo khoa tiếng Nhật 10 [quyển 1] dành cho HS chuyên [lớp 11 và 12].

- Tiếng Hàn: Học sinh sẽ được học bộ Sejong 1, 2.

*Giáo trình có thể sẽ được thay đổi theo từng năm học. 

Phương thức kiểm tra, đánh giá

Các hình thức kiểm tra-đánh giá được giáo viên vận dụng linh hoạt, đa dạng. Số lượng đầu điểm của mỗi thứ tiếng theo quy định là 3 điểm hệ số 1 [02 bài kiểm tra miệng, 02 bài thi 15-30 phút], 01 điểm hệ số 2 [bài thi 45-60 phút], 01 điểm hệ số 3 [bài thi kết thúc học kỳ].

Kỳ thi Đánh giá năng lực Ngoại ngữ để xét miễn học Ngoại ngữ 2

Một điểm nổi bật là đối với học sinh thi đầu vào bằng tiếng Anh để vào các lớp chuyên tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc,  HS sẽ tham dự kỳ thi Đánh giá Năng lực Ngoại ngữ tại Trường. Kỳ thi này thường được tổ chức trước thời điểm nhập học.

Nếu những học sinh này tiếp tục chọn tiếng Anh là môn học Ngoại ngữ 2, học sinh sẽ được xét miễn học Ngoại ngữ 2 và được điểm 10 tối đa trong suốt 3 năm học ở Trường nếu đạt từ trình độ bậc 5 [tương đương C1] trở lên trong Kỳ thi đó.

Học Ngoại ngữ 2 không chỉ giúp học sinh tăng thêm năng lực ngôn ngữ và còn mở thêm những cánh cửa mới cho tương lai. Mong rằng các em học sinh sẽ có những lựa chọn phù hợp với định hướng của bản thân.

 Ban Giám hiệu

Chủ Đề