Thai đôi 26 tuần nặng bao nhiêu

Thời điểm thai nhi 26 tuần tuổi, bé sẽ thư giãn và duỗi thẳng chân tay trong bụng mẹ. Khi đó bạn có thể cảm thấy những cơn đau ở phía dưới xương sườn và những thay đổi rõ rệt trong cơ thể.

Thời điểm thai nhi 26 tuần tuổi, bé sẽ thư giãn và duỗi thẳng chân tay trong bụng và khi đó bạn có thể cảm thấy những cơn đau ở phía dưới xương sườn. Tử cung của bạn giờ ở trên rốn khoảng 6cm. Bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc đo chiều dài của thai nhi. Lúc này bạn đã có thể thấy rốn của bạn nhô ra khi mặc quần áo đặc biệt là nếu bạn đang mặc những bộ đồ ôm sát.

Hãy lưu ý các dấu hiệu sau đây khi thai nhi 26 tuần

Mang thai tuần 26, bạn sẽ nhận thấy rằng những cơn gò sinh lý xuất hiện thường xuyên hơn.
Các cơn co thắt sẽ có cảm giác giống như cơn đau thắt kinh nguyệt bạn trải qua khi đến kỳ.

Bác sĩ có thể cảnh báo cho bạn biết về sự gia tăng nhẹ huyết áp sau tuần 24. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật:

  • Tiền sản giật - Một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ mang thai.
  • Thường bắt đầu sau 20 tuần mang thai.
  • Dấu hiệu tiền sản giật thường là huyết áp cao, protein trong nước tiểu cao, gan hoặc thận trở nên bất thường, những con đau đầu dai dẳng, hoặc thay đổi thị giác.

Mặc dù chứng tiền sản giật thường xảy ra muộn trong thời kỳ mang thai [thường trong 3-4 tuần cuối của thai kỳ], những để mắt tới huyết áp và sự tăng cân của bạn để đảm bảo an toàn

  • Tiền sản giật cũng có thể đe dọa tính mạng trong một số trường hợp nếu không được điều trị kịp thời.
  • Bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn về vấn đề sinh sớm, nếu các triệu chứng của tiền sản giật trở nên trầm trọng và gây nguy hiểm cho bạn hoặc con bạn.

Khi thai nhi 26 tuần, nếu bạn cảm thấy một cơn đau dữ dội ở phía sau khiến bạn không thể làm được các công việc như hằng ngày thì đó chính là cơn đau dây thần kinh ở phần hông.

  • Trọng lượng của tử cung đôi lúc có thể gây áp lực lên dây thần kinh. Tử cung của bạn, hoặc chính là đầu của bé, có thể đè vào dây thần kinh ở hông, gây đau đớn nghiêm trọng ở lưng dưới, mông và chân.
  • Thần kinh toạ chạy dọc xương sống của bạn tới vùng xương chậu và xuống chân. Do đó nó có thể gây đau ở bất kỳ khu vực nào khi bị tử cung đè lên.
  • Đau dây thần kinh hông thì thường gây ảnh hưởng tới bên trái hoặc bên phải của bạn.

Các triệu chứng liên quan:

  • Tê hoặc đau ở mông
  • Đau nhói ở phần lưng dưới, đùi và chân.

[Ảnh Baby Center US]

Dưới đây là bảng cân nặng trung bình của thai nhi theo tuần. Riêng đối với những mẹ mang song thai, trọng lượng trung bình của song thai sẽ gần với số cân nặng trong bảng.

Tuổi thai Cân nặng [g]
8 tuần 1.0 g
9 tuần 3.0 g
10 tuần 5.0 g
11 tuần 12.5 g
12 tuần 20 g
13 tuần 40 g
14 tuần 60 g
15 tuần 90 g
16 tuần 120 g
17 tuần 170 g
18 tuần 220 g
19 tuần 275 g
20 tuần 330 g
21 tuần 395.5 g
22 tuần 460 g
23 tuần 555 g
24 tuần 655 g
25 tuần 750 g
26 tuần 850 g
27 tuần 975 g
28 tuần 1100 g
29 tuần 1260 g
30 tuần 1420 g
31 tuần 1585 g
32 tuần 1750 g
33 tuần 1915 g
34 tuần 2080 g
35 tuần 2250 g
36 tuần 2420 g
37 tuần 2660 g
38 tuần 2900 g
39 tuần 3075 g
40 tuần 3250 g


Thông tin được cung cấp không thay thế cho lời khuyên từ các chuyên gia y tế. Nếu bạn có thắc mắc với cân nặng của thai nhi, gọi bác sĩ Chuyên khoa Sản Phụ Khoa để được tư vấn.

Biên dịch bởi Wellcare

Nguồn: 'Ultrasound in Pregnancy: A Book for Parents and Parents-To-Be' by Dr. Applebaum

- 28-05-2018 -

Video liên quan

Chủ Đề